Lo ngại vé máy bay tăng giá sau đề xuất tăng phí sân bay
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đơn vị đang khai thác 22 sân bay tại Việt Nam, vừa tiếp tục đề xuất tăng giá một số loại phí sân bay nội địa, điều này làm dấy lên lo ngại giá vé sẽ tăng.
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất lần thứ 2 trong năm về việc tăng giá ít nhất 3 loại dịch vụ liên quan tới hành khách và các hãng hàng không khai thác các đường bay nội địa.
Theo đó, ACV kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh giá dịch vụ hạ cất cánh quốc nội bằng 50% giá dịch vụ hạ cất cánh quốc tế. ACV cũng xin điều chỉnh giá phục vụ hành khách quốc nội 2 năm/lần để có thể kinh phí cải tạo hệ thống hạ tầng nhà ga nội địa vốn đã quá tải trong điều kiện sản lượng hành khách quốc nội tăng đột biến năm qua. Doanh nghiệp này cho rằng mức giá phục vụ hành khách quốc nội hiện quá thấp, chỉ bằng 14% giá quốc tế trong khi chi phí đầu tư cảng hàng không nội địa gần như tương đương với nhà ga quốc tế. ACV muốn tăng thêm 30.000 đồng do với mức giá hiện hành, thành 100.000 đồng/khách.
Các loại phí mà hành khách không thấy như cất hạ cánh máy bay, sân đỗ đều được tính vào giá vé máy bay. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Doanh nghiệp này cũng cho rằng, chính sách giá thấp áp dụng cho các hãng hàng không trong nước như hiện nay là hình thức Nhà nước đang bù đầu vào cho các hãng hàng không thông qua ACV. Điều này thể hiện qua việc giá vé máy bay TP HCM – Hà Nội của Vietjet Air và Jetstar Pacific khoảng 865.000 đồng mỗi chiều, thấp hơn rất nhiều giá vé tàu hỏa tuyến này (từ 1 đến 1,5 triệu đồng/chiều).
“Điều này làm méo mó thị trường vận tải, tác động tiêu cực đến sự phát triển của các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường bộ trong khi công năng, tiện ích của vận tải hàng không lớn hơn rất nhiều”, ông Lê Mạnh Hùng phân tích.
Video đang HOT
Với đề xuất của ACV, một chuyên gia hàng không nhận định, thời gian qua ngành hàng không đã có sự đầu tư đáng kể ở các sân nay, đặc biệt là các sân bay địa phương. Tuy nhiên việc tăng phí sân bay cần phải cân nhắc vì hàng không là lĩnh vực đặc thù, tăng phí sẽ làm tăng thêm chi phí của các hãng hàng không và ảnh hưởng đến hành khách vì đương nhiên phí sân bay sẽ phải tính vào giá vé.
Cũng theo vị này, hiện nay mức phí sân bay trong nước đã khá cao. Với chặng nội địa, nếu các hãng bán mỗi vé giá 500.000 đồng thì cộng thêm thuế, phí sân bay, phí soi chiếu, cất hạ cánh…, hành khách phải trả thêm khoảng 500.000 đồng. Với chặng quốc tế, giá vé đi châu Âu là 12 triệu đồng, cộng thêm thuế và phí của các sân bay Việt Nam và quốc tế thì giá vé máy bay lên tới 25 triệu đồng.
Ông Hùng cho rằng, hiện nay với giá vé của các hãng đã giảm, nếu nâng thuế phí chiếm tỷ trọng lớn thì càng khó khăn cho khách và hãng hàng không. Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải cần tính toán tăng phí theo lộ trình để các hãng hàng không có cơ sở tính toán kế hoạch kinh doanh.
Đại diện một hãng hàng không cũng nhận xét, giá vé hiện nay nhiều lúc giảm chỉ còn 0 đồng là do áp lực cạnh tranh, chứ các hãng trong nước đang khó khăn bù lỗ vận tải hàng không và tìm kiếm lợi nhuận từ các mảng kinh doanh khác. Nếu tăng phí sân bay đồng nghĩa tăng giá vé sẽ làm các hãng thêm khó khăn.
Về phía cơ quan quản lý, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, đề xuất mới đây của ACV chưa làm rõ việc cần thiết phải cần tăng giá các dịch vụ sân bay. Do đó, Bộ đã yêu cầu doanh nghiệp tính toán lại chi tiết hơn để cơ quan chủ quản xem xét.
Thứ trưởng Nhật nhìn nhận đầu tư dịch vụ nhiều sân bay địa phương hiện đang ở mức thấp, song việc điều chỉnh phí sẽ được các quan chức năng sẽ xem xét kỹ lưỡng để việc điều chỉnh giá của ACV không làm ảnh hưởng đến giá vé máy bay.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nhiều chuyến bay đến Hải Phòng bị hủy vì bão
Vietnam Airlines đã hủy 2 chuyến bay chặng Hải Phòng đi TP HCM, hãng Vietjet Air cũng hủy hai chuyến bay đi và đến Hải Phòng.
Ảnh minh họa
Do ảnh hưởng của bão Mirinae, hãng hãng không Vietnam Airlines đã hủy hai 2 chuyến bay VN1188 và VN1189 trên đường bay giữa TP HCM và Hải Phòng vào chiều tối 27/7. Thay vào đó, hãng này triển khai 2 chuyến bay bù trên chặng này vào sáng 28/7.
Tương tự, hãng hàng không Vietjet Air cũng hủy 2 chuyến bay đi và đến Hải Phòng là VJ293 và VJ286.
Jetstar Pacific có 2 chuyến bay giữa TP HCM và Hải Phòng phải chuyển hướng cất hạ cánh sang sân bay Nội Bài (Hà Nội) trong tối 27/7. Hành khách trên các chuyến bay này sẽ được di chuyển bằng đường bộ về Hải Phòng và ngược lại.
Theo đại diện các hãng hàng không, cơn bão Mirinae gây mưa lớn, có thể làm chậm chuyến bay tại các sân bay Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, nên có thể ảnh hưởng việc đi lại của hành khách tại các sân bay này.
Với hành khách bị hủy chuyến bay sẽ được miễn phí chuyển sang chuyến bay khác cùng chặng còn chỗ hoặc hoàn vé, bảo lưu vé miễn phí.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của bão lúc 19h30 ở Văn Lý (Nam Định) đã có gió mạnh cấp 9. Tâm bão hiện trên vùng biển các tỉnh Thái Bình - Ninh Bình, sức gió tối đa 90 km/h.
Dự báo, trong 3 giờ tới, bão theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào Nam Định - Bắc Thanh Hóa và ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa.
Đoàn Loan
Theo VNE
Khi hàng không giá rẻ bắt tay với nhà phân phối bán lẻ Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific vừa công bố chương trình hợp tác cùng hệ thống Bic C và C Express Việt Nam để mang thêm lợi ích cho cộng đồng khách hàng đi máy bay. Theo đó, mỗi 1.000 đồng thanh toán vé máy bay sẽ được cộng thưởng 20 điểm Big Xu. Điểm thưởng có thể sử dụng để nhận...