Lo ngại khi doanh nghiệp FDI chỉ vay vốn ngân hàng ngoại
Việc quản lý chặt hoạt động vay vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là rất cần thiết do hoạt động chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam thời gian qua diễn biến rất phức tạp.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giám sát rất chặt chẽ hoạt động vay nợ của doanh nghiệp FDI để kiểm soát nợ quốc gia.
Nhà đầu tư ngoại đòi “mở” hơn nữa
Tổng hợp các ý kiến gửi tới Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2019, một số nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ mong muốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN) có cơ chế thoáng hơn trong quản lý hoạt động vay nợ nước ngoài.
Đại diện Công ty TNHH Vina Pioneer Industrial và Công ty TNHH Pioneer Plastic Industrial cho hay, doanh nghiệp này đăng ký vay vốn nước ngoài, song đã bị NHNN từ chối vì cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN). Đại diện doanh nghiệp cho rằng, không nên phân biệt cư trú hay không cư trú tại Việt Nam.
Hơn nữa, hiện hàng loạt chi nhánh hoặc công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam vẫn có quyền vay vốn từ công ty mẹ. Vì vậy, chính sách trên tạo ra sự thiếu công bằng. Doanh nghiệp trên kiến nghị NHNN cân nhắc thay đổi.
Liên quan đến chuyện vay vốn của doanh nghiệp FDI, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc đề nghị: “Để các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam ổn định, sự cung cấp vốn từ các ngân hàng Hàn Quốc là rất cần thiết. Do doanh nghiệp mới đầu tư chưa có kết quả kinh doanh, nên phải sử dụng khoản vay bằng tín dụng hoặc tài sản của công ty mẹ và muốn nhận thông tin địa phương cùng tư vấn tài chính từ các ngân hàng của Hàn Quốc. Chúng tôi rất mong NHNN hỗ trợ để các ngân hàng của Hàn Quốc mở chi nhánh và thành lập pháp nhân tại Việt Nam”.
Ngoài ra, Nhóm công tác Đầu tư và Thương mại băn khoăn khi NHNN yêu cầu đăng ký khoản vay và coi đây là một trong những điều kiện để chấp thuận cho vay. Họ cho rằng, các yêu cầu này vô tình làm phong tỏa nguồn vốn. Cụ thể, quy trình đăng ký chậm đã làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ thanh toán của doanh ngiệp, khiến doanh nghiệp không thể trả gốc, trả lãi cũng như gia hạn khoản vay.
Vì vậy, nhóm công tác kiến nghị NHNN thay đổi theo hướng đăng ký chỉ để phục vụ mục đích thông tin, thay vì để xin cấp phép. Ngoài ra, tại bất kỳ thời điểm nào trước, trong hoặc sau khi một khoản vay cụ thể được đăng ký, các doanh nghiệp cần có quyền được chuyển tiền liên quan tới các khoản vay đó, nếu mối quan hệ giữa bên nhận và nguồn gốc của nguồn tiền có thể được xác định và mục đích của việc chuyển tiền được làm rõ, trừ phi có nghi vấn chuyển tiền phục vụ mục đích phi pháp…
Mở toang quản lý ngoại hối, khó giám sát được hoạt động chuyển giá
Một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho hay, không chỉ Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giám sát rất chặt chẽ hoạt động vay nợ của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI để kiểm soát tổng thể nợ quốc gia.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, hàng năm, trên cơ sở tính toán tổng thể nợ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt hạn mức các khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh để tổng hạn mức nợ không vượt mức cho phép. Hoạt động tự vay, tự trả nước ngoài của doanh nghiệp, nhất là các khoản vay trung, dài hạn… phải căn cứ vào hạn mức này.
Hơn nữa, việc kiểm soát hoạt động vay nợ nước ngoài còn nhằm hạn chế tình trạng vốn mỏng của doanh nghiệp FDI. Việc phân biệt cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam không thể bỏ, bởi đây là căn cứ để cơ quan quản lý xác định các giao dịch chuyển tiền trong nước và ngoài nước.
Ở góc độ tài chính, nhiều chuyên gia cho rằng, quản lý chặt chẽ hoạt động vay vốn của doanh nghiệp FDI là rất cần thiết, do hoạt động chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam thời gian qua diễn ra rất phức tạp, chủ yếu qua hình thức cho vay giữa các thành viên trong tập đoàn.
GS-TS. Phạm Thế Anh, Chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách ( VEPR) chỉ ra rằng, các công ty FDI, các công ty đa quốc gia ở Việt Nam thường sử dụng “chiêu” vay vốn để né thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp tiêu biểu trước đây là, công ty 100% vốn Hàn Quốc Keangnam – Vina vay vốn từ Kookmin Bank (đều thuộc Tập đoàn Keangnam) với lãi suất 12%/năm (lãi suất cho vay của các ngân hàng trong nước khi đó là 5-7%/n/ăm), chi phí dàn xếp vốn lên tới trên 2.000 tỷ đồng. Nhờ khoản vay này, Kangnam liên tục báo lỗ để không phải nộp thuế thu nhập ở Việt Nam.
Trên thực tế, xét về mặt công nghệ cũng như sản phẩm, dịch vụ, nhiều ngân hàng Việt Nam không hề thua kém các ngân hàng thế giới, hoàn toàn có thể đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp FDI.
Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp FDI hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi ở Việt Nam, song lại chỉ “chơi” với ngân hàng ngoại là rất đáng lo.
Cần có quy định yêu cầu doanh nghiệp FDI sử dụng dịch vụ của ngân hàng nội
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, hầu hết các sản phẩm lõi như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, vay vốn, gửi tiền… đều được doanh nghiệp FDI giao dịch với các ngân hàng ngoại đặt tại Việt Nam, trong khi công nghệ, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nội không hề thua kém. NHNN cần có quy định yêu cầu doanh nghiệp FDI sử dụng dịch vụ của ngân hàng nội địa tương ứng với tỷ lệ nội địa hóa và các ưu đãi của Chính phủ.
Thùy Liên
Theo baodautu.vn
Doanh nghiệp bất động sản rơi rụng: Ai có thực lực?
Yếu tố tích cực của việc nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi rụng khỏi thị trường là nó giúp sàng lọc, doanh nghiệp có thực lực sẽ tồn tại.
Theo Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2019, ngành kinh doanh bất động sản ghi nhận số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động tăng đến 36,8% với 598 doanh nghiệp. Đứng ngay sau đó là lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Bất động sản cũng là ngành có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất với 686 doanh nghiệp, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng lưu ý, không xuất hiện doanh nghiệp thành lập mới trong nhóm bất động sản.
Lý giải về sự rơi rụng của doanh nghiệp bất động sản khỏi thị trường, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, năm 2019 là một năm khó khăn cho các chủ đầu tư có kế hoạch phát triển các dự án bất động sản, mà một phần nguyên nhân xuất phát từ phía cơ quan quản lý do những chồng chéo, chậm trễ về thủ tục hành chính khi cấp phép, phê duyệt hay tạm dừng dự án để rà soát, những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới...
Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng bị siết lại, gây khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp bất động sản khi nguồn vốn vay vẫn chiếm đến 70-80%.
"Các ngân hàng ngày càng cẩn trọng hơn trong việc cho vay kinh doanh bất động sản: lãi suất cao; nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm từ 45% xuống 40%, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản tăng từ 150% lên 200%...", ông Nguyễn Văn Đính cho biết.
2019 là một năm buồn đối với giới địa ốc
Dù vậy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng khẳng định, những khó khăn trên chính là dịp để sàng lọc các doanh nghiệp bất động sản: doanh nghiệp có đủ năng lực sẽ tồn tại và phát triển được, còn doanh nghiệp yếu kém sẽ bị đào thải.
"Dĩ nhiên, phải thừa nhận thực tế rằng ngay cả doanh nghiệp bất động sản mạnh trong thời gian qua cũng bị chao đảo vì sự chậm trễ trong thủ tục, chính sách, và có những quan điểm chưa sẵn sàng ủng hộ cho sự phát triển của thị trường bất động sản", ông Đính nhận xét.
Riêng đối với doanh nghiệp dịch vụ, phân phối, môi giới bất động sản, theo vị chuyên gia, khi thị trường mất cân đối, thiếu nguồn cung do sự chậm trễ của các dự án phát triển bất động sản thì những đơn vị trên bị thiếu nguồn hàng.
Hệ quả là giá liên tục bị đẩy lên, sức cạnh tranh cũng khốc liệt hơn do hàng ít, thậm chí các doanh nghiệp phải cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến giảm giá bán, giảm phí môi giới, làm giảm thu nhập, tiền lương của người lao động.
Thiếu nguồn cung, chủ đầu tư các dự án bất động sản cũng thường bắt bí các doanh nghiệp dịch vụ, phân phối, môi giới bằng việc bắt đặt cọc cao, hoặc cơ chế thưởng phạt nặng tạo rủi ro cho người làm môi giới.
"Đó là những vấn đề làm nản lòng các nhà môi giới, mà lực lượng môi giới hiện nay rất đông, hàng thì khan hiếm, không có để làm dịch vụ. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều người làm môi giới bất động sản phải chuyển nghề khác", ông Nguyễn Văn Đính cho hay.
Trong khi đó, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, trong 2 năm gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM đã bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là tình trạng quá thiếu nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.
Trong 4 năm qua, đã có nhiều dự án nhà ở bị "đứng hình" do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.
Tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, dẫn đến giá nhà đất tăng (do tổng cầu quá lớn nhưng nguồn cung ít), đem lại lợi nhuận lớn cho một số chủ đầu tư, nhưng lại làm cho khách hàng phải mua nhà giá cao hơn. Phần lớn người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản TP hiện nay về bản chất không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, vì vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng (sau giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng 2011-2013).
"Thị trường bất động sản TP.HCM rơi vào tình thế khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, mà nguyên nhân là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, do thị trường bất động sản có "độ trễ" nên nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn hiện nay, thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể có nguy cơ phá sản.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm khoảng 30-50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp; các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu bán hàng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập; các ngân hàng thương mại có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ; nguồn thu ngân sách nhà nước từ tiền sử dụng đất và thị trường bất động sản có thể còn bị sụt giảm hơn nữa", ông Lê Hoàng Châu cảnh báo.
Bước sang năm 2020, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, điểm sáng duy nhất của thị trường bất động sản trong năm mới là nhu cầu về sử dụng nhà ở và kinh doanh bất động sản trên thị trường vẫn rất mạnh do nguồn vốn trong dân ngày càng tăng, kinh tế phát triển tốt, đầu tư nước ngoài nhiều, kiều hối đổ về Việt Nam tăng mạnh.
"Nhu cầu mua sắm và đầu tư trong dân rất lớn, điều này tiếp tục được duy trì trong năm 2019 tới năm 2020.
Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng dẫn đến cung-cầu không gặp nhau, giá bất động sản bị đẩy lên, tạo sự độc quyền từ một phía khiến thị trường trở nên không hoàn hảo. Điều này rất không tốt cho thị trường bất động sản", Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận xét.
Thành Luân
Theo Baodatviet.vn
Thưởng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cao nhất nước là gần 1 tỷ đồng Tổng hợp từ báo cáo lương, thưởng Tết của 40 tỉnh, thành phố với 24.907 doanh nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đến ngày 3/1 cho thấy, mức thưởng Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 cao nhất cả nước là 950 triệu đồng. Thưởng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cao nhất cả nước là 950 triệu đồng. Thống...