“Lộ” nguyên nhân sập mái nhà thờ
“Công trình có thiết kế, được cấp phép xây dựng, song sập mái công trình nhà thờ do lỗi thi công”, ông Trần Dương Hợp, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Nguyên cho biết.
Theo quan sát của PV tại hiện trường, toàn bộ phần mái vòm rộng hơn 100m đã bị đổ sập xuống. Hệ giàn giáo, cốt pha, cốt thép thi công sàn mái dạng dốc 2 mái bị đổ sập hoàn toàn. Những tấm đan bằng thép bị kéo đứt võng xuống sát hai bên tường.
Hiện trường vụ sập
Nhiều cây chống nhỏ được ghép để đỡ cốt pha. Nhiều máy trộn bê tông loại nhỏ được sử dụng cho công trình này. Được biết đây là công trình do người dân tự nguyện đóng góp công sức xây dựng bằng ngày công. Những người tham gia xây dựng chủ yếu là bà con giáo dân ở các xóm Ngọc Lâm, Bến Đò, Xóm Dưới thuộc xã Linh Sơn (Đồng Hỷ, Thái Nguyên).
Ông Trần Dương Hợp, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Nguyên, cho biết: “Sập mái công trình nhà thờ do lỗi thi công. Công trình có thiết kế, được cấp phép xây dựng, song việc thi công gây sập trần là do người dân tự thực hiện”.
“Bê tông được trộn thủ công, trời lại mưa làm nền đất yếu, dễ lún, từ đó gây sập cốt pha, sập mái nhà thờ”, ông Hợp nhận định và cho hay, chi phí xây dựng, thi công nhà thờ Ngọc Lâm do bà con giáo dân trong vùng đóng góp.
Video đang HOT
Các cơ quan chức năng tích cực cứu người
Theo ông Hợp, toàn bộ tường dọc hai bên Nhà thờ và tường đầu hồi cuối nhà thờ cũng như tường mặt trước còn nguyên vẹn; chỉ bị sập đổ toàn bộ hệ giàn giáo, cốp pha, cốt thép thi công sàn mái (mái dốc dạng 2 mái) khi đang thi công đổ bê tông mái.
Về hồ sơ công trình: Công trình có tổng chiều dài 36m; chiều rộng 12m phần thân, với chiều cao đỉnh mái là 14m (tính từ nền nhà thờ), chiều cao chân mái là 9m (tính từ nền nhà), kết cấu khung bê tông cốt thép một nhịp, cột bê tông tiết diện 220×400mm với bước cột là 4m, nhịp đơn là 12m, tường xây gach. phần tháp chuông có triều rộng là 14m, với 2 tháp chuông có chiều cao tổng thể 35m; phần tháp chuông này cũng đã thi công đến khoảng cốt 9m và không bị ảnh hưởng gì khi sẩy ra sự cố.
Tuy nhiên, công trình có bản thiết kế đàng hoàng. Theo thông tin từ Sở Xây dựng Thái Nguyên, hồ sơ thiết kế do Cty TNHH tư vấn kiến trúc Thái nguyên lập năm 2011, chủ trì thiết kế là KTS Phan Thanh Lâm. Hồ sơ cấp phép tại giấy phép xây dựng số76/GPXD cấp ngày 15/9/2011. Ngày 18/1, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục làm việc tại hiện trường, thu thập tài liệu để xác định nguyên nhân cụ thể.
Những người bị thương trong vụ sập nằm la liệt ở giường bệnh
Ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, cho biết: “Ngay sau khi xảy ra vụ việc, tôi đã chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan tập trung cứu hộ, cứu chữa và hỗ trợ các nạn nhân bị nạn. Rất không may là hai ngày liên tiếp, trên địa bàn tỉnh xảy ra hai vụ việc tai nạn tại các công trình xây dựng.
“Chúng tôi đã nhiều lần tổ chức thanh kiểm tra cảnh báo các chủ đầu tư, nhà thầu thi công các công trình xây dựng. Trong thời gian tới, hoạt động xây dựng sẽ tiếp tục được chấn chỉnh để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra”, ông Long nói.
Theo 24h
Vụ sập mái nhà thờ qua lời kể nhân chứng
"Nếu có người ở phía dưới chắc chắn là chết hết rồi anh ạ. Nhiều người gãy tay, chân. Một số người nằm im bất động".
Xung quanh vụ sập mái công trình nhà thờ Ngọc Lâm, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên xảy ra vào khoảng 9h30 ngày 17/1, PV đã đến hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Tại đây, một số người dân chứng kiến vụ sập kinh hoàng cho biết, vào thời điểm đó, trên mái có hàng chục người đang thi công và bên dưới là nhiều người khác đang trợ giúp với 7 máy trộn bê tông đang hoạt động. Vì việc đổ bê tông được tiến hành thủ công, nên trên mái lúc đó có mặt gần 100 người. Theo quan sát của PV, phần mái nhà thờ rộng khoảng 100m2 mới đổ bê tông đã bị sập hoàn toàn.
Hiện trường vụ sập
Công trình Nhà thờ Ngọc Lâm được khởi công từ tháng 10/2012, phần thi công chủ yếu được huy động từ sức dân trong vùng. Công trình hoàn thành sẽ là nơi cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo của gần 300 giáo dân xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phần mái sập có độ cao khoảng 10m so với mặt đất. Theo ghi nhận ban đầu, việc thi công được tiến hành một cách tương đối thủ công đối với công trình xây dựng lớn này.
Anh Hiệu trao đổi với PV
Tại hiện trường, anh Phạm Quang Hiệu (45 tuổi, xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) kể: "Khi xảy ra vụ sập mái vòm nhà thờ Ngọc Lâm, tôi cách xa nhà thờ khoảng 1km. Tôi nghe thấy nhiều tiếng nổ to từ phía nhà thờ. Ban đầu tôi cứ ngỡ cháy nhà hay nổ bom, bình gas gì đó. Nhưng ít phút sau tôi thấy mọi người kéo đến vị trí nhà thờ rất đông. Lúc này tôi mới hốt hoảng chạy về phía nhà thờ, đồng thời nhiều taxi cũng chạy đến hiện trường cứu người".
"Vừa chạy, tôi vừa hoảng hồn thấy xe cứu thương, xe PCCC chạy rầm rầm cùng người dân đưa người bị thương rời khỏi nhà thờ qua cầu vào bệnh viện. Lúc tới hiện trường, tôi chỉ biết hết sức lôi các thanh chống và sắt thép để đưa người ra", anh Hiệu nhớ lại.
Các bệnh nhân đang cấp cứu tại bệnh viện
Còn anh Nguyễn Văn Quyền nhà cạnh nhà thờ Ngọc Lâm chưa hết hoảng hốt: "Tôi đang đi làm sơn, nghe sập vội chạy về nhà thờ để cứu người. Vì ở đây có anh và em trai tôi đang làm. Đến nơi nơi tôi lao vào đống đổ nát cứu họ cùng nhiều người dân trong xóm".
"Rất may là toàn bộ những người bị nạn đều ở trên mái vòm nhà thờ, không người nào ở phía dưới. Nếu có người ở phía dưới chắc chắn là chết hết rồi anh ạ. Nhiều người gãy tay, chân. Một số người nằm im bất động. Mọi người nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện".
Còn tại cổng Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Loan (người bán hàng nước ngoài cổng bệnh viện) cho biết: "Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa thấy ca tai nạn nào lại đông người vào bệnh viện cấp cứu như vậy. Xe cứu thương, xe taxi, xe máy... cứ chạy rầm rầm hàng tiếng đồng hồ đưa bệnh nhân vào viện".
Ông Đào trao đổi với PV
Trao đổi với PV - Ông Phan Bá Đào - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Khi xảy ra sự việc chúng tôi đã tiếp nhận cùng lúc hàng chục bệnh nhân cấp cứu. Trong đó có 3 người đã tử vong, 19 người điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình, 10 người vào khoa tim mạch, 1 ca đang tiến hành mổ vỡ gan và một số bệnh nhân được diều trị tại các khoa khác".
Theo ông Đào, tổng số người nhập viện là hơn 50 người. Do lượng bệnh nhân quá đông và cùng một lúc nên bệnh viện đã phải huy động toàn bộ lực lượng, thiết bị để tiến hành cấp cứu.
Phút sinh tử dưới mái nhà thờ đổ sập "Trong phút chốc, những tiếng va đập khủng khiếp, rồi tôi ngất lịm. Tỉnh lại, thấy khắp người đau đớn. Xung quanh là những tiếng kêu cứu, gào khóc..." Một ngày sau vụ sập mái nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên), vùng quê vốn yên bình phủ đầy tang tóc. Nơi đây có đến hơn 90% người...