Lo ngại độc quyền từ việc liên kết của ba tập đoàn lớn
Trước sự kiện ba tập đoàn Điện lực (EVN), Dầu khí (PVN) và Than – khoáng sản (TKV) Việt Nam ký thoả thuận hợp tác chiến lược, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ lo ngại đây có thể là một mối liên kết “không sòng phẳng”.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ lo ngại độc quyền từ việc liên kết của ba tập đoàn lớn.
Thưa bà, bà đánh giá thế nào về sự kiện này?
Thực ra việc hợp tác chiến lược hoặc tăng cường liên kết doanh nghiệp thì cũng là xu hướng chung hiện nay, các doanh nghiệp lớn nhỏ ở các nước khác nhau cũng làm thế. Nhưng có vấn đề đối với nước mình, tại sao hợp tác giữa ba đơn vị này lại gây ra nhiều băn khoăn trong xã hội?
Thứ nhất, tôi nghĩ vì cả ba tập đoàn đều là tập đoàn lớn về năng lượng và độc quyền ở Việt Nam. Ba ông độc quyền bắt tay với nhau lại có thể thành độc quyền lớn hơn trong nhiều lĩnh vực, mà các lĩnh vực của họ rất liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau, và cũng có vai trò cực kỳ lớn trong nền kinh tế.
Thứ hai, đối với Nhà nước, tôi cũng e ngại là Nhà nước sẽ càng khó kiểm soát họ hơn. Trước đây từng đơn vị một mà hoạt động của họ cũng đã có bao nhiêu điều chưa minh bạch về kiểm tra, giám sát kém dẫn đến xảy ra chuyện nọ chuyện kia rồi. Bây giờ ba tập đoàn trong chương trình họ gọi là hợp tác chiến lược với nhau thì liệu các cơ quan nhà nước có kiểm soát nổi nữa không?
Điều thứ ba, là các thông tin báo chí đưa về mấy lĩnh vực hợp tác đó cũng không đủ làm yên tâm, thuyết phục được những người khác trong xã hội. Sự hợp tác đó thực sự mang tính chất nghiêm túc và mang lại lợi ích cho xã hội không? Nếu họ hợp tác mà đảm bảo minh bạch và làm thật thì cũng có những lĩnh vực có thể hợp tác với nhau để làm tốt hơn. Ví dụ, cùng làm về ngành năng lượng, cả ba tập đoàn đều tham gia sản xuất điện, nhưng làm thế nào để điện tăng trưởng tốt hơn, khắc phục được tình trạng lúc nào cũng kêu thiếu điện, hoặc là sử dụng điện hợp lý hơn, đừng để EVN thì không mua điện của PVN, mà lại đi mua điện của Trung Quốc chẳng hạn.
Tất cả những điều đó có thể tránh được nếu họ có hợp tác chiến lược với mục tiêu đặt lợi ích kinh tế của quốc gia lên hàng đầu. Rồi những vấn đề về nghiên cứu, thực hiện chiến lược năng lượng của Việt Nam, sự hợp tác tốt cũng có thể giúp đưa ra bài toán về năng lượng của Việt Nam chuẩn xác hơn. Và cả những lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, về đào tạo… hoàn toàn có thể hợp tác tốt được.
Việc ba tập đoàn độc quyền, lại hợp tác với nhau, nhất là về quy hoạch, theo bà sẽ ảnh hưởng tới cơ hội gia nhập thị trường, cạnh tranh của các doanh nghiệp khác ngoài khối ba tập đoàn này thế nào?
Video đang HOT
Tôi cho rằng nếu liên kết không sòng phẳng thì nó sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, vì bây giờ chiến lược về phát triển thị trường điện của chúng ta mới đang bắt đầu triển khai. Và thực tế, mới bắt đầu bằng khâu phát điện thì nhiều công ty phát điện, nhiều người sản xuất điện đã lo ngại rồi. Bán điện cho EVN là nhà độc quyền mua, thế thì hợp tác này hoàn toàn có thể xảy ra việc EVN dành ưu tiên để mua điện của TKV hay PVN, mà đẩy những người khác ra. Như vậy không những gây lo ngại cho những doanh nghiệp khác cùng kinh doanh trong lĩnh vực, mà còn làm cho mục tiêu chiến lược của Nhà nước về phát triển thị trường điện bị ảnh hưởng. Cạnh tranh trong ngành điện có thể không lành mạnh.
Theo bà, việc hợp tác này có vi phạm các quy định của Nhà nước, vi phạm luật Cạnh tranh, hạn chế độc quyền nhất là liên kết độc quyền không thưa bà?
Bản thân EVN hiện nay vẫn là nhà chi phối về thị trường phát điện rồi, ba tập đoàn cộng lại thì có thể trở thành vị trí thống lĩnh thị trường lớn hơn.
Nhưng tôi nghĩ về phía cơ quan quản lý cạnh tranh hoàn toàn có quyền yêu cầu trình bày, xem cách thức hợp tác chiến lược có ảnh hưởng gì tới các quy định về kiểm soát cạnh tranh, độc quyền trên thị trường không?
Ý bà là cục Quản lý cạnh tranh của bộ Công thương?
Đúng vậy, hoặc là hội đồng Quản lý cạnh tranh của quốc gia, cả hai tổ chức đó đều có quyền hỏi. Nhưng mà, lại đặt ra một điều nữa có thể làm e ngại, là cục Quản lý cạnh tranh cũng như cục Điều tiết điện đều là thuộc bộ Công thương. Mà cả ba tập đoàn này đều là ba ngành lớn do bộ Công thương quản lý là chính. Về danh nghĩa thì họ thuộc Thủ tướng nhưng Thủ tướng lại uỷ quyền lại cho bộ Công thương quản lý về nhiều mặt.
Vậy cần có cơ chế gì, theo bà?
Tôi cho là phải giám sát, người đầu tiên đáng lẽ phải lên tiếng hỏi là cục Quản lý cạnh tranh hoặc hội đồng Quản lý cạnh tranh. Hoặc là bộ Công thương đứng về trách nhiệm quản lý Nhà nước với ba tập đoàn này, phải xem chuyện hợp tác chiến lược này là cái gì đây. Những gì không đúng với chủ trương của Nhà nước, với luật Cạnh tranh thì phải nhắc nhở ngay, thổi còi ngay…
Độc quyền năng lượng là nguy hiểm cho nền kinh tế
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc hợp tác giữa ba tập đoàn nếu xét về mặt tốt là giúp quy hoạch ngành năng lượng, phối hợp với nhau tốt về việc mua bán điện. Bởi trước đó tập đoàn than kêu phải bán giá thấp cho EVN, rồi kêu EVN nợ mình, PVN kêu EVN sử dụng không hết công suất, mua giá điện thấp trong nước thấp, trong khi đó thì mua điện giá cao của Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc hợp tác nếu để độc quyền, củng cố độc quyền năng lượng thì việc đó rất nguy hiểm cho toàn bộ nền kinh tế. Bởi lúc bấy giờ sẽ tăng giá cho các doanh nghiệp và làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Nếu vậy thì rất khó, không ai kiểm soát được.
Ông Doanh đánh giá, trong quản lý cạnh tranh của Việt Nam, việc quản lý độc quyền rất kém, kiểm soát rất kém. Nếu bây giờ ba tập đoàn bắt tay lại càng hùng mạnh hơn nữa thì việc quản lý độc quyền càng kém nữa.
“Đây là một cách để họ giải quyết các khó khăn, mâu thuẫn giữa ba bên với nhau. Mặt ấy có lẽ là tốt nhưng cũng có ẩn ý, mà điều đó thì bây giờ chưa biết, vì thế, việc này rất cần có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, các hiệp hội, như hiệp hội về năng lượng phải lên tiếng”, ông Doanh nói.
Theo Dantri
Truy trách nhiệm ban hành văn bản trái luật
Sáng qua, 24.12, Ủy ban Pháp luật của QH đã tổ chức phiên giải trình về việc ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn dưới luật, pháp lệnh trong thời gian qua.
Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức ban hành các văn bản trái luật hoặc tổ chức thực hiện không đúng, gây khó cho dân.
Độc quyền vàng SJC
Khai cuộc phiên giải trình, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Trần Thị Quốc Khánh nhắc lại nội dung Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình còn "nợ" khi trả lời chất vấn bà tại kỳ họp thứ 4, và đặt một loạt câu hỏi với đại diện NHNN: Vì sao NĐ 24 của Chính phủ không quy định cụ thể về vàng SJC nhưng Quyết định 1623 của Thống đốc NH lại quy định và tạo thu nhập riêng cho SJC để nhân dân và DN khác bị thiệt hại?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam tại phiên giải trình - Ảnh: Nhung Lê
Sau khi hỏi tính hợp hiến, hợp pháp của quyết định này cũng như việc ban hành có đúng quy trình văn bản quy phạm pháp luật, bà Khánh "chốt" lại: Đối với những thiệt hại của người dân và DN do những thực hiện của Quyết định 1623 gây ra thì trách nhiệm của lãnh đạo NHNN nói chung và trách nhiệm Thống đốc nói riêng như thế nào?
Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình "phản biện": Trong nội dung NĐ 24 của Chính phủ có quy định NHNN có trách nhiệm tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng, thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ. Ông Bình cũng khẳng định Quyết định 1623 Thống đốc ban hành vào tháng 8.2012 vừa qua chỉ là quy định điều chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất vàng miếng của riêng NHNN, không thuộc dạng văn bản quy phạm pháp luật. "Với các quy định về trách nhiệm của NHNN trong NĐ 24, thì chúng tôi cho rằng Quyết định 1623 được ban hành rất hợp hiến và hợp pháp", ông Bình nhấn mạnh.
Trước vấn đề ĐB Khánh "truy" về việc độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC gây hại cho dân, ông Bình cho rằng NĐ 24 và các quy định của NHNN về quản lý kinh doanh sản xuất vàng không có quy định nào buộc người dân phải chuyển đổi vàng miếng sang thương hiệu SJC. Thực tiễn có rất nhiều người dân đang nắm giữ thương hiệu vàng miếng khác muốn chuyển sang thương hiệu SJC nên NHNN đã có hướng dẫn và đã cho phép SJC được nhận các thương hiệu vàng miếng này và gia công lại thành thương hiệu SJC, với mức phí gia công 50.000 đồng/lượng. "Tôi cho rằng việc ban hành Quyết định 1623 không hề gây thiệt hại đối với người dân", Phó thống đốc NHNN quả quyết.
"Phó thống đốc trả lời việc ban hành Quyết định 1623 không phải văn bản quy phạm pháp luật là chưa đúng, thực tế thì nội hàm quyết định này thuộc văn bản quy phạm pháp luật", bà Khánh nêu quan điểm. Vì không có đủ thời gian tranh luận tiếp, ĐB này đề nghị Ủy ban Pháp luật cũng như Bộ Tư pháp, các cơ quan có thẩm quyền "cần tiếp tục kiểm tra, giám sát việc này".
Tên cha mẹ trong CMND
Cũng tại phiên giải trình, dẫn ví dụ quy định khai tên cha mẹ trong CMND, về xe "không sang tên đổi chủ" và việc giao cho chính quyền địa phương, phường xã thu phí bảo trì đường bộ mới đây khiến dư luận lo ngại, TS Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Bộ trưởng - Chủ nhiệm VP Chính phủ Vũ Đức Đam làm rõ thêm việc kiểm điểm, đánh giá, giải pháp khắc phục tình trạng "khá nghiêm trọng này". Phó trưởng đoàn ĐBQH Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền cũng đưa ra đề nghị tương tự.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam lý giải, việc đề xuất quy định tên cha mẹ trong CMND, cơ quan chủ trì là Bộ Công an cũng đã giải trình: các quy định này cũng để nhằm quản lý xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, vì có rất nhiều ý kiến khác nhau nên Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an làm thí điểm, và đang giao Bộ Tư pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia pháp luật, xin ý kiến nhân dân, học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến để có báo cáo đánh giá chính thức.
"Chính phủ sẽ xem xét thảo luận tập thể để xem việc này có nên áp dụng chính thức hay không trên tinh thần chúng ta cần quản lý xã hội chặt chẽ nhưng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân và phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam", Bộ trưởng nói.
Về quy định xe "sang tên đổi chủ", Bộ trưởng nhắc lại nội dung ông đã phát biểu tại phiên họp thường kỳ Chính phủ trước đó, và nhấn mạnh: Có rất nhiều vấn đề khi quy định chi tiết thì xã hội chưa đồng tình, chúng ta phải tuyên truyền tốt, mặt khác các cơ quan của Chính phủ với thái độ rất cầu thị, căn cứ vào ý kiến của nhân dân để nghiêm túc xem văn bản mình quy định ra có đúng hay không. Nếu đúng thì tuyên truyền thực hiện, nếu sai thì sửa, nếu chưa cụ thể thì mình hướng dẫn, nếu tổ chức thực hiện sai thì chấn chỉnh.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói thêm: Quy định ghi tên cha mẹ trên CMND đã được ghi trong NĐ 05 từ năm 1999, vào thời kỳ chuyện ban hành văn bản, thẩm định văn bản chưa được chú ý lắm. Đến 2007, Chính phủ lại ban hành NĐ mới là 170, Bộ Tư pháp đã thẩm định. "Sau khi dư luận lên tiếng thì chúng tôi cũng đã kiểm điểm rút kinh nghiệm với nhau, đó là thẩm định máy móc, hay cái gì đã có rồi thì cứ thế mà tiến hành, không nhìn dưới ánh sáng hiện nay, dưới góc độ quyền lợi người dân hiện nay", Bộ trưởng chia sẻ.
Theo TNO
"Dành 1 giây sẽ thấy xăng, dầu minh bạch?" Petrolimex đang độc quyền trong kinh doanh xăng dầu (Ảnh minh họa) "Hãy dành 1 giây đồng hồ" để xác minh giá xăng, dầu sẽ thấy minh bạch?! Đó là lời khuyên của Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú khi trả lời những thắc mắc tại Tọa đàm "Minh bạch giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường" chiều 20/12,...