Lo ngại Nga, Mỹ nâng hỏa lực xe bọc thép
Theo Sputnik, ba tháng sau khi Lục quân Mỹ đề xuất cải tiến vũ khí quân sự, xe bọc thép Stryker của Mỹ tại châu Âu sẽ sớm được nâng cấp hỏa lực bằng loại pháo 30mm. Nguyên nhân là sợ không địch nổi xe bọc thép BMP-3 và BTR-80/82 của Nga.
Trung đoàn Kỵ binh số 2 của lục quân Mỹ là một trong hai lữ đoàn chiến đấu Mỹ đồn trú tại lục địa châu Âu. Đóng quân tại Đức, lữ đoàn đã tiến hành một cuộc hành quân “Dragoon Ride” dài 1.100 dặm qua các quốc gia Baltic hồi tháng 4-2015.
Được tổ chức nhằm phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ nhằm thị uy Nga,cuộc hành quân này đã đáp ứng được ít nhất mục đích thiết thực. Tuy nhiêm, lục quân Mỹ lại nói rằng pháo 12,7mm của xe bọc thép Stryker quá nhỏ so với pháo 100mm và 30mm được trang bị trên các phương tiện vận tải quân sự của Nga.
Đại tá John Meyer, chỉ huy lữ đoàn, đã yêu cầu trang bị pháo 30mm cho 81 xe bọc thép Stryker. Với chi phí 3,8 triệu USD cho mỗi xe, kế hoạch nâng cấp sẽ sớm được triển khai, và có thể được hoàn thành trong khoảng thời gian “thực tế” từ 24 đến 36 tháng.
Video đang HOT
Xe bọc thép Stryker được Mỹ triển khai ở châu Âu (Nguồn: Sputnik News)
Theo Thượng nghị sĩ Rob Portman, lục quân Mỹ đã lên kế hoạch nâng cấp các xe bọc thép Stryker vào năm 2020. Nhưng ông cho rằng do tình hình tại châu Âu đang xấu đi, nên kế hoạch phải được xúc tiến nhanh hơn. Nhiều khả năng lục quân Mỹ sẽ lựa chọn Bushmaster II 30mm, loại pháo “có thể phá hủy bất cứ thứ gì ngoài xe tăng hạng nặng, nhưng sẽ gây thiệt hại lớn cho chúng”, tờ Defense News dẫn lời ông Jim Hasik, nhà nghiên cứu cao cấp về quốc phòng tại Trung tâm Brent Scowcroft, cho biết. Stryker là xe quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Âu, nhưng hôm 24-7, truyền thông đưa tin Lầu Năm Góc có thể triển khai xe tăng M1 Abram và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đến Hungary vào năm 2016 để tham gia các cuộc diễn tập của NATO trong khu vực, tờ Napi Gazdasag (Hungary) cho biết.
Ngọc Như
Theo_PLO
Lục quân Mỹ mua súng phóng lựu thế hệ mới
Lục quân Mỹ sắp tới sẽ mở thầu tìm mua dòng vũ khí hỏa lực vác vai mới với yêu cầu vũ khí mới phải đáp ứng khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong "tầm hỏa lực bộ binh".
Súng phóng lựuCarl Gustav trong biên chế Lục quân Mỹ.
Theo một số nguồn tin, chương trình trên với tên gọi IAM - Individual Assault Munition sẽ được Lục quân Mỹ đệ trình lên Lầu Năm góc trong tương lai gần.
Hiện tại, Lục quân Mỹ đang sở hữu 4 dòng súng phóng lựu cơ bản gồm: Súng chống tăng AT-4 cỡ 84mm, M141 cỡ 83mm chuyên dùng để phá công sự, M72 cỡ 66mm và súng Carl Gustav mua của Thụy Điển. Do được thiết kế cho các nhiệm vụ chuyên biệt nên các dòng súng phóng lựu vác vai trên không có tính đa dụng cao. Cụ thể, AT-4 rất mạnh khi chống lại các phương tiện thiết giáp, nhưng lại không hiệu quả khi chống lại đối phương ẩn nấp sau các công sự kiên cố. Chính vì thế chương trình IAM sẽ tái trang bị cho Lục quân Mỹ dòng súng phóng lựu đa dụng mới với dải công tác rộng đảm bảo thực hiện mọi nhiệm vụ.
Yêu cầu đối với IAM hiện trong giai đoạn hoàn thiện. Từ các thông tin sơ bộ, IAM có trọng lượng khoảng 10 tới 16 cân Anh, dài 40 inches. Súng phóng lựu mới đảm bảo khả năng xuyên phá công sự được gia cố bằng bê tông hoặc bọc thép nhẹ. Lục quân Mỹ cũng yêu cầu súng phóng lựu mới phải bắn được trong không gian hẹp mà không gây sát thương đối với kíp xạ thủ.
Dự kiến, tham gia dự thầu IAM sẽ là General Dynamics, Rafael, Aerojet Rocketdyne, Saab.... Súng phóng lựu mới sẽ được biên chế cho Lục quân Mỹ từ năm 2018.
Liên quan tới IAM, mới đây, Saab đã giới thiệu phiên bản mới nhất của súng phóng lựu Carl Gustav M4 chỉ nặng 6,3kg (nhẹ hơn 3kg so với bản M3) và chiều dài súng chưa tới 1m.
Theo TUẤN SƠN/QĐND Online(theo Armtrade)
Theo_PLO
6 lực lượng lục quân hùng mạnh nhất thế giới qua mọi thời đại Hai nhà báo Mỹ xếp lục quân La Mã, Mông Cổ, Ottoman, Đức Quốc xã, Liên Xô, và Mỹ vào nhóm quân đội hàng đầu thế giới từ cổ chí kim. Trong quan hệ thế giới nhiều rủi ro và bất định, sức mạnh quân sự là một dạng công cụ quan trọng. Một quốc gia có thể có một nền văn hóa,...