Lộ nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen
Nhiều tình tiết liên quan vụ tàu biển Vinalines Queen chìm ngày 25/12/2011 tại vùng biển gần Philippines khiến 22 thuyền viên mất tích (duy nhất 1 người sống sót) được tiết lộ. Quặng Nickel bị hóa lỏng thế nào, thuyền trưởng điều khiển tàu ra sao? Thủy thủ sống sót nói thêm thông tin quan trọng…
Xếp hàng đặc biệt lên tàu sai quy trình
Theo nguồn tin của PV, Tổ Điều tra vụ chìm tàu đã có báo cáo quan trọng gửi tới Bộ GTVT.
Theo đó, thuyền viên sống sót Đậu Ngọc Hùng cho biết, khi đến cảng Morowali (Indonesia), tàu thả neo để bốc hàng như chuyến trước đó.
Hàng hóa được chuyển lên tàu từ các sà lan (mỗi sà lan chở khoảng 3.500 đến 4.000 tấn) được phủ vải bạt để phòng trời mưa. Sà lan đi từng cặp và được buộc về phía mạn tàu. Các công nhân cảng Morowali điều khiển cầu tàu và bốc xếp hàng từ sà lan bằng gầu ngoạm đổ vào hầm hàng.
Thủy thủ Hùng (thứ 2 từ trái sang) sống sót trở về
Vinalines Queen 6 năm tuổi và mới chuyển giao từ đơn vị trực thuộc (ở Hải Phòng) của Cty Vận tải biển Vinalines từ ngày 5/12/2011. Đây là hải trình đầu tiên sau khi chuyển sang chủ mới. Tàu này trước khi mất tích có hải trình dự kiến từ Cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc), lúc đó đang vận chuyển 54.400 tấn quặng Nickel và mất liên lạc tại tọa độ 20-00N 123-47.1E (phía đông bắc Đảo Luzon – Philippines) ở vùng biển sâu 5.000m.
Trong thực tiễn, để đảm bảo việc san phẳng hàng hóa trong hầm hàng cần phải sử dụng xe ủi mới có thể đẩy hàng vào các chỗ trống trong góc, sát vách ngăn (hầm hàng).
Chính thủy thủ Hùng được giao nhiệm vụ làm sạch xung quanh hầm hàng và đóng nắp hầm để bảo đảm an toàn khi ra khơi. Các nắp hầm hàng lúc đó được thủy thủ Hùng cho rằng trong tình trạng bình thường.
Video đang HOT
Kết luận của tổ điều tra, muốn xác định nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen cần phải phân tích yếu tố làm tàu nghiêng (dẫn tới lật và chìm tàu).
Căn cứ vào chứng cứ, nguyên nhân dẫn tới hậu quả trên phụ thuộc vào ảnh hưởng thời tiết, sự thay đổi điều kiện ổn định và quyết định của thuyền trưởng.
Như vậy, thời tiết khi tàu Vinalines Queen gặp nạn được tổ điều tra đánh giá là “xấu, sóng gió tăng dần. Đặc biệt từ ngày 24/12/2011 trở đi, gió Đông bắc cấp 8-9, biển động dữ dội, sóng cao 5-6m”.
Trong điều kiện thời tiết này, sự thay đổi ổn định của tàu được xác định: “Tàu lắc ngang, lắc dọc mạnh kết hợp lắc cứng (chu kỳ lắc nhanh do trọng tâm tàu thấp vì quặng Nickel là loại hàng nặng, tỷ trọng lớn), có khả năng làm cho quặng Nickel trong các hầm cọ xát đến bị hóa lỏng. Cũng không loại trừ khả năng các nắp hầm hàng, lối lên xuống hầm hàng không được thuyền viên đóng kín trước khi tàu rời cảng (nên khi gặp thời tiết xấu dẫn đến nước biển vào hầm hàng) làm cho hàng bị hóa lỏng. Mặt khác, do sóng to tác động bên mạn tàu phải làm tàu có xu hướng nghiêng sang trái, dẫn tới lượng hàng bị hóa lỏng trong hầm dồn sang mạn trái, càng làm làm tàu nghiêng sang trái mạnh”.
Nhiều lỗi do thuyền trưởng?
Quyết định của thuyền trưởng trong thời khắc nguy hiểm cũng được tổ điều tra nhận xét: Bơm nước dằn để điều chỉnh độ nghiêng của tàu là không hiệu quả, càng gây bất lợi nhiều hơn.
Ngay cả quyết định cho Vinalines Queen quay chuyển hướng đi 240 độ (xuôi sóng một phần tư phía lái mạn phải) sẽ xuất hiện các tác động của sóng biển ảnh hưởng xấu đến tính ổn định của tàu.
Thuyền trưởng được cho là không đánh giá (được) tình trạng khẩn cấp nên không kịp đưa ra quyết định phù hợp (phát tín hiệu cấp cứu, tổ chức rời bỏ tàu kịp thời).
Con tàu Vinalines xấu số
Về thắc mắc, con tàu hiện đại nhưng khi chìm không để lại tín hiệu gì? Tổ điều tra nhận định thuyền trưởng chưa chủ động phát tín hiệu cấp cứu bằng thiết bị vô tuyến điện VHF.
Ngoài ra, phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp không được đặt đúng vị trí quy định hoặc khi chìm tàu, phao bung ra nhưng vướng các kết cấu của tàu, hoặc thuyền trưởng chưa chủ động kích hoạt… Tổ điều tra cũng đã thực nghiệm vụ chìm tàu này.
Một vài bài học đã được nêu ra: Tàu chở quặng Nickel, thuyền trưởng phải tuân thủ nghiêm, kiểm tra độ ẩm thực tế của hàng thuyền trưởng cần lưu tâm thích đáng đến công tác khi vận chuyển quặng Nickel trong thời gian mùa mưa (tháng 8 đến tháng 1 hàng năm) thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu khi xử lý các tình huống khẩn cấp phải kịp thời, phù hợp với kinh nghiệm lành nghề nhằm hạn chế tổn thất…
Theo 24h
Vinalines Queen chìm do 'xếp hàng sai quy cách'
Tổ Điều tra vụ chìm tàu vừa có báo cáo quan trọng gửi Bộ Giao thông vận tải, theo đó nguyên nhân được xác định bao gồm cả việc xếp hàng lên tàu sai quy cách lẫn lỗi chủ quan của người điều khiển.
Theo lời thuyền viên sống sót Đậu Ngọc Hùng, khi đến cảng Morowali (Indonesia), Vinalines Queen thả neo để bốc hàng như chuyến trước đó. Hàng hóa được chuyển lên tàu từ các sà lan (mỗi sà lan chở khoảng 3.500 đến 4.000 tấn) được phủ vải bạt để phòng trời mưa. Sà lan đi từng cặp và được buộc về phía mạn tàu. Các công nhân cảng Morowali điều khiển cầu tàu và bốc xếp hàng từ sà lan bằng gầu ngoạm đổ vào hầm hàng.
Lời kể của thủy thủ Đậu Ngọc Hùng là cơ sở chính để tìm nguyên nhân chìm tàu.
Trong thực tiễn, để đảm bảo việc san phẳng hàng hóa trong hầm hàng cần phải sử dụng xe ủi mới có thể đẩy hàng vào các chỗ trống trong góc, sát vách ngăn (hầm hàng). Chính thủy thủ Hùng được giao nhiệm vụ làm sạch xung quanh hầm hàng và đóng nắp hầm để bảo đảm an toàn khi ra khơi. Các nắp hầm hàng lúc đó được thủy thủ Hùng cho rằng trong tình trạng bình thường.
Kết luận của tổ điều tra, muốn xác định nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen cần phải phân tích yếu tố làm tàu nghiêng (dẫn tới lật và chìm tàu). Căn cứ vào chứng cứ, nguyên nhân dẫn tới hậu quả trên phụ thuộc vào ảnh hưởng thời tiết, sự thay đổi điều kiện ổn định và quyết định của thuyền trưởng.
Như vậy, thời tiết khi tàu Vinalines Queen gặp nạn được tổ điều tra đánh giá là "xấu, sóng gió tăng dần. Đặc biệt từ ngày 24/12/2011 trở đi, gió Đông bắc cấp 8-9, biển động dữ dội, sóng cao 5-6 m".
Trong điều kiện thời tiết này, sự thay đổi ổn định của tàu được xác định: "Tàu lắc ngang, lắc dọc mạnh kết hợp lắc cứng (chu kỳ lắc nhanh do trọng tâm tàu thấp vì quặng Nickel là loại hàng nặng, tỷ trọng lớn), có khả năng làm cho quặng Nickel trong các hầm cọ xát đến bị hóa lỏng. Cũng không loại trừ khả năng các nắp hầm hàng, lối lên xuống hầm hàng không được thuyền viên đóng kín trước khi tàu rời cảng (nên khi gặp thời tiết xấu dẫn đến nước biển vào hầm hàng) làm cho hàng bị hóa lỏng. Mặt khác, do sóng to tác động bên mạn tàu phải làm tàu có xu hướng nghiêng sang trái, dẫn tới lượng hàng bị hóa lỏng trong hầm dồn sang mạn trái, càng làm làm tàu nghiêng sang trái mạnh".
Quyết định của thuyền trưởng trong thời khắc nguy hiểm cũng được tổ điều tra nhận xét: Bơm nước dằn để điều chỉnh độ nghiêng của tàu là không hiệu quả, càng gây bất lợi nhiều hơn.
Trong sự cố có cả nguyên nhân chủ quan của người điều khiển.
Ngay cả quyết định cho Vinalines Queen quay chuyển hướng đi 240 độ (xuôi sóng một phần tư phía lái mạn phải) sẽ xuất hiện các tác động của sóng biển ảnh hưởng xấu đến tính ổn định của tàu. Thuyền trưởng được cho là không đánh giá được tình trạng khẩn cấp nên không kịp đưa ra quyết định phù hợp (phát tín hiệu cấp cứu, tổ chức rời bỏ tàu kịp thời).
Về thắc mắc, con tàu hiện đại nhưng khi chìm không để lại tín hiệu, Tổ điều tra nhận định thuyền trưởng chưa chủ động phát tín hiệu cấp cứu bằng thiết bị vô tuyến điện VHF. Ngoài ra, phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp không được đặt đúng vị trí quy định hoặc khi chìm tàu, phao bung ra nhưng vướng các kết cấu của tàu, hoặc thuyền trưởng chưa chủ động kích hoạt... Tổ điều tra cũng đã thực nghiệm vụ chìm tàu này.
Một vài bài học đã được nêu ra: Tàu chở quặng Nickel, thuyền trưởng phải tuân thủ nghiêm, kiểm tra độ ẩm thực tế của hàng thuyền trưởng cần lưu tâm thích đáng đến công tác khi vận chuyển quặng Nickel trong thời gian mùa mưa (tháng 8 đến tháng 1 hàng năm) thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu khi xử lý các tình huống khẩn cấp phải kịp thời, phù hợp với kinh nghiệm lành nghề nhằm hạn chế tổn thất...
Vinalines Queen 6 năm tuổi và mới chuyển giao từ đơn vị trực thuộc (ở Hải Phòng) của Cty Vận tải biển Vinalines từ ngày 5/12/2011. Đây là hải trình đầu tiên sau khi chuyển sang chủ mới. Tàu này trước khi mất tích có hải trình dự kiến từ Cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc), lúc đó đang vận chuyển 54.400 tấn quặng Nickel và mất liên lạc tại tọa độ 20-00N 123-47.1E (phía đông bắc Đảo Luzon - Philippines) ở vùng biển sâu 5.000m.
Theo VNE
Lời kể của thủy thủ sống sót Đậu Ngọc Hùng Tối 4/1, hơn 2 tiếng sau khi trở về từ Singapore, thủy thủ Đậu Ngọc Hùng cho hay, cảm giác lúc này là sung sướng vì đã may mắn thoát nạn và trở về với gia đình. Anh kể lại thời khắc định mệnh đối với Vinalines Queen và các thuyền viên. "Sáng 25/12/2011, lúc phát hiện tàu nghiêng, thuyền trưởng đã thông...