Lo nợ xấu, VietinBank, BIDV… ồ ạt rao bán đất cầm cố
VietinBank, BIDV, Techcombank, Sacombank… liên tục thông báo bán nhiều bất động sản bảo đảm với giá từ vài tỷ đến cả trăm tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ( ViettinBank, mã CTG) vừa thông báo bán nhiều tài sản bảo đảm với giá cao nhất lên gần 200 tỷ đồng. Theo đó, ngày 1/7, VietinBank thông báo bán đấu giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Trung tâm thương mại phức hợp Cần Thơ Center 3,23 ha, với giá khởi điểm là 190 tỷ đồng.
VietinBank đấu giá Trung tâm thương mại Cần Thơ Center (ảnh nhỏ) với mức khởi điểm 200 tỷ đồng.
ViettinBank cũng thông báo bán tài sản bảo đảm gồm 30 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với diện tích đất hơn 5 ha tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), cùng nhiều tài sản khác để xử lý 105 tỷ đồng dư nợ của Công ty cổ phần Thép Việt Thái.
Nhà băng này trước đó đã rao bán quyền sử dụng đất với diện tích 2ha thuộc KCN hậu cần cảng Tam Hiệp (tỉnh Quảng Nam) với giá 10 tỷ đồng.
Ngày 8/7, VietinBank thông báo bán đấu giá toàn bộ vườn cây cao su có diện tích gần 90 ha và khu nhà điều hành trên diện tích 0.95 ha tại huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) với giá khởi điểm là 7,8 tỷ đồng.
ViettinBank cũng rao bán quyền sử dụng đất và nhà 6 tầng với tổng diện tích xây dựng là 228 m2 tại quận Tây Hồ (TP.Hà Nội) với giá khởi điểm từ 3,4 tỷ đồng.
Trong tháng 7, quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 521 m2 tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã được VietinBank thông báo bán đấu giá với tổng mức giá khởi điểm gần 12 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tính đến cuối quý I/2020, tổng nợ xấu của VietinBank tăng 56% so với đầu năm trong khi dư nợ cho vay xấp xỉ đầu năm khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,16% lên mức 1,83%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp gần 5 lần và nợ nghi ngờ, tăng 67%, nợ có khả năng mất vốn lại giảm 36%.
Trước ViettinBank, loạt ngân hàng tên tuổi như BIDV, Techcombank, Sacombank… đồng loạt thông báo ra bán bất động sản cầm cố. Cụ thể, vào đầu tháng 4/2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID) thông báo chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên.
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton Node (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Toàn bộ số nợ gốc, tiền lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá (tính đến ngày 29/3) là 4.063 tỷ đồng.
Trong khoảng thời gian này, BIDV tiếp tục đấu giá một khoản nợ của Công ty Nhà Hưng Ngân gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ là 512 ty đồng. Tài sản bảo đảm của khoản nợ là nhiều bất động sản của doanh nghiệp tại TP.HCM, Hà Nội, Phú Quốc (Kiên Giang).
Trước đó, BIDV chi nhánh Gia Định cũng tiến hành rao bán 65 căn hộ tại chung cư Kỷ Nguyên (The Era Town), 15B đường Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Giá bán khởi điểm BIDV đưa ra dao động từ 2,1 đến 5,5 tỉ đồng/căn.
Ngoài ViettinBank, BIDV nhiều ngân khác cũng đang miệt mài bán nợ, phát mãi tài sản, trong đó nhiều tài sản rao bán nhiều lần vẫn không tìm được người mua.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank mới đây cũng đã rao bán dự án Khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 – khu dân cư Bình Trị Đông và một phần thửa đất số 122 tại phường Bình Trị Đông B với giá khởi điểm 6.029 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam () cũng rao bán các tài sản thế chấp. Theo đó, ngày 6/4, Techcombank rao bán hai bất động sản tại Tây Ninh với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.
Theo giới chuyên gia tài chính, với diễn biến thị trường như hiện nay, nhất là dịch COVID-19 kéo dài, các bất động sản thế chấp sẽ khó xử lý hơn. Nhiều ngân hàng có thể phải bán với giá thấp, hoạch chấp nhận tăng nợ xấu.
Tái cơ cấu ngân hàng sắp bước vào giai đoạn mới
Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn mới đang được NHNN xây dựng. Những ngân hàng chưa kịp hoàn tất lộ trình cơ cấu của mình sẽ phải chạy nước rút.
Tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng là dưới 2% và cả năm có thể đạt dưới 3%.
Nợ xấu có nguy cơ tăng, các mục tiêu cơ cấu lại cơ bản vẫn đạt
Covid-19 xảy ra, nợ xấu tăng lên đe dọa việc thực hiện mục tiêu của Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 về Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" đang ở giai đoạn nước rút, đặc biệt là nợ xấu. Tại một số ngân hàng có nợ xấu lớn, xử lý nợ xấu gần như sắp đến "đích", nay có nguy cơ không đạt được.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định, năm 2020, nợ xấu gia tăng khiến quá trình tái cơ cấu của ngân hàng chậm lại.
Ông Trần Đăng Phi, Phó chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, nợ xấu có xu hướng tăng từ tháng 3 đến nay, song nhìn chung vẫn trong tầm kiểm soát. "NHNN đang tập trung rà soát các tổ chức tín dụng có nguy cơ nợ xấu tăng do Covid-19, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Quyết định 1058, đồng thời xây dựng đề án mới về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng", ông Phi cho hay.
Theo lãnh đạo NHNN, dù nợ xấu có nguy cơ tăng, song đến giờ phút này, gần như tất cả chỉ tiêu quan trọng của Quyết định 1058 được các tổ chức tín dụng thực hiện khá tốt.
Về nợ xấu, tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng là dưới 2% và nợ xấu cả năm có thể đạt được mục tiêu của Quyết định 1058 là dưới 3%. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được hơn 1 triệu tỷ đồng nợ xấu
Về thực hiện tiêu chuẩn Basel II, cho đến nay, đã 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước áp dụng chuẩn mực Basel II, nhiều hơn so với mục tiêu Đề án đặt ra là 12-15 ngân hàng đạt chuẩn mực Basel II.
Bên cạnh đó, tình trạng sở hữu chéo cũng được xử lý gần như dứt điểm. Tình trạng sở hữu chéo trực tiếp giữa các cặp tổ chức tín dụng đã được khắc phục hầu hết từ cuối năm 2019. Tình trạng sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chỉ còn 1 cặp, thay vì 56 cặp năm 2012.
Dù tỷ lệ nợ xấu theo Quyết định 1058 có thể đạt mục tiêu, song giới chuyên gia cảnh báo, nếu không có Thông tư 01/2020-TT-NHNN cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu đã vượt 3%. Điều này có nghĩa, rủi ro nợ xấu dồn lại cho những năm tới là khá lớn.
Một hạn chế nữa là xử lý nợ xấu tại các ngân hàng yếu kém vẫn bị kẹt do liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh... Như vậy, đề án tái cơ cấu hệ thống giai đoạn tới sẽ vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Ngân hàng quốc doanh được gật đầu, VAMC vẫn chờ tăng vốn
Bên cạnh xử lý nợ xấu còn tiềm ẩn rủi ro, một số mục tiêu khác của Quyết định 1058, như tăng vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước hay cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), vẫn chưa hoàn tất.
Đầu tuần này, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền tối đa 3.500 tỷ đồng, bằng đúng lợi nhuận sau thuế mà nhà băng này nộp ngân sách năm 2020. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành đề xuất này, trong bối cảnh Agribank đang trong tình trạng nguy cấp về hệ số an toàn vốn. Như vậy, nhiều khả năng, Agribank sẽ được Quốc hội "gật đầu" tăng vốn. Lãnh đạo Agribank kỳ vọng, việc tăng vốn sẽ được thực hiện ngay trong năm 2020, nếu không, Ngân hàng không thể tăng trưởng tín dụng.
BIDV, Vietcombank và VietinBank cũng đang nóng ruột chờ Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 91 để sớm tăng vốn trong năm nay. NHNN khẳng định, chỉ khi đủ năng lực tài chính, hoạt động an toàn, lành mạnh, các ngân hàng thương mại quốc doanh mới có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn.
Trong khi đó, VAMC chưa thực hiện được mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn mua nợ xấu theo giá thị trường theo mục tiêu của Quyết định 1058.
Gánh nhiệm vụ xử lý hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu của cả hệ thống, song đến cuối năm 2019, VAMC mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng. Chính vì vốn nhỏ, khả năng mua nợ theo giá thị trường của VAMC rất hạn chế.
Được biết, trong kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa công bố tháng 5/2020, Bộ Tài chính cho biết, sẽ tăng vốn cho VAMC. Tuy nhiên, việc VAMC có được bổ sung ngay 5.000 tỷ đồng trong năm nay hay không vẫn là dấu chấm hỏi.
Thành lập Sàn giao dịch nợ xấu
VAMC cho biết, năm 2020, sẽ xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ nhằm quản lý, khai thác thông tin về các khoản nợ. Đồng thời, Công ty xây dựng hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để giới thiệu tới các nhà đầu tư quan tâm, tạo tiền đề để xây dựng trung tâm dữ liệu về nợ xấu nhằm thúc đẩy giao dịch trên thị trường mua bán nợ, trong đó VAMC là trung tâm của thị trường.
Hỗ trợ doanh nghiệp, nỗi lo hiệu quả ngân hàng suy giảm Cứu doanh nghiệp cũng chính là cách ngân hàng tự cứu mình, hy vọng nhóm sản xuất - kinh doanh sớm hồi phục và trả được nợ vay. Tuy nhiên, đi kèm với việc cứu doanh nghiệp bằng tín dụng là khả năng lợi nhuận ngân hàng giảm, nợ xấu gia tăng. Mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước ào Minh...