Lo ngại bệnh lây từ động vật sang người ngày càng phức tạp
Các nhà khoa học dự báo số ca tử vong do dịch bệnh lây nhiễm từ động vật sang người vào năm 2050 có thể cao gấp 12 lần năm 2020.
Ảnh chụp vi điện tử cho thấy virus Ebola đang chớm nở từ bề mặt tế bào Vero, tế bào biểu mô thận ở khỉ xanh châu Phi. Ảnh: Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ.
Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa BMJ Global Health mới đây, các nhà khoa học cho biết những dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người ngày càng tăng.
Số lượng này đã tăng 5% mỗi năm vào giai đoạn 1963-2019, với tỷ lệ tử vong tăng 9%, theo Sky News.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu thuộc một công ty công nghệ sinh học tại Mỹ nhấn mạnh nếu tốc độ gia tăng hàng năm này giữ nguyên thì đến năm 2050, mầm bệnh sẽ gây ra số bệnh lây truyền cao gấp 4 lần. Số ca tử vong có thể cao gấp 12 lần so với năm 2020.
Nghiên cứu đã phân tích xu hướng lịch sử của bốn nhóm virus cụ thể: Filovirus (bao gồm virus Ebola và virus Marburg), SARS-CoV-1 (gây bệnh SARS), virus Nipah (liên quan đến bệnh phù não) và virus Machupo (gây bệnh sốt xuất huyết Bolivia).
Các nhà nghiên cứu đã quan sát hơn 3.000 đợt bùng phát vào giai đoạn 1963-2019, với 75 đợt lây lan ở 24 quốc gia, bao gồm những dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo. Các đợt bùng phát kể từ năm 1963 khiến 50 người trở lên thiệt mạng và những sự kiện có ý nghĩa lịch sử bao gồm đại dịch cúm vào năm 1918 và năm 1957.
Các sự kiện này đã gây ra 17.232 ca tử vong, trong đó 15.771 trường hợp do filovirus, xảy ra chủ yếu ở châu Phi.
Nhóm nghiên cứu cho rằng số liệu trên vẫn còn thấp so với khả năng thực tế, do Covid-19 không được đưa vào nghiên cứu bởi không đáp ứng được các tiêu chí.
WHO nói rằng có khả năng virus SARS-CoV-2 được truyền từ dơi sang người, nhưng các nhà khoa học đã phản bác giả thuyết này. Song, Covid-19 là bệnh lây truyền từ động vật sang người là lời giải hợp lý nhất về nguồn gốc đại dịch.
Euronews dẫn lời nhóm nghiên cứu nói rằng biến đổi khí hậu có thể làm tăng các ca bệnh, nhưng tác động của nó đối với y tế toàn cầu vẫn “khó mô tả”.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi cần có hành động khẩn cấp để giải quyết rủi ro lớn và ngày càng tăng đối với sức khỏe toàn cầu dựa trên các xu hướng lịch sử.
Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Thời tiết mùa đông xuân nhiệt độ lạnh, mưa nhiều, nồm và ẩm là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Thời điểm này, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Tại bệnh viện đa khoa Đống Đa, 3 tháng qua, đã khám và điều trị cho 240 bệnh nhân viêm đường hô hấp, trong đó 20% người bệnh cúm các thể và 32 bệnh nhân Covid-19. Tính rộng ra tại các cơ sở Y tế trên địa bàn Thành phố thì số ca mắc Cúm không hề nhỏ.
Thông thường bệnh Cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 đến 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính sẽ diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Tiêm phòng Vắc xin để phòng bệnh tiếp tục được Ngành Y tế khuyến cáo để phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp.
Bộ Y tế cho biết, đã cung ứng đầy đủ 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí. Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh năm 2024, Thành phố Hà Nội cũng khuyến khích người dân tiếp tục đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đi đến các khu vực công cộng, đông người, trên các phương tiện công cộng...
Giáp Tết, nhiều trẻ mắc cúm A diễn biến nặng phải thở máy, chuyên gia khuyến cáo gì? Thời tiết mùa Đông Xuân diễn biến thất thường, theo Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy. TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương...