Lỗ nặng, doanh nghiệp địa ốc vẫn đặt kế hoạch hoành tráng cho năm 2020
Dù kết quả kinh doanh quý 1 không mấy khả quan nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đặt kế hoạch doanh thu lợi nhuận hoành tráng cho năm 2020. Nhiều chuyên gia cảnh báo, đây có thể là chiêu thổi giá cổ phiếu hơn là mục tiêu kinh doanh.
Lỗ nặng và giảm mạnh
Theo báo cáo tài chính quý 1/2020 của Công ty CP Bất động sản Netland (NRC), doanh nghiệp này lỗ hơn 30 tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 12 tỷ đồng giảm 60,7% so với cùng kỳ, lãi gộp chỉ đạt hơn 5 tỷ đồng giảm 81,2% so với quý 1/2019.
Netland lỗ gần 31 tỷ đồng trong quý 1/2020.
Đáng nói, dù doanh thu sụt giảm mạnh nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng rất cao so với cùng kỳ nên Netland báo lỗ ròng 30,46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 10 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Netland, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ, công ty con và cả hợp nhất đều lỗ là do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài gần như toàn bộ quý 1 nên công ty không thể tiến hành kinh doanh. Đồng thời quý 1 thường là quý thấp điểm của các công ty bất động sản nên tình hình kinh doanh không được khả quan.
Tương tự, Công ty CP Đầu tư LDG (LDG) có doanh thu và cả lợi nhuận đều giảm sâu so với quý 1/2019. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 66 tỷ đồng, chỉ hơn 1/5 so với doanh thu đạt được cùng kỳ. Doanh thu giảm nhưng các chi phí hoạt động không giảm được nhiều, nên lợi nhuận sau thuế còn 1,4 tỷ đồng, giảm rất mạnh với số lãi hơn 120 tỷ đồng đạt được quý 1/2019.
Trong quý 1/2020, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) có doanh thu giảm 60% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 78%, lần lượt đạt 602 tỷ đồng và 67,5 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh thu bán căn hộ và đất nền giảm tới 97% và là mảng đóng góp ít nhất vào cơ cấu, thay vì 55% như cùng kỳ năm trước. Về nợ vay tài chính, Đất Xanh tăng thêm 1.211 tỷ đồng trong kỳ, nâng tổng số nợ lên 5.610 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính dài hạn là chủ yếu, chiếm 78%.
Quý 1 chỉ đạt 602 tỷ đồng doanh thu nhưng cả năm 2020, Đất Xanh vẫn đặt mục tiêu doanh thu 4.900 tỷ đồng.
Video đang HOT
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG) có doanh thu thuần tăng cao trong quý 1/2020 nhưng lãi ròng chỉ còn vài trăm triệu đồng. Cụ thể, An Gia mang về gần 43 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 148% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, với hơn 20 tỷ đồng đến từ chi phí bán hàng và chi phí quản lý, phần lợi nhuận chỉ còn hơn 735 triệu đồng. Nợ phải trả của công ty này tại ngày 31/03/2020 lên tới 4.177 tỷ đồng, tăng 6% so với với thời điểm đầu năm và chiếm hơn 74% tổng tài sản.
Với TTC Land (SCR), kết quả kinh doanh quý đầu năm 2020 chỉ có doanh thu thuần 140 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận ròng 48 tỷ, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khi lãi 89 tỷ.
Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) có doanh thu thuần quý 1/2020 đạt 701 tỷ đồng, giảm 16,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí giá vốn giảm đến 36,6% nên lợi nhuận gộp thu về lên mức 335 tỷ đồng.
Vẫn đặt kế hoạch “khủng”
Dù kết quả kinh doanh quý 1/2020 không mấy khả quan, thậm chí lỗ nặng nhưng hàng loạt doanh nghiệp địa ốc vẫn đặt kế hoạch “khủng” cho năm 2020. Điển hình, Tập đoàn Đất Xanh đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2020, thông qua kế hoạch doanh thu thuần 4.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 1.034 tỷ đồng.
Tương tự, An Gia đặt mục tiêu doanh thu 2020 ghi nhận đạt 2.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 450 tỷ đồng, tăng lần lượt 624% và 50% so với năm trước. Với LDG, dù kinh doanh bết bát trong quý 1 nhưng lại đặt mục tiêu cho năm 2020 ở mức khá cao. Cụ thể là 2.756 tỷ đồng doanh thu, gấp 3,5 lần doanh thu đạt được năm 2019. Còn lợi nhuận sau thuế ước đạt 700 tỷ đồng, tăng 16% so với lợi nhuận đạt được năm 2019.
Tập đoàn Novaland (NVL) đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu giới thiệu ra thị trường 8.000 sản phẩm bất động sản các loại, tổng doanh thu dự kiến ở mức 14.877 tỷ đồng, kế hoạch huy động vốn ở thị trường quốc tế, bổ sung các ngành nghề kinh doanh mới, phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi… Doanh thu và lợi nhuận năm 2020 chủ yếu đến từ 10 dự án bất động sản mà Novaland có kế hoạch bàn giao nhà trong năm nay.
Bất động sản An Gia đạt chưa tới 1 tỷ đồng lợi nhuận ở quý 1 nhưng cả năm 2020 vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế lên tới 450 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng không giấu tham vọng khi đặt mục tiêu lãi nghìn tỷ trong năm 2020. Đơn cử như Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) đặt kế hoạch doanh thu 3.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.100 tỷ đồng, tăng 20% so với năm ngoái.
Công ty CP Văn Phú-Invest (VPI) cũng cho biết kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất cho năm 2020 là 2.002 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 302 tỷ đồng. Tăng trưởng tổng tài sản bình quân giai đoạn năm 2020-2025 dự kiến là 10%/năm. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 10-15%/ năm.
Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng cho rằng, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp địa ốc đặt ra trong năm 2020 sẽ khó thực hiện. Nguyên nhân là dịch COVID-19 sẽ tác động nặng nề tới tâm lý người mua nhà, người dân có xu hướng tích lũy hơn là bung tiền đầu tư bất động sản. Hơn nữa, rất nhiều địa phương đang siết pháp lý bất động sản nên sẽ không dễ để các doanh nghiệp ra được dự án. Do đó, đây có thể là chiêu thổi giá cổ phiếu hơn là mục tiêu kinh doanh của năm 2020.
Chủ tịch PNJ nói lý do không mua Thế giới Kim cương dù được chào mời
Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung chia sẻ chuỗi bán lẻ trang sức Thế giới Kim cương từng ngỏ ý muốn bán cho PNJ trước khi về tay Doji.
Chia sẻ bên lề đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng 10/6, Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung cho biết chuỗi bán lẻ Thế giới Kim cương từng đánh tiếng, gợi ý muốn bán mình cho PNJ nhưng doanh nghiệp của bà không thực hiện việc mua bán sáp nhập (M&A).
Theo bà Dung, những thứ chuỗi bán lẻ này sở hữu không phải là mảnh ghép còn thiếu của PNJ nên giao dịch M&A giữa hai bên không diễn ra. Thế giới Kim cương sau đó được Doji mua lại.
Sau thương vụ thâu tóm này, Doji bổ sung thêm gần 100 cửa hàng của Thế giới Kim cương và nâng hệ thống điểm bán của mình lên số lượng gần 200, rút ngắn khoảng cách với doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là PNJ với 350 cửa hàng.
Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung cho biết sau khi chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trang sức cạn tiền và không còn khả năng thanh khoản. Để đối phó với những tình huống xấu nhất, PNJ đã giữ nguyên mức vay để dự phòng thanh khoản, đảm bảo hoạt động của công ty luôn ổn định.
Tổng giám đốc PNJ Lê Trí Thông nhấn mạnh thanh khoản của công ty không chỉ gồm tiền mặt như những doanh nghiệp khác mà bao gồm cả lượng vàng tồn kho. Ban lãnh đạo công ty tối ưu hóa lượng tiền mặt và vàng miếng từng thời điểm để bảo toàn vốn. "PNJ kinh doanh trang sức chứ không chủ trương đầu cơ vàng nên việc giá vàng lên xuống không ảnh hưởng quá nhiều", ông Thông nói với cổ đông.
Đại hội cổ đông của PNJ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 14.500 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ 2019 và mục tiêu lợi nhuân 832 tỷ đồng, giảm 30% do khó khăn của dịch Covid-19.
Đại hội cổ đông của PNJ diễn ra sáng 10/6. Ảnh: VĐ.
Bà Dung cho biết hiện tại doanh thu từ xuất khẩu của doanh nghiệp trang sức lớn nhất Việt Nam không còn khi không có đơn hàng. Hoạt động bán sỉ từ cuối năm 2019 đến nay sụt giảm khi thị trường nữ trang đi xuống.
CEO Lê Trí Thông chia sẻ sau tháng 4 giãn cách xã hội, sức mua của thị trường trang sức trong tháng 5 đã tăng trở lại. Tuy nhiên, ông dè dặt cho rằng chưa thể biết liệu trong các tháng sau đó, hiệu ứng này có thể duy trì hay không và khi nào thị trường hồi phục hoàn toàn vẫn là một dấu hỏi.
Đánh giá nền kinh tế sẽ trải qua 3 giai đoạn từ đối phó với dịch bệnh, suy thoái rồi hồi phục, ông Thông nhân định tình hình hiện tại mới ở bước đầu của giai đoạn 2.
Dù bức tranh chung mang màu xám nhưng lãnh đạo PNJ khẳng định công ty vẫn tiếp tục hoạt động đầu tư năm 2020. Công ty xây dựng một nhà máy mới ở Long An, tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ tại các thị trường cấp 2, 3, đẩy mạnh việc chuyển đổi số, chiêu mộ những vị trí quản lý cấp cao còn bỏ trống.
"Nếu không phát triển năm nay thì khi thị trường ấm lên sẽ không còn cơ hội nữa", bà Dung chia sẻ với cổ đông. Bà tiết lộ thị phần của PNJ vẫn tăng lên khi nhiều doanh nghiệp trong ngành sụt giảm doanh số hơn 50%, có công ty phải rời khỏi thị trường.
Đại hội cổ đông bầu bổ sung 3 thành viên tham gia HĐQT công ty gồm Chủ tịch Tập đoàn Alphanam Nguyễn Tuấn Hải, Tổng giám đốc Công ty Nhân sự Talentnet Tiêu Yến Trinh và bà Trần Phương Ngọc Thảo, con gái bà Cao Thị Ngọc Dung.
Chủ tịch PNJ cho biết ông Hải là người có kinh nghiệm kinh doanh trang sức ở thị trường phía Bắc và là nhà đầu tư kỳ cựu trên nhiều lĩnh vực; bà Trinh sẽ phụ trách phát triển chiến lược về nhân tài còn con gái Ngọc Thảo phụ trách mảng chuyển đổi số, đem đến sức trẻ cho ban lãnh đạo PNJ.
Hiệu ứng kỳ vọng phủ xanh chứng khoán toàn cầu Trong ngắn hạn, có lẽ không mấy ai còn ngạc nhiên nếu TTCK tiếp tục chứng tỏ sức mạnh và tăng trưởng một cách độc lập với các tin tức kinh tế xấu trên toàn cầu. "Sau cơn mưa, trời lại nắng" Sau tất cả, chỉ số S&P 500 vừa trải qua 50 ngày tăng điểm nhanh nhất trong 90 năm qua, trong...