Lo ngại IS, Trung Quốc sẽ gia nhập liên minh của Mỹ?
Việc Trung Quốc gia nhập vào liên mình chống IS sẽ thực sự là một bước ngoặt, cho thấy việc Trung Quốc trở nên tích cực và quyết đoán hơn chứ không phải là một kẻ bắt nạt có ưu thế trong khu vực.
Tại khu tự trị Tân Cương, người ta đã quá quen với cảnh lực lượng an ninh có mặt tại các sân bay, ga tàu, khách sạn và quảng trường. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những binh lính được trang bị súng và thiết bị chống bạo động đã được tăng cường ở các ngôi trường tại Urumqi, thuộc khu tự trị Tân Cương.
Hàng rào chắn được dựng lên vào mỗi buổi chiều, các bậc phụ huynh chủ yếu là người Ngô Duy Nhĩ sinh sống ở phía nam thành phố, phải đứng đợi bên ngoài trước khi những đứa trẻ được phép ra ngoài.
Video đang HOT
Binh lính có vũ trang được tăng cường tại các ngôi trường ở Urumqi, thuộc khu tự trị Tân Cương
Sự hiện diện của lực lượng an ninh được công khai ở khắp Tân Cương, đã trở thành quy định của khu vực rộng lớn phía tây Trung Quốc. Các vụ đánh bom, đụng độ đẫm máu thường xuyên xảy ra, và chính phủ Trung Quốc từng tuyên bố đây là “mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố”. Tuy nhiên, việc Trung Quốc tăng cường an ninh tại các trường học cho thấy đối tượng của các vụ tấn công có thể là bất cứ ai và xảy ra tại bất cứ đâu.
Nhà nước Hồi giáo (IS) trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế không chỉ vì sự phát triển nhanh chóng của tổ chức này mà còn là sự bạo tàn. Lãnh đạo của tổ chức Hồi giáo cực đoan này, Abu Bakr al-Baghdadi, mới đây đã tuyên bố mở rộng hoạt động của nhóm này sang nhiều khu vực khác, trong đó có Tân Cương, Trung Quốc trong bối cảnh ngày càng có nhiều người Hồi giáo tại Trung Quốc gia nhập vào IS.
Một nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương
Giáo sư Philip Potter của Đại học Virginia cho biết: “IS đã trở thành một thỏi nam châm khổng lồ cho các chiến binh trên thế giới. Các chiến binh người Ngô Duy Nhĩ đang hoạt động ở Afghanistan, Pakistan và những nơi khác chắc chắn sẽ tìm đường tới Syria và Iraq”.
Theo giáo sư Potter, hiện có khoảng 200 công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho IS.
“Những chiến binh này sẽ làm gì khi họ hoàn thành nhiệm vụ tại Iraq và Syria. Liệu họ sẽ trở về quê hương để thực hiện các vụ tấn công trực tiếp? Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại đối với cơ quan chống khủng bố Trung Quốc”, ông Potter cho biết thêm.
Thực tế là vậy, nhưng các chuyên gia cho biết những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đối phó với IS chỉ mang tính biểu tượng. Khả năng binh lính của Trung Quốc sẽ gia nhập vào liên minh quốc tế chống lại Nhà nước Hồi giáo IS là rất thấp, bất chấp sự kêu gọi từ phía Mỹ và các nước phương Tây, khi mà Bắc Kinh đang hưởng những lợi ích to lớn từ khu vực nhiều giàu mỏ này.
Mỹ và phương Tây kêu gọi Bắc Kinh gia nhập vào liên minh chống IS
Song giáo sư Dingding Cheng (Trường Đại học Ma Cao) khẳng định, việc nằm bên lề những chiến dịch chống lại IS sẽ không phải là sự lựa chọn lâu dài của Trung Quốc
“Việc Trung Quốc gia nhập vào liên minh chống IS sẽ thực sự là một bước ngoặt, cho thấy Trung Quốc trở nên tích cực và quyết đoán hơn chứ không phải là một kẻ bắt nạt có ưu thế trong khu vực”, giáo sư Cheng cho biết.
Theo Vietbao