Lo ngại thanh tra… ngồi chờ, vi phạm được dịp… tranh thủ
Ngày 12-4, tại cuộc giao ban quý I-2013, câu chuyện về số phận của lực lượng Thanh tra Xây dựng (TTXD) sau khi chấm dứt thí điểm từ 15-5 tới trở nên sôi nổi hơn lúc nào hết. Nhiều ý kiến lo ngại về tình hình lộn xộn trong quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội sau ngày 15-5 (thời điểm có hiệu lực của Nghị định 26/NĐ-CP).
Trong lúc “giao thời”, vi phạm trật tự xây dựng có thể sẽ bùng phát trở lại
(Trong ảnh: Xử lý phá dỡ hạng mục sai phép tại một công trình vi phạm ở quận Đống Đa)
Tình hình rất căng thẳng!
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng thừa nhận: “Khi có Nghị định 26/NĐ-CP, Thanh tra Bộ Xây dựng hiểu tình huống là rất “căng thẳng” vì đây là việc liên quan đến thiết kế, phương thức vận hành của một bộ máy lên đến hàng nghìn người”. Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Bộ Xây dựng đang khẩn trương soạn thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 26/NĐ-CP với nguyên tắc đảm bảo ổn định lực lượng, phù hợp pháp luật và có tác dụng tốt với thực tiễn. Tuy nhiên, thời gian rất gấp, việc ban hành Thông tư sẽ khó kịp thời điểm 15-5.
Nhiều cán bộ TTXD tâm sự rằng không quá bất ngờ khi nghe thông tin chấm dứt thí điểm TTXD quận, phường nhưng thực sự vẫn “sốc”, đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn. Chánh TTXD quận Hoàn Kiếm Nguyễn Đình Tĩnh lo lắng, phần đông TTXD đang ở diện ký hợp đồng với các xã, phường, nếu thực hiện theo phương án rút lực lượng TTXD về Sở Xây dựng quản lý thì không thể “ôm” được hết số lượng này. Hiện tại, lực lượng TTXD trên toàn địa bàn TP Hà Nội là hơn 1.720 cán bộ. Trong đó mỗi xã có trung bình 2-3 cán bộ, mỗi phường có 3-4 cán bộ.
Nhiều ý kiến của TTXD tỏ ra bức xúc vì để kiện toàn bộ máy, trong thời gian qua lực lượng này đã tham gia nhiều khóa học, lớp tập huấn do Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ tổ chức để nâng cao chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thậm chí, có những thanh niên mới tốt nghiệp đại học với định hướng thi tuyển vào lực lượng này đã đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để tham gia các khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu về bằng cấp, trình độ của một thanh tra viên. Để được tuyển dụng, TTXD phải qua các kỳ thi do Sở Nội vụ tổ chức, UBND TP ra quyết định công nhận, nay theo quy định mới, lực lượng TTXD tại các quận, huyện, xã phường lại không còn chỗ đứng… Đại diện TTXD huyện Đông Anh chua chát: “Thực tế này rất đau xót!”.
Sợ bùng phát vi phạm
Ngay sau khi quy định mới về TTXD được ban hành, nhiều quận, huyện đã ngay lập tức tiến hành họp bàn về những thay đổi nhân sự, những vấn đề tồn đọng hoặc phát sinh khi Nghị định 26/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Tâm lý bao trùm lúc này là lo ngại các đối tượng sẽ lợi dụng lúc “giao thời” để tranh thủ vi phạm. Nhiều TTXD cho rằng, rất có thể tình trạng vi phạm trật tự xây dựng sẽ bùng phát.
Ông Nguyễn Đình Tĩnh, Chánh TTXD quận Hoàn Kiếm băn khoăn: “Nếu đến thời điểm 15-5, TTXD quận, huyện không còn tư cách, danh nghĩa gì thì làm sao có thể lập biên bản, đề xuất xử lý thế nào?”. Cùng tâm trạng, ông Ngô Mạnh Điềm – Chánh TTXD quận Long Biên lo lắng: “Tới đây, làm thế nào để giữ được “trận địa”. Đại diện TTXD quận Long Biên thông tin, có trường hợp vi phạm đã bị lực lượng TTXD phát hiện, nay trước thông tin về việc chấm dứt thí điểm, TTXD quận, phường sẽ không còn quyền hạn vào ngày 15-5 tới, họ đã tập kết vật liệu chỉ chờ đến “giờ G” là… vi phạm. Nhiều quận, huyện khác cũng đồng tình với quan điểm, trong lúc chờ đợi Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng và quyết định của thành phố, Sở Xây dựng cần có văn bản hướng dẫn để lực lượng TTXD thực hiện nhiệm vụ.
Rất lo lực lượng TTXD sẽ “rã đám” hoặc “ngồi chơi, xơi nước” chờ sắp xếp, tổ chức lại, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, ông Trần Đức Học “thiết tha đề nghị các cán bộ TTXD tiếp tục duy trì hoạt động bình thường, hiệu quả cho đến ngày 15-5 với đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 89/QĐ-TTg”. Sau thời điểm này, lực lượng vẫn tiếp tục tạm thời tồn tại nhưng chức năng, quyền hạn phải tạm dừng vì nếu thực hiện là sai luật. Khi đó, lực lượng này sẽ là giúp chính quyền quận, huyện, phường, xã trong quản lý trật tự xây dựng, báo cáo ngay khi có vi phạm phát sinh. UBND TP đã giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng ngay trong tháng 4-2013 phải hoàn tất việc lập Đề án bố trí lực lượng TTXD theo Nghị định 26/NĐ-CP và Quy chế phối hợp giữa lực lượng TTXD với chính quyền cơ sở. Quan điểm của Sở Xây dựng là lực lượng TTXD phải trực thuộc các quận, huyện để phù hợp với thực tiễn và đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.
Theo ANTD
Năm 2016: Hoàn thành đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ trên cao, đoạn cầu Vĩnh Tuy tới Ngã Tư Sở.
Là một trong 37 dự án trọng điểm của Hà Nội nhưng tiến độ triển khai dự án này hiện đang khá chậm. UBND TP yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần đẩy nhanh các khâu, hạng mục của công trình, đảm bảo dự án hoàn thành trong năm 2016. Về phương án kiến trúc, UBND TP thống nhất phương án kết nối với đường vành đai 2 đi thấp (phần dưới đất) tại nút giao Ngã Tư Vọng. UBND TP cũng giao Công ty CP Vincom, nay là Tập đoàn Vingroup (nhà đầu tư) cân đối quỹ nhà tái định cư cho dự án đường vành đai 2 đi thấp, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng. Các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ GPMB, tái định cư, làm cơ sở triển khai dự án.
Theo ANTD
Dứt điểm GPMB đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa chỉ đạo tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội. Phối cảnh lồng ghép ga 9 tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội Cụ thể, đối với các vướng mắc trong công tác GPMB và tái định...