Lo ngại siêu khuẩn kháng thuốc tại VN: Kiểm soát nhiễm chéo
Kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong Bệnh Viện (BV).
Bệnh nhân nặng nằm thở máy, điều trị kháng sinh cả tháng trời tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – ẢNH: DUY TÍNH
TS-BS Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng thông tin về siêu khuẩn kháng thuốc (nói trên) có thể là kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong BV.
Khi chưa có nghiên cứu đó thì Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động, các quy định về chống nhiễm khuẩn BV để kiểm soát nhiễm chéo trong BV.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: “Về nghiên cứu của tổ chức nước ngoài cảnh báo nguy cơ “dịch” lây lan vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh trong BV, chúng tôi đang cho kiểm tra lại để xác định được các BV nào là “tâm điểm”. Tuy nhiên, dù có hay không có khuyến cáo đó thì chống nhiễm khuẩn BV luôn được Bộ Y tế chú trọng và chỉ đạo các BV thực hiện nghiêm túc”.
Video đang HOT
Theo GS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, tại VN hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn BV, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh vật gây nhiễm khuẩn BV và kháng kháng sinh, từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh BV.
Nhưng theo ông Tiến, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của VN hiện vẫn còn nhiều thách thức do nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhiều BV chưa được quan tâm đầu tư đúng quy định.
Các giải pháp TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan đưa ra gồm: phòng ngừa trong BV (kê toa thuốc kháng sinh đúng, hợp lý; kiểm soát nhiễm khuẩn) và tăng cường truyền thông để sử dụng kháng sinh đúng tại cộng đồng. Người dân khi có bệnh cần đi khám để BS cho toa, không tự ý ra nhà thuốc mua kháng sinh, dùng thuốc đủ liều, đúng cách theo BS hướng dẫn. Nếu uống không đủ liều thì vi khuẩn có cơ hội kháng thuốc…
TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan cho biết thêm, 3 năm qua, tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã triển khai kiểm soát kháng sinh bằng công nghệ thông tin, đồng thời xây dựng ứng dụng để hỗ trợ BS tham khảo khi kê toa kháng sinh cho bệnh nhân.
“Thực tế khiến vi khuẩn kháng kháng sinh ở cộng đồng còn có lý do sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Nếu con người ăn phải những thực phẩm có kháng sinh tồn dư cao thì cơ thể cũng sẽ mang những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh này”, TS-BS Hương Lan khuyến cáo.
BS Bạch Văn Cam, Chủ tịch Hội Hồi sức – cấp cứu TP.HCM, cho rằng cần truyền thông cho người bệnh bằng các kênh thông tin từ báo chí, bản tin ở các BV… về việc khi nào sử dụng kháng sinh, sự nguy hiểm kháng thuốc…
Các BS khuyến cáo: Hạn chế vào môi trường BV, cụ thể, hạn chế đi thăm bệnh đông, không để trẻ em vào BV, vì môi trường BV dễ làm lây nhiễm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn kháng thuốc; khi đi thăm bệnh nhân ở BV về, cần rửa tay sạch sẽ.
Theo Thanh niên
Thuốc lá có thể gây ung thư phổi như thế nào?
Ung thư phổi là một trong nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư. Các ca mắc liên quan mật thiết đến hút thuốc lá.
Các chuyên gia y tế và đại sứ thiện chí Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá kêu gọi xây dựng môi trường không khói thuốc vì sức khỏe bản thân và cộng đồng - N.S
Hút thuốc lá - nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi
Theo Bệnh viện K T.Ư, các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Số lượng hút càng lớn, trong thời gian càng dài thì nguy cơ mắc càng cao.
90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc nhưng họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm.
Các chuyên gia về ung bướu cũng lưu ý, nhiều người cho rằng thuốc lá độc hại gây ung thư, còn thuốc lào thì an toàn do được "lọc" các thành phần độc hại trong khói thuốc nhờ có lượng nước nhỏ chứa trong ống điếu. Tuy nhiên, ở nước ta, hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
Cơ chế tấn công của "độc chất" gây ung thư
Theo Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe và 69 loại gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Trong số 69 chất gây ung thư có một số chất như: hợp chất thơm có vòng đóng, benzopyrene hay các nitrosamine. Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá khuyến cáo: "Mỗi người cần chủ động phòng mắc ung thư phổi bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Theo kết quả điều tra về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS 2015): so với năm 2010 tỷ lệ hút thuốc trong nam giới VN đã giảm (từ 47,4% xuống 45,3%). Mặc dù vậy đây vẫn còn là một tỷ lệ cao cần phải giảm hơn nữa".
Theo Thanh niên
Trẻ sống chung với người hút thuốc nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp Phổi của trẻ vốn chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất độc trong khói thuốc. Do đó, việc hút thuốc thụ động từ khói thuốc của người xung quanh sẽ khiến trẻ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. PGS. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng...