Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu chưa thể phát điện vào mùa Đông năm nay
Khi mùa Đông đang tới gần ở châu Âu, lo ngại về khả năng thiếu năng lượng dấy lên do tình hình xung đột ở Ukraine tiếp diễn, việc vận hành lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu tiếp tục bị trì hoãn.
Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân của Phần Lan trên đảo Olkiluoto. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau nhiêu năm trì hoãn, lò phản ứng hạt nhân Olkiluoto 3 của Phân Lan vân chưa thê sản xuât điên đều đặn ít nhât là tới cuôi tháng 1/2023.
Nhà vân hành Teollisuuden Voima Oyj (TVO) đã đưa ra thông báo trên sau khi phát hiên hư hại tại lò phản ứng này hôi tháng trước.
Video đang HOT
Thông báo ngày 21/11 của TVO nêu rõ công ty vân đang tiến hành điêu tra nhằm xác định nguyên nhân hư hại các máy bơm câp nước của lò phản ứng Olkiluoto 3. Vì vây, hoạt đông sản xuât điên dự kiên sẽ được nối lại sớm nhât vào ngày 11/12 tới, trong khi hoạt đông sản xuât điên đều đặn có thể tái khởi động sớm nhât vào cuôi tháng 1/2023.
Với công suất 1.600 megawatt, Olkiluoto 3 là lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu và lớn thứ 3 thế giới. Ngày 30/9 năm nay, lò phản ứng này đã lần đầu hoạt động hết công suất kể từ khi được xây dựng vào năm 2005 và đóng góp khoảng 20% sản lượng điên của Phân Lan. Nếu tính cả công suất của Olkiluoto 1 và 2 thì cụm 3 lò phản ứng này của nhà máy điện hạt nhân Olkiluoto đóng góp khoảng 40% sản lượng điện của Phần Lan.
Theo dự kiến ban đầu, lò phản ứng Olkiluoto 3 sẽ trải qua khoảng 10 lần thử nghiệm hoạt động hết công suất trước khi được đưa vào vận hành chính thức bắt đầu từ tháng 12/2022. Tuy nhiên, vào tháng 10 vừa qua, môt sô hư hại trong các máy bơm câp nước tại Olkiluoto 3 đã được phát hiện trong quá trình bảo dưỡng khiến lò phản ứng này phải tạm ngừng hoạt động. Vấn đề này xuất hiện trong bối cảnh mùa Đông đang tới gần ở châu Âu, với những lo ngại về khả năng thiếu năng lượng do tình hình xung đột tiếp diễn ở Ukraine.
Giá điện tại châu Âu tăng cao kỷ lục trước thềm mùa đông
Giá điện tại châu Âu đã tăng lên các mức cao kỷ lục trong ngày 26/8, báo hiệu một mùa đông khó khăn trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang gây ra nhiều thiệt hại kinh tế trên khắp châu lục này.
Khói hơi bốc lên từ nhà máy nhiệt điện Niederaussem ở Đức. Ảnh: Getty Images
Tại Đức, giá điện trong hợp đồng cho năm tới đã lên đến 995 euro (995 USD)/megawatt giờ (MWh), trong khi giá trong hợp đồng tương đương ở Pháp đã vượt mức 1.100 euro, tức tăng hơn gấp 10 lần so với năm ngoái ở cả hai nước.
Tại Anh, cơ quan quản lý năng lượng Ofgem cho biết sẽ tăng mức giá điện và khí đốt gần gấp hai lần từ ngày 1/10 lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (4.197 USD)/năm. Ofgem giải thích quyết định này là do sự gia tăng mạnh của giá khí đốt bán buôn trên toàn cầu sau khi các biện pháp phòng dịch COVID-19 được dỡ bỏ và sự hạn chế trong nguồn cung từ Nga.
Trước tình hình đó, Cộng hòa Czech (Séc), nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), ngày 26/8 thông báo sẽ triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh về khủng hoảng năng lượng của EU "sớm nhất có thể".
Giá năng lượng đã tăng mạnh tại châu Âu khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu lục này, và nhiều ý kiến lo ngại rằng nguồn cung sẽ còn bị giảm mạnh hơn nữa vào mùa đông trước tình hình căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến xung đột tại Ukraine.
20% lượng điện củ châu Âu được sản xuất bằng các nhà máy chạy bằng khí đốt, vì thế sự sụt giảm trong nguồn cung khí đốt sẽ khiến giá tăng lên. Giá khí đốt tại châu Âu trong ngày 26/8 đã lên đến 341 euro/MWh, gần bằng mức cao nhất từ trước đến nay 345 euro ghi nhận hồi tháng Ba.
Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine không phải là nguyên nhân duy nhất khiến giá điện tăng cao tại Pháp. Việc nhiều lò phản ứng hạt nhân bị đóng cửa do vấn đề khấu hao cũng là một yếu tố dẫn đến tình hình hiện nay. Tính đến ngày 25/8, chỉ có 24 trong số 56 lò phàn ứng do tập đoàn năng lượng EDF vận hành vẫn còn hoạt động.
Pháp giờ đây đã trở thành nước nhập khẩu điện, thay vì xuất khẩu như trước đây.
Hungary cho phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks Cơ quan Năng lượng nguyên tử Hungary (HAEA) ngày 26/8 đã cấp giấy phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks, cơ sở hạt nhân nằm cách thủ đô Budapest khoảng 120 km về phía Đông. Lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện nguyên tử Paks: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn phát biểu của Bộ trưởng Ngoại...