Lo ngại về triển vọng nhu cầu nhiên liệu đẩy giá dầu đi xuống
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 20/7.
Thị trường hiện đang lo ngại rằng sự phục trong hồi nhu cầu đối với nhiên liệu có thể bị dừng đột ngột do số ca lây nhiễm dịch COVID-19 trên toàn cầu gia tăng.
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 20/7. Ảnh minh họa: TTXVN
Vào lúc 13 giờ 53 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giảm 0,8% (36 xu) xuống 42,78 USD/ounce sau đà giảm nhẹ trong tuần trước. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,8% (34 xu) xuống 40,25 USD/thùng, sau khi tăng 4 xu trong tuần trước.
Theo số liệu cập nhật từ hãng tin Reuters, thế giới hiện ghi nhận hơn 14,5 triệu ca lây nhiễm dịch COVID-19, trong đó hơn 604.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Avtar Sandu, người đứng đầu bộ phận hàng hóa tại Phillip Futures, cho biết dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều này có thể buộc các nước áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa, kéo theo việc làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu đối với năng lượng.
Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hiện đã tăng trở lại từ đà giảm 30% trong tháng 4/2020 sau khi các quốc gia trên thế giới áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, mức độ sử dụng nhiên liệu hiện vẫn dưới các mức trong giai đoạn trước dịch bệnh. Tại Mỹ, nhu cầu đối với xăng bán lẻ đang giảm giữa bối cảnh số ca lây nhiễm dịch COVID-19 tăng./.
Giá dầu WTI tăng phiên thứ ba liên tiếp
Trong phiên giao dịch ngày 4/3, giá dầu tăng tại thị trường châu Á.
Giá dầu mỏ châu A ngày 4/3 tăng. Ảnh: AP/TTXVN
Hy vọng các nhà sản xuất dầu chủ chốt sẽ đồng thuận hướng tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng sâu hơn dầu nhằm bù đắp sự sụt giảm mạnh mẽ nhu cầu năng lượng do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã giúp thị trường đi lên phiên này.
Chiều phiên giao dịch này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu WTI giao kỳ hạn tăng 27 xu Mỹ (0,57%), lên 47,45 USD/thùng, ghi dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng tiến 20 xu Mỹ (0,39%), lên 52,06 USD/thùng, sau khi chứng kiến mức giảm 4 xu Mỹ trong phiên trước đó.
Ủy ban cố vấn kỹ thuật chung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC đề xuất tổ chức này nên cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy Nga và Saudi Arabia, hai nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thuộc OPEC đang tiến gần tới một thỏa thuận nhằm vực dậy giá dầu vốn đã sa sút do ảnh hưởng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. OPEC đã có một thỏa thuận cắt giảm sản lượng 2,1 triệu thùng/ngày từ ngày 1/1/2020, bao gồm cả lượng dầu mỏ cắt giảm tự nguyện của Saudi Arabia.
Giá hai loại dầu chủ chốt này đã giảm khoảng 27% so với mức đỉnh xác lập hồi tháng 1/2020. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết, đề xuất cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày của OPEC vẫn còn ít hơn nhiều mức giảm dự kiến của nhu cầu dầu mỏ trong nửa đầu năm nay là 2,1 triệu thùng/ngày.
Morgan Stanley ngày 3/3 cũng đã cắt giảm dự báo giá dầu Brent trong quý II/2020 xuống còn 55 USD/thùng và giá dầu WTI xuống 50 USD/thùng với nhận định rằng tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2020 của Trung Quốc sẽ gần bằng 0 và nhu cầu ở các khu vực khác có thể cũng suy yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trong khi đó, động thái cắt giảm lãi suất mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dường như chỉ có tác động hỗ trợ hạn chế đối với giá dầu thô trước thềm các cuộc họp của OPEC và OPEC vào ngày 5-6/3./.
Minh Trang (Theo Reuters)
Các thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 4/2. Diễn biến này có được nhờ hoạt động mua vào sau khi phiên trước giảm mạnh, dù các nhà giao dịch vẫn lo ngại khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Các thị trường chứng khoán...