Lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực của người tị nạn tại Liban
Đại diện kiêm Giám đốc quốc gia của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), ông Abdallah Alwardat, ngày 16/12 cho hay mức độ mất an ninh lương thực đối với người tị nạn tại Liban là hết sức đáng lo ngại.
Trại tị nạn Al-Hol ở Syria. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu của ông Alwardat được đưa ra trong báo cáo do Trung tâm Thông tin Liên hợp quốc (LHQ) công bố sau khi nghiên cứu sơ bộ về “Đánh giá Nguy cơ tổn thương của người tị nạn Syria ở Liban năm 2022″, trong đó cho thấy điều kiện sống của tất cả người tị nạn Syria tiếp tục suy giảm mạnh. Theo báo cáo, “người tị nạn Syria đang phải cắt giảm bữa ăn; người lớn phải nhịn ăn để giành cho trẻ em và cắt giảm chi phí y tế, giáo dục để giành ưu tiên cho thực phẩm”.
Cũng theo báo cáo, “phần lớn các gia đình tị nạn ngày càng mắc nợ, đa số là tiền vay để mua thức ăn và gần 87% các gia đình xác định thực phẩm là ưu tiên chính, tiếp theo là nơi ở và y tế”.
Hôm 21/11, Thủ tướng tạm quyền Liban Najib Mikati thông báo WFP sẽ viện trợ 5,4 tỷ USD cho quốc gia Trung Đông trong 3 năm tới. Phát biêu họp báo ở Beirut, ông Mikati nêu rõ số tiền viện trợ sẽ được chia đều cho công dân Liban và người Syria tị nạn tại nước này. Quyêt định được đưa ra trong cuộc họp gần đây nhất của Ban điều hành WFP tại Rome (Italy).
Trong khi đó, ông Alwardat thông báo WFP sẽ tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp bằng hiện vật và tiền mặt. Gói viện trợ mới sẽ giúp đỡ 1 triệu người tị nạn Syria và 1 triệu người Liban trong khoảng thời gian 2023 – 2025.
Khoảng 2 triệu người Syria đang tị nạn tại Liban. Gần 830.000 người trong số đó đã được đăng ký với LHQ. Các chương trình của WFP đã hỗ trợ người Syria tị nạn tại Liban kể từ năm 2012, khi nhiều người bắt đầu rời quê hương để chạy trốn cuộc xung đột nổ ra một năm trước đó.
Kể từ năm 2019, Liban đã rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Theo LHQ, cuộc khủng hoảng tài chính khiến tỷ lệ nghèo đói lên tới hơn 80% dân số Liban, do giá lương thực tăng 2.000%. Hầu hết những người tị nạn Syria sống trong cảnh nghèo đói do những khó khăn kinh tế của Liban. Cuối năm 2020, LHQ ghi nhận 89% trong số họ sống trong tình trạng nghèo đòi cùng cực, so với 59% vào năm 2019.
WFP cắt giảm viện trợ lương thực cho Sudan do thiếu kinh phí
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) hôm 30/11 đã thông báo cắt giảm viện trợ lương thực cho Sudan do thiếu kinh phí.
Người tị nạn xếp hàng nhận lương thực cứu trợ tại bang Nam Kordofan, Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXN
Thông cáo báo chí của WFP cho biết việc giảm viện trợ sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị cứu người và làm tăng nguy cơ tử vong đối với 50% trong tổng số 1,7 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
WFP cho biết đang cần gần 7 triệu USD để duy trì hoạt động bình thường cho đến cuối năm nay. Việc thiếu kinh phí cũng đã buộc họ chỉ cung cấp dịch vụ cho khoảng 6% học sinh Sudan được đưa vào chương trình cung cấp thực phẩm tại trường học.
Hồi tháng 6, WFP đã cảnh báo rằng 15 triệu người ở Sudan, tương đương 1/3 dân số nước này, đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.
Mất an ninh lương thực nghiêm trọng đe dọa 345 triệu người toàn cầu Số lượng người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiệm trọng đã tăng gấp đôi kể từ năm 2019 do những tác động từ đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu. Người dân Yemen nhận lương thực viện trợ nhân đạo tại Taiz. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, Giám đốc khu vực của Chương trình...