Lo ngại khủng hoảng kép từ xung đột Israel-Hamas
Tác động của tình trạng leo thang căng thẳng ở Trung Đông đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ xuất hiện trên bàn nghị sự của một loạt các hội nghị do IMF, WB hay G7 tổ chức, trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas đang gián tiếp manh nha một cuộc khủng hoảng kép cả về nhân đạo lẫn kinh tế.
Reuters đưa tin, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế Masato Kanda nhận định, mặc dù không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước Công nghiệp phát triển (G7) ngày 12/10, song hậu quả từ cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine nhiều khả năng vẫn sẽ được đưa ra thảo luận. Quan chức Nhật Bản đánh giá cuộc xung đột đang ảnh hưởng đến các thị trường dưới dạng phản ứng bán tháo sản phẩm tài chính, bắt nguồn từ tình trạng bất ổn gia tăng, đòi hỏi các bên phải theo dõi chặt chẽ và có các phản ứng cần thiết.
Xung đột giữa Israel và phong trào Hamas có thể gây nhiều rủi ro với nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Trên thực tế, thị trường dầu mỏ và chứng khoán đã chịu tác động ngay lập tức từ xung đột tại Trung Đông. Mặc dù giá dầu thế giới đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch gần nhất, nhưng ngày 9/10, giá loại hàng hóa này đã tăng tới 4%. Tuy cả Israel và Palestine đều không phải là những nhà cung cấp lớn trên thị trường dầu mỏ, nhưng xung đột xảy ra tại khu vực sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới, do vậy phản ứng của các nước như Iran, Arab Saudi sẽ được theo dõi chặt chẽ vì nó có thể gây ra đợt tăng giá mới.
“Thị trường lo ngại tình hình Trung Đông sẽ như một quả bom nổ chậm. Trong trường hợp căng thẳng leo thang, có thể eo biển Hormuz sẽ bị đóng cửa, khiến việc vận chuyển dầu khó khăn. Giá dầu tăng vọt thì giá các loại hàng hóa khác sẽ tăng theo. Chúng ta sẽ lại đối mặt với nguy cơ lạm phát”, chuyên gia phân tích Robert Halver của ngân hàng Baader Bank cho biết.
Xung đột đang diễn ra tại Trung Đông có thể còn có tác động tới quyết định tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) xem có nên tăng lãi suất hay không, với dự đoán rằng giá năng lượng tăng cao là rủi ro cho triển vọng lạm phát. Giao dịch cổ phiếu và trái phiếu vài ngày tới cũng sẽ cho thấy các thị trường dự báo kết quả như thế nào.
“Xung đột này có thể kéo giá dầu tăng, lạm phát tăng, đe dọa triển vọng tăng trưởng”, Karim Basta, chuyên gia kinh tế tại III Capital Management cho biết. FED sẽ phải cân nhắc liệu giá cả cao hay tăng trưởng chậm mới là điều đáng lo ngại hơn. Trước đó, giới chuyên gia nhận định việc xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas có thể khiến các ngân hàng trung ương đối mặt với những xu hướng lạm phát mới, cũng như “giáng đòn mạnh” vào triển vọng kinh tế ở thời điểm có nhiều hy vọng về khả năng kiềm chế đà tăng giá vốn do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra.
Dự kiến, bất ổn tái diễn ở Trung Đông và các vấn đề liên quan có thể trở thành nội dung thảo luận chính trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu tham dự Hội nghị thường niên mùa Thu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Marrakesh (Morroco) trong tuần này.
Trong khi một kịch bản lạm phát đang được nhắc tới, một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang trở nên trầm trọng hơn. Xung đột bùng phát và leo thang từ cuối tuần qua đã khiến tổng cộng hơn 2.000 người tại Israel và Dải Gaza thiệt mạng trong khi hàng nghìn người nước ngoài mắc kẹt ở cả hai bên. Nhiều nước đã mở các chiến dịch hồi hương công dân, vào thời điểm hầu hết các hãng hàng không quốc tế đã hoãn hoặc tạm dừng dịch vụ.
Trong khi đó, ngày 11/10 (giờ địa phương) nhà chức trách Dải Gaza thông báo điện lưới khu vực đã sập hoàn toàn sau khi nhà máy điện duy nhất dừng hoạt động vì thiếu nhiên liệu trong bối cảnh Israel phong tỏa toàn bộ vùng đất này, đẩy người dân trong khu vực vào hoàn cảnh đáng lo ngại. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 12/10 đã lập tức cảnh báo nguy cơ xung đột Israel-Hamas lan rộng, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh làm căng thẳng leo thang hơn nữa.
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh dân thường cần được bảo vệ mọi lúc, luật nhân đạo quốc tế cần phải được tôn trọng và tuân thủ. Theo LHQ, cho đến nay, hơn 260.000 người đã phải rời khởi nơi ở để đến tạm trú ở những khu vực khác trong phạm vi Dải Gaza, chủ yếu là tạm trú tại các trường học do LHQ xây dựng tại đó. Cho đến nay, đây là con số cao nhất kể từ khi xảy ra cuộc xung đột kéo dài 50 ngày giữa Israel – Hamas vào năm 2014. Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết con số này sẽ gia tăng trong những ngày tới. Tổng Thư ký Guterres cũng nêu bật tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm vào Dải Gaza thông qua việc tiếp cận nhân đạo nhanh chóng và không bị cản trở.
Trong nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp cho tình hình hiện nay, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ nhóm họp vào chiều 13/10 để thảo luận về xung đột giữa Israel và phong trào Hamas. Hiện các cuộc đàm phán hòa giải trong khu vực (do Ai Cập, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ dẫn dắt, với sự ủng hộ từ Arab Saudi và Mỹ) đang tập trung vào các vấn đề mở hành lang an toàn để sơ tán người nước ngoài từ Dải Gaza, đưa cứu trợ nhân đạo khẩn cấp tới vùng này thông qua cửa khẩu trên biên giới Rafah của Ai Cập và tìm kiếm một lệnh ngừng bắn nhân đạo trên Dải Gaza cũng như các vùng xung quanh. Theo các nguồn thạo tin, phong trào Hamas và các cơ quan đại diện người Palestine nhất trí phối hợp với các nỗ lực hòa giải trong khi Chính phủ Mỹ và các nước Arab đang hối thúc Israel tích cực tham gia để sớm triển khai kế hoạch.
Những điều cần biết về xung đột Hamas-Israel
Trung Đông đang nóng với cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza và Israel. Tính đến ngày 10.10, hơn 1.500 người Israel và Palestine thiệt mạng.
Khi những hình ảnh và video về sự tàn phá được truyền đi từ Israel, mọi con mắt đều đổ dồn vào lực lượng Hamas và Gaza, một trong những dải đất nghèo đói và đông dân nhất thế giới. Israel đã ra lệnh phong tỏa khu vực này vào hôm 9.10, và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant tuyên bố rằng sẽ "không có điện, không có thực phẩm, không có nhiên liệu" cho hơn 2 triệu người Palestine sống ở đó.
Về Hamas
Hamas là tổ chức chính trị do ông Ismail Haniyeh lãnh đạo, và quản lý Dải Gaza. Tên của nhóm là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Ả Rập được dịch là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Hamas được thành lập vào năm 1987 trong cuộc nổi dậy nhằm phản đối việc Israel đóng ở Gaza và Bờ Tây.
Binh lính Israel kiểm tra một khu vực ở miền nam đất nước, sau khi còi báo động không kích vang lên ngày 9.10. Ảnh REUTERS
Hamas là một trong hai đảng chính trị lớn ở vùng lãnh thổ Palestine. Nhóm này chính thức nắm quyền ở Gaza sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006. Kể từ đó, không có cuộc bầu cử nào được tổ chức, theo tờ The Washington Post.
Dải Gaza
Dải Gaza là khu vực nhỏ giáp Israel và Ai Cập trên biển Địa Trung Hải. Cùng với Bờ Tây, Gaza là một trong hai vùng lãnh thổ của Palestine. Dải đất hẹp này hiện dưới sự kiểm soát của Israel, điều mà phía Palestine lên án, theo The Washington Post.
Bờ Tây bao gồm Đông Jerusalem, giáp Jordan và biển Chết.
Về lịch sử, Gaza là một phần của Đế chế Ottoman trước khi chịu sự chiếm đóng của Anh từ năm 1918-1948 và Ai Cập từ năm 1948-1967.
Dải Gaza (vùng màu đỏ bên trái) và Bờ Tây (vùng màu đỏ bên phải). Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SKY NEWS
Đến năm 1967, gần 20 năm sau khi Israel tuyên bố lập quốc vào năm 1948, nước này đã đánh bại Ai Cập trong Chiến tranh 6 ngày và giành được quyền kiểm soát cả Gaza và Bờ Tây. Israel kiểm soát Gaza trong 38 năm, xây dựng 21 khu định cư của người Do Thái trong thời kỳ này.
Đến năm 1993, hiệp định Oslo giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine đã được ký kết nhằm mục đích thực hiện "quyền tự quyết của người dân Palestine". Năm 1994, người Palestine nắm quyền kiểm soát với tư cách là chính quyền ở Gaza.
Một phần của nỗ lực thúc đẩy hòa bình lớn hơn là việc Israel tuân theo kế hoạch rút quân đơn phương do Thủ tướng Ariel Sharon đề xuất vào năm 2003 nhằm dỡ bỏ các khu định cư của Israel ở Gaza. Năm 2005, Israel từ bỏ quyền kiểm soát Gaza dưới áp lực trong nước và quốc tế, rút 9.000 người định cư và lực lượng quân sự Israel khỏi đây.
Cuộc tấn công của Hamas vào Israel xảy ra như thế nào?
Giao tranh ở Gaza
Mặc dù Israel đã từ bỏ quyền kiểm soát Dải Gaza nhưng nước này vẫn tiếp tục phong tỏa trên bộ, trên không và trên biển đối với Gaza kể từ năm 2007 với lý do ngăn chặn Hamas trỗi dậy.
Động thái của Israel đã vấp phải sự chỉ trích của các nhóm nhân quyền. Liên Hiệp Quốc ước tính lệnh phong tỏa đã khiến nền kinh tế Palestine thiệt hại nặng nề.
Hamas, giống như nhiều nhóm ở Trung Đông, tin rằng lãnh thổ mà Israel đang kiểm soát trên thực tế là thuộc về người dân Palestine.
Israel có lịch sử thù địch lâu dài với Hamas. Trước cuộc xung đột mới nhất nổ ra ngày 7.10, 2 bên đã trực tiếp đối đầu quân sự với nhau 4 lần, theo tờ The Wall Street Journal.
Vào cuối tháng 12.2008, Israel đã phát động chiến dịch quân sự kéo dài 3 tuần ở Gaza khiến hơn 1.300 người Palestine và 13 người Israel thiệt mạng. Cuộc chiến bùng phát sau cuộc đột kích của Israel vào Gaza vào 1 tháng trước đó, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
Cường quốc quân sự Israel vì sao bị Hamas gây choáng váng?
Đến tháng 11 .2012, Israel tiếp tục phát động một cuộc tấn công kéo dài 8 ngày vào Gaza, bắt đầu bằng cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái giết chết chỉ huy quân sự cấp cao của Hamas khi đó là Ahmed Jaabari. Trong khi Israel bắn phá dữ dội vào Gaza, Hamas triển khai đợt tấn công bằng tên lửa vào bên trong Israel. Cuộc chiến đã giết chết hơn 100 thường dân Palestine, 2 binh sĩ Israel và 4 thường dân Israel. Tuy nhiên, nó kết thúc tương đối nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Ai Cập, lúc đó do Tổng thống Mohammed Morsi lãnh đạo.
Hoạt động quân sự dài nhất và khốc liệt nhất ở Gaza cho đến nay diễn ra vào mùa hè năm 2014. Thời điểm đó, Israel tiến hành chiến dịch kéo dài 50 ngày chống lại lực lượng của Palestine, khiến hơn 2.000 người Palestine thiệt mạng, hơn 7.000 ngôi nhà bị phá hủy và gây thiệt hại. Ngoài ra, 67 binh sĩ Israel, 5 thường dân Israel và một thường dân Thái Lan cũng mất mạng trong lần đụng độ này. Hoạt động quân sự của Israel bao gồm cả các cuộc không kích và hoạt động trên bộ.
Đến năm 2021, sau nhiều tuần đối đầu leo thang ở Jerusalem, trong đó có lực lượng an ninh Israel đột kích vào khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem, địa điểm linh thiêng thứ ba của Hồi giáo, Hamas và Thánh chiến Hồi giáo đã bắn một loạt tên lửa vào Israel.
Lầu Năm Góc Mỹ cam kết đảm bảo vũ khí đạn dược cho cả Israel và Ukraine
Israel sau đó đã phát động chiến dịch không kích khiến hơn 250 người ở Gaza thiệt mạng. Về phía Israel, đụng độ khiến 14 thường dân và 1 binh sĩ mất mạng. Vòng giao tranh này kết thúc sau 11 ngày với lệnh ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
5 'cơn đau đầu' của Tổng thống Biden khi xung đột Israel-Hamas leo thang Bạo lực gia tăng ở Trung Đông đặt ra cho Tổng thống Mỹ Joe Biden 5 vấn đề lớn cần giải quyết, trước mối đe dọa về một cuộc xung đột rộng lớn hơn, nguy hiểm hơn đang rình rập ở miền nam Israel và Gaza. Tổng thống Joe Biden phát biểu về các cuộc tấn công nhằm vào Israel ngày 7/10/2023. Ảnh:...