Lo ngại ăn hoa quả có thể bị phạt vì có nồng độ cồn, đại diện cơ quan soạn thảo Luật nói gì?
Từ ngày 1/1/2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt rất nặng. Tuy nhiên, một số ý kiến đang lo ngại khi uống nước ngọt có ga hay ăn một số loại trái cây lên men cũng khiến hơi thở có nồng độ cồn và bị xử phạt.
Chưa kể, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi uống rượu, phải ít nhất 1-2 ngày sau mới được lái xe. Vậy thực hư thông tin này đến đâu?
Xử lý linh hoạt
Trước lo ngại của nhiều người về việc ăn hoa quả lên men cũng có thể bị xử phạt vi phạm giao thông liên quan đến nồng độ cồn, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết thời gian gầy đây có nhiều thông tin lo ngại rằng việc sử dụng một số loại trái cây cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở. Điều này có thể gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông.
Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, không có ngưỡng an toàn trong việc sử dụng rượu bia.
Đại diện cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cho rằng, trong các sản ph ẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối… dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể, không phải là đối tượng để xử phạt.
“Chúng tôi sẽ tuyên truyền cho cả người dân và lực lượng chức năng để có thể xử lý các tình huống cho phù hợp”, bà Trang nói.
Về việc sau khi uống rượu bao lâu có thể lái xe, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể, mà nó phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân. Từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.
Thông thường đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330ml nồng độ 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.
Do đó, nếu uống 1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330ml, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%, đối với người khỏe mạnh, bình thường, không có bất cứ loại bệnh gì thì phải mất từ 2- 3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể, lúc đó mới có thể lái xe.
Ngược lại, đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc những người có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì nồng độ cồn chuyển hóa sẽ lâu hơn nhiều.
Video đang HOT
Về phía Bộ Công an, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, trong quá trình phát hiện xử phạt cảnh sát giao thông có hai hình thức đo nồng độ cồn đó là đo nồng độ trong hơi thở và thứ 2 là xét nghiệm máu để đo nồng độ cồn.
Trong quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.
Mức xử phạt có cao?
Trước thông tin nhiều người bị phạt do uống rượu bia khi tham gia giao thông song vẫn biện minh rằng, bản thân hoàn toàn tỉnh táo nên vẫn có thể lái xe, bà Trang khẳng định, nhiều người uống nói vẫn tỉnh đó chỉ là bề ngoài, còn thực chất, thần kinh đã bị ảnh hưởng.
“Chẳng hạn, khi bình thường xảy ra va chạm người lái xe có thể bình tĩnh để xử lý tình huống, nhưng khi có men rượu có những trường hợp họ lại dễ hưng phấn, bốc đồng, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc không đủ tỉnh táo để xử lý các tình huống bất ngờ nên dễ gây tai nạn giao thông”, bà Trần Thị Trang nói.
Còn theo các chuyên gia y tế, để định lượng chính xác nồng độ cồn trong máu, phải thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm như trong bệnh viện, bằng cách lấy máu tĩnh mạch, rồi định lượng Ethanol theo phương pháp sắc kí, hoặc phương pháp đo quang phổ Enzyme phân hủy rượu Alcohol Dehydrogenase.
Về một số ý kiến cho rằng mức xử phạt người tham gia giao thông uống rượu bia hiện khá cao, lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, mưc phat ơ Viêt Nam vân tương đôi nhẹ nêu so vơi môt sô nươc trên thê giơi.
Theo bà Trang, tai My, sô tiên phat uông rươu bia khi lai xe trung binh mât 300-500 USD cho vi pham lân đâu.
Nêu tai pham mưc phat se tăng lên ở mức 1.000 USD. Bên cạnh đó, ngươi vi pham se phai tư tra phi cho viêc xet nghiêm nông đô côn tư 500-1.000 USD. Tiêp theo, người bị xử phạt còn phải chịu cac chi phi kem theo như tiên keo xe vê sơ canh sat, tiên trông xe, tiên hâu toa, tiên hoc lai luât giao thông, băt buôc mua thiêt bi giam sat nông đô côn găn theo xe…
Ở môt sô bang như Ohio, Mỹ, ngươi vi pham sẽ phai ngôi tu, tai pham nhiêu lân có thể bi coi la tôi pham, bi tươc quyên công dân…
Được biết, theo số liệu thống kê của cảnh sát giao thông trên toàn quốc, số các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe, tỷ lệ người đi xe máy chiếm từ 70-90%, trong đó, tỷ lệ tai nạn do nam giới gây ra là 80-90%.
Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường vào buổi tối (18-24 giờ) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Tỷ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm 68%, trong đó xe máy chiếm 62% và ô-tô 6%. Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say.
Nghị định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về nồng độ cồn quy định: Đôi vơi ngươi điêu khiên xe ô tô vi pham nông đô côn ơ mưc cao nhât, phat tiên tư 30 – 40 triêu đông, tươc quyên sư dung GPLX 22 – 24 thang đôi vơi ngươi điêu khiên phương tiên co nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Cánh lái xe mách nhau cách nhanh nhất để làm hết nồng độ cồn trong hơi thở
Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2020, quy định cấm "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Việc làm này nhằn giảm thiểu tình trạng tai nạn, xảy ra thường niên ở Việt Nam. Tuy nhiên, với cánh tài xế, trong trường hợp bất khả kháng, lỡ uống vào một chút rượu bia, làm sao để có thể vượt qua máy kiểm tra nồng độ cồn?
Thông thường, người ta thường kháo nhau một số mẹo để làm hết nồng độ cồn như nhai kẹo cao su, đánh răng,... Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm, bởi với khoa học công nghệ hiện đại, biện pháp trên chỉ là giải pháp tạm thời.
Cánh lái xe thường mách nhau một số cách làm hết nồng độ cồn thường thấy
Nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng
Những vật dụng này có thể che được mùi của rượu, đặc biệt là kẹo cao su có vị chua sẽ có hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mùi rượu. Bên cạnh đó, nó kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi axit, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng. Thế nhưng, cao su, nước xịt miệng không thể thay đổi được lượng cồn trong hơi thở đẩy lên từ phổi. Đây chỉ là giải pháp tạm thời làm mất đi mùi rượu va nồng độ cồn vẫn còn tồn tại.
Làm giảm nồng độ cồn bằng hút thuốc lá
Thực chất, việc hút thuốc lá còn làm tăng thêm nồng độ cồn, bởi thuốc lá khi đốt sẽ sinh ra khí acetal dehyde, đây là chất mà máy đo xác định nồng độ rượu trong máu. Vì vậy, cách này không nên đâu nhé, không những tổn hại Sức Khỏe mà còn khiến ban nhanh chóng ký vào biên bản vi phạm về rượu bia hơn nữa.
Ngậm đồng xu để qua mặt máy thổi
Tài xế hay kháo nhau, lượng đồng trong đồng xu sẽ vô hiệu hóa lượng cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, phân tử rượu tới từ sâu trong phổi nên cách này sẽ không thành công.
Làm giảm nồng độ cồn bằng cách thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh trước khi thổi
Theo nghiên cứu của Đại học Linkping, Thụy Điển chỉ ra rằng vận động cường độ mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây ngay trước khi kiểm tra đúng là có thể làm chỉ số đo được giảm đi 10%. Vậy nhưng, phương pháp này có thể khiến người thực hiện chóng mặt do thiếu oxy và không thể vượt qua các bài kiểm tra say rượu khác. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, nín thở 30 giây trước khi thổi vào máy có thể làm chỉ số đo tăng lên 15,7%.
Thổi nhẹ vào máy hoặc hít ngược vào phổi
Người ta tin rằng, khi thổi nhẹ hoặc hít ngược vào phổi thì sẽ tránh được bị phát hiện nồng độ cồn trong máu. Việc làm này giúp lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch, máy sẽ cho ra kết quả bình thường và bạn sẽ thoát khỏi kiểm tra một cách nhanh chóng.
Thực tế thì cách này không thành công vì loại máy đo cảnh sát dùng được trang bị cảm biến áp suất có thể phát hiện chuyển động của luồng khí. Bởi, khi không có đủ mẫu thử, máy sẽ không cho ra kết quả. Và ký vào biên bản vi phạm là điều tiếp theo mà tài xế làm sau khi áp dụng những cách trên.
Đánh răng, súc miệng trước khi lái xe
Đánh răng, súc miệng thật kỹ sau khi uống rượu bia cũng là một trong những Cách làm mà người ta hay sử dụng. Tuy nhiên, lượng cồn được loại bỏ sau khi đánh răng thực sự chỉ có rất ít. Thực tế, hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng. Chú ý, một số loại kem đánh răng còn chứa cồn, vì thế nó sẽ gây tác dụng ngược lại.
Theo Nghị định 100/2019 thay thế nghị định 46/2016 có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông. Cụ thể, người đi xe đạp có nồng độ cồn trong máu sẽ bị phạt mức từ 400.000 - 600.000 đồng. Đối với người đi ô tô, nếu sử dụng rượu bia mức phạt cao nhất có thể lên tới 40 triệu đồng và thu GPLX 2 năm. Đối với xe máy trước đây cao nhất chỉ phạt 3 - 4 triệu nhưng hiện nay được nâng mức phạt lên 8 triệu và thu GPLX 2 năm.
Quang Dương
Theo baodansinh
Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe? Việc kiểm tra có còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở phụ thuộc vào lượng rượu uống, nồng độ rượu, uống khi đói hay no, tình trạng bệnh lý... Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều...