Lộ nhiều tình tiết khó hiểu trong vụ test Covid-19 giá cắt cổ ở Bình Dương
Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã chỉ ra nhiều sai phạm của phòng khám đa khoa An Thuận, đơn vị làm test Covid-19 cho Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam
Sáng 16-12, Sở Y tế Bình Dương cho biết sau khi Báo Người Lao động phản ánh về việc rất nhiều công nhân Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam bức xúc vì bị công ty trừ tiền test RT-PCR Covid-19 quá cao, Thanh tra sở này đã tiến hành kiểm tra phòng khám đa khoa An Thuận (KP Thạnh Hòa, phường An Thạnh, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Tại buổi làm việc, phía phòng khám chỉ cung cấp được hợp đồng test Covid-19 năm 2021 số 201100/HĐKSK ngày 5-7-2021 giữa Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Sóng Thần (tên cũ của phòng khám đa khoa An Thuận) với Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ thể hiện phòng khám thực hiện test nhanh cho số lượng 300 nhân viên, ngày khám 6-7-2021, địa điểm tại Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam (Xưởng 4: Lô B10-11-12 đường Đại Đăng, KCN Đại Đăng, P.Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), với giá test là 350.000 đồng/người/lần.
Phòng khám này cho biết không ký Hợp đồng xét nghiệm PCR với Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam mà chỉ thực hiện Bảng báo giá và thanh toán chi phí xét nghiệm trực tiếp với công ty.
Phòng khám đa khoa An Thuận thực hiện khám sức khỏe cho rất nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương
Công nhân phản ánh Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam trừ tiền test Covid-19 với giá “cắt cổ”
Đối với việc thực hiện xét nghiệm 57 trường hợp công nhân Công ty TNHH Uchiyama, phòng khám đa khoa An Thuận thừa nhận đúng như nội dung báo chí phản ảnh.
Video đang HOT
Theo đó, phòng khám chỉ gửi mẫu xét nghiệm tại Trung tâm Y học Dự phòng Quân đội phía Nam- đơn vị đủ năng lực xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR theo Giấy chứng nhận do Viện Pasteur TP HCM cấp và đã xuất trình Hợp đồng nguyên tắc số 07/21/PKĐKAT-YHDPPN ngày 15-7-2021 giữa phòng khám và Trung tâm Y học Dự phòng Quân đội phía Nam kèm bảng báo giá xét nghiệm mẫu đơn là 1.000.000 đồng/mẫu; Đã xuất trình đủ 57/57 Phiếu kết quả xét nghiệm từ ngày 3-11 đến ngày 1-12-2021 của nhân viên Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam.
Về công tác thanh toán chi phí dịch vụ xét nghiệm PCR, phòng khám đã xuất trình 2 hóa đơn giá trị gia tăng xuất cho Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam như sau: Hóa đơn số 0002053 ngày 08/11/2021, tên hàng hóa, dịch vụ: Test Covid-19, tổng số tiền 229.930.000 đồng; kèm bảng kê hàng hóa, dịch vụ, trong đó giá dịch vụ Xét nghiệm Test RT-PCR (mẫu đơn) 1.900.000 đồng/mẫu
Hóa đơn số 0002095 ngày 12-11-2021, tên hàng hóa, dịch vụ: Test Covid-19, tổng số tiền 257.900.000 đồng; kèm bảng kê hàng hóa, dịch vụ, trong đó giá dịch vụ Xét nghiệm Test RT-PCR (mẫu đơn) 1.500.000 đồng/mẫu.
Ngoài việc gửi mẫu PCR cho Trung tâm Y học Dự phòng Quân đội phía Nam, phòng khám này còn gửi mẫu cho một số phòng xét nghiệm như: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex, Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước, Phòng xét nghiệm Việt Á …
Theo hợp đồng mới nhất của phòng khám An Thuận ký với Chi nhánh Công ty CP Y tế Việt Á tại Bình Dương từ ngày 25-8-2021 đến 31-12-2021, giá hợp đồng xét nghiệm Covid PCR Realtime như sau: Mẫu đơn 734.000 đồng/người, Mẫu gộp 5 là 300.000 đồng/người, Mẫu gộp 10 là 262.500 đồng/người. Phòng khám đã xuất trình các kết quả xét nghiệm gửi mẫu cho Trung tâm xét nghiệm kỹ thuật cao Việt Á Miền Nam ở TP HCM từ tháng 8 đến tháng 12-2021.
Tại buổi làm việc, Thanh tra Sở Y tế đã chỉ ra những sai phạm của phòng khám đa khoa An Thuận. Theo đó, mặc dù chưa được Sở Y tế cho phép thực hiện dịch vụ Xét nghiệm RT-PCR, cơ sở chỉ thực hiện lấy mẫu gửi các phòng xét nghiệm thực hiện PCR đủ điều kiện nhưng phòng khám đã thực hiện việc báo giá dịch vụ xét nghiệm PCR cho các công ty trên địa bàn, trong bảng báo giá không nêu rõ đơn vị gửi mẫu đủ điều kiện xét nghiệm PCR.
Cụ thể, phòng khám đã xuất trình 3 bảng báo giá test nhanh và lấy mẫu PCR như sau: Bảng báo giá ngày 12-7-2021: Test nhanh 350.000, PCR đơn 1.900.000; Bảng báo giá ngày 10-11-2021: PCR đơn 1.500.000; Bảng báo giá ngày 15-11-2021: PCR đơn 1.300.000.
Ba bảng báo giá nêu trên do bà Hoàng Thị Dơi, chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh ký và đóng dấu treo của phòng khám, phòng khám báo cáo có giấy ủy quyền số 01/CVNG/UQ/21 ngày 27-7-2021 của ông Trần Lê Phi, Giám đốc cho bà Hoàng Thị Dơi, ủy quyền báo giá dịch vụ …
Một sai phạm nghiêm trọng khác nữa là phòng khám này chưa thực hiện việc công bố giá xét nghiệm Covid-19 về Sở Y tế theo văn bản chỉ đạo số 2545/SYT-KH-TC ngày 11-10-2021 về việc chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm Covid-19.
Mặt khác, bảng báo giá của phòng khám đa khoa An Thuận không nêu rõ đơn vị gửi mẫu đủ điều kiện xét nghiệm PCR, ngoài ra đơn vị này cũng không ký Hợp đồng xét nghiệm PCR với Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam.
Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu Phòng khám đa khoa An Thuận có công văn giải trình các mặt còn tồn tại và hướng xử lý khắc phục trước ngày 20-12-2021.
Sinh viên lo phí khám sức khỏe đầu năm - mỗi trường mỗi kiểu
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều cơ sở giáo dục đại học chủ động đưa ra các mức giảm học phí, giảm các khoản thu đầu năm, giãn thời gian thu phí nhập học... thì cũng có trường đưa ra các khoản chi phí như phí khám sức khỏe, đoàn phí, thẻ sinh viên, thư viện điện tử, học liệu... dù sinh viên bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tuyến.
Sinh viên đang lo về các khoản phí đầu năm.Ảnh: Hải Nguyễn
Nhiều loại giá khám sức khỏe đầu năm
Thu chi phí khám sức khỏe đầu năm của nhiều trường đại học không lạ với sinh viên và các bậc phụ huynh. Nhưng, cùng một đầu mục phí khám sức khỏe, mỗi cơ sở lại có mức giá khác nhau. Có trường thu phí chỉ trên 140.000 đồng như Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mở (160.000 đồng) thì cá biệt có những trường thu phí lên tới trên 300.000 đồng. Cụ thể, theo thông báo, sinh viên năm nhất Trường đại học Lao động và Xã hội sẽ đóng 337.300 đồng cho phí khám sức khỏe đầu năm hay Trường Đại học Mỏ địa chất có mức thu là 320.000 đồng.
Lý giải về việc thu khoản phí khám sức khỏe trong khi sinh viên chưa quay trở lại trường, các trường học cho biết, sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sau khi dịch bệnh ổn định, học sinh được quay lại trường học.
Tuy nhiên, sự chênh lệch bất thường trong lệ phí khám sức khỏe đầu năm khiến không ít phụ huynh thắc mắc vì sao cùng 1 khoản thu mà xảy ra tình trạng "loạn giá" tại các cơ sở giáo dục đại học như vậy.
Liên quan đến vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định, mức giá khám sức khỏe tại mỗi cơ sở giáo dục đại học không thể như nhau. Mức giá này tùy thuộc vào đơn vị mà nhà trường liên kết tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên.
"Tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, hằng năm, chúng tôi ký kết hợp đồng với Bệnh viện Đại học Giao thông Vận tải vì đơn vị này gần trường, việc tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sẽ thuận tiện hơn. Mức giá đưa ra hoàn toàn dựa trên các khoản phí mà bệnh viện kê khai. Nhà trường chỉ đóng vai trò đứng ra ký kết hợp đồng với bệnh viện. Mọi khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, khám cho các em sẽ do bệnh viện phụ trách" - lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải thông tin.
Khám sức khỏe tại trường liệu có cần thiết?
Quan ngại về mức giá chi phí khám sức khỏe là một chuyện, nhiều sinh viên, phụ huynh cho rằng, việc khám sức khỏe ở các trường đại học thường được tổ chức qua loa, hình thức vì số lượng sinh viên quá đông và việc tổ chức khám chữa bệnh tại địa điểm "lưu động" không thể nào đảm bảo bằng việc trực tiếp đến các cơ sở, bệnh viện.
"Tôi đánh giá việc khám sức khỏe tại một số trường đại học không hiệu quả vì số lượng sinh viên rất đông, thời gian khám chữa bị giới hạn. Đa số các trường đều liên kết với bệnh viện, tổ chức khám tại trường và chắc chắn cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể tốt như trực tiếp đến bệnh viện khám.
Chưa kể năm nay, trong tình hình dịch bệnh, dù học sinh được quay trở lại trường thì vẫn phải đảm bảo giãn cách nên việc tập trung sinh viên khám sức khỏe tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ" - vị phụ huynh bày tỏ quan điểm.
Cùng chung quan điểm như trên, em Hoàng Cúc Phương - sinh viên năm nhất một trường học ở Hà Nội - cho rằng, các trường đại học không nên tổ chức khám sức khỏe tập trung cho sinh viên. Thay vào đó, có thể cho sinh viên khám sức khỏe tại địa phương và gửi phiếu khám sức khỏe về nhà trường khi quay trở lại học trực tiếp.
Trước quan ngại của phụ huynh, sinh viên chất lượng khám sức khỏe tại trường và ý kiến về việc các trường đại học nên tạo điều kiện để sinh viên khám sức khỏe tại địa phương, hoặc giãn cách khoản phí đầu năm học, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định: "Chúng tôi rất chú trọng trong công tác khám sức khỏe cho sinh viên năm nhất. Thực tế, nhiều năm trước, qua buổi khám sức khỏe, nhà trường đã phát hiện ra nhiều trường hợp sinh viên có một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và đã có phương án cho các em tham gia chữa trị kịp thời. Nếu để sinh viên tự khám bên ngoài, tôi e là có tình trạng đối phó và không kiểm soát được chất lượng".
Vị Phó Hiệu trưởng này chia sẻ thêm, những năm trước, việc khám sức khỏe và nhập học sẽ được tiến hành gói gọn trong 1 ngày. Nhưng năm nay, do dịch bệnh nên nhà trường đã tiến hành cho sinh viên nhập học và tổ chức khám sức khỏe sau khi sinh viên quay lại trường.
Bộ Tư lệnh TP.HCM sẽ tổ chức đưa người dân trở về quê Ngày 5/10, Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết sẽ tham gia đưa người dân tại TP có nhu cầu về quê. Theo đó, Bộ Tư lệnh TP.HCM đề nghị người dân có nhu cầu về quê hãy liên hệ với tổ dân phố, UBND phường - xã - thị trấn nơi mình đang tạm trú để đăng ký. Thành ủy, UBND TP.HCM giao...