Lo mở cây xăng mini dễ bị lợi dụng để khủng bố, Bộ Công thương nói gì?
Đề xuất mới gây nhiều tranh cãi gay gắt trong dự thảo sửa đổi của Nghị định 83 là cho phép loại hình thiết bị bán xăng dầu mini được hoạt động.
Bộ Công an lo phương tiện bán xăng dầu mini dễ bị lợi dụng để tấn công khủng bố, nhất là tại các mục tiêu bảo vệ hoặc địa điểm nhạy cảm về chính trị.
Bộ Công thương đang tiếp tục lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu.
Điểm mới trong Nghị định là cho phép loại hình thiết bị bán xăng dầu mini được hoạt động tại các địa bàn khó xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định như ở vùng sâu, vùng xa, những địa bàn khó khăn (ít được các doanh nghiệp đầu tư cây xăng do kém hiệu quả về kinh tế), địa bàn quá chật hẹp (tại các thành phố lớn, khu trung tâm, phố cổ không đủ mặt bằng để đầu tư cây xăng theo quy định).
Tuy nhiên, điểm mới này lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều của một số tổ chức, cá nhân khi cho rằng xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh năng lượng nên cần đảm bảo an ninh an toàn khi triển khai…
Phản ứng gay gắt, Bộ Công an nhận định “không cần thiết bổ sung thêm loại hình này” khi hiện nay hệ thống phân phối xăng dầu có 17.000 cửa hàng bán lẻ và gia tăng theo thời gian, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu.
Đặc biệt, phương tiện bán xăng dầu mini dễ bị các phần tử xấu, phản động lợi dụng để tấn công khủng bố, nhất là tại các mục tiêu bảo vệ hoặc địa điểm nhạy cảm về chính trị.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ Công an cũng cho rằng, nếu cho loại hình phương tiện này hoạt động tại các trung tâm, thành phố, thị xã, khu đông dân cư hoặc trên một địa bàn có nhiều phương tiện bán xăng dầu mini cùng hoạt động gây ô nhiễm, mất an toàn, ảnh hưởng mỹ quan.
Hơn nữa, Nghị định bổ sung loại hình phương tiện bán xăng dầu mini nhưng không giới hạn phạm vi, số lượng phương tiện, không quy định khoảng cách an toàn đến khu vực xung quanh, chưa quy định về trang bị chữa cháy…
Với góp ý từ Bộ Công an, Bộ Công thương cho biết, Bộ đã tổ chức cuộc họp rà soát lại toàn bộ nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP; Thống nhất ý kiến đối với các nội dung góp ý, bổ sung để báo cáo lại Chính phủ.
Theo đó, Ban soạn thảo giải trình rằng, Dự thảo Nghị định quy định loại hình thiết bị bán xăng dầu mini được phép hoạt động nếu đáp ứng các yêu cầu như được kiểm soát về đo lường và kiểm định an toàn bởi các cơ quan chức năng theo quy định.
Đồng thời, thuộc sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này.
“Thiết bị bán xăng dầu mini chỉ được phép hoạt động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa được xác định theo các quy định hiện hành của Chính phủ. Và chỉ bao gồm các địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo theo danh mục địa bàn đến cấp huyện và không bao gồm các thị trấn, thị tứ nên sẽ không thể có việc các thiết bị này được bán ở các thành phố lớn như nội dung Bộ Công an nêu.
Các thiết bị này được đặt cố định và chỉ được phép hoạt động khi đã được kiểm soát về đo lường và kiểm định an toàn bởi các cơ quan chức năng”…, Ban soạn thảo nêu ý kiến.
Mỗi lít xăng gánh 300 đồng quỹ bình ổn, trích đủ 7.000 tỷ mới dừng
Bộ Tài chính quy định chỉ chi sử dụng quỹ này khi việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
Tại dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm Điều 2, 3.
Theo đó, Điều 2 của dự thảo này quy định về vị trí, vai trò của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Để đảm bảo tính kế thừa, đồng thời tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch, quỹ này sẽ chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và toàn xã hội. Toàn bộ số tiền trích lập Quỹ Bình ổn giá để điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu Bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành của Bộ Công Thương.
Dự thảo cũng đề ra nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bình ổn xăng dầu với nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng. Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chi thưc hiên một lần đối với một thương nhân đầu mối bán ra đầu tiên trên sản lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường nội địa.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại nhiều thời điểm giúp kiềm chế mức tăng giá mặt hàng này.
Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về thời gian thực hiện mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ trong nước theo quy định.
Tại kỳ điều hành giá cơ sở xăng dầu theo quy định, trường hợp cơ quan điều hành ước tính tổng số dư Quỹ Bình ổn giá của các thương nhân đầu mối ở mức 7.000 tỷ đồng, thương nhân đầu mối sẽ thực hiện ngừng trích lập Quỹ Bình ổn giá theo thông báo điều hành giá cơ sở xăng dầu của Bộ Công Thương.
Tại dự thảo này, mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn dự kiến là 300 đồng/lít, kg xăng dầu được tính vào giá bán xăng dầu.
Tuy nhiên, mức trích lập quỹ này không cố định mà sẽ có tăng, giảm theo diễn biến của thị trường. Và tại dự thảo thông tư lần này, Bộ Tài chính đưa ra quy định về điều kiện tăng, giảm mức trích lập, chi sử dụng quỹ đơn giản hơn so với quy định hiện hành. Cụ thể, mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ thấp hơn 300 đồng/lít/kg khi các yếu tố hình thành giá như giá xăng, dầu thế giới... biến động làm giá cơ sở kỳ công bố tăng trên 5% so với giá cơ sở liền kề.
Mặt khác, trường hợp giá xăng dầu tăng có thể tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống người dân thì mức trích lập quỹ cũng giảm so với mức 300 đồng/lít/kg.
Còn để tăng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu cao hơn 300 đồng/lít/kg, Bộ Tài chính cho rằng khi giá cơ sở thấp hơn so với giá cơ sở kỳ điều hành liền kề, hoặc căn cứ vào số dư của quỹ và tình hình thực tế tại thời điểm điều hành giá.
Đối với việc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo Bộ Tài chính, thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành, đồng thời, việc tăng giá bán có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người tiêu dùng trong nước.
Thương nhân đầu mối chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo thông báo điều hành của Bộ Công thương. Nghiêm cấm sử dụng quỹ để kinh doanh hoặc cho mục đích khác.
Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm giá cơ sở kỳ điều hành tăng khoảng 7% so với mức giá cơ sở liền kề. Chỉ chi sử dụng quỹ này khi việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
Trường hợp các yếu tố cấu thành gồm thuế, phí, giá nhập khẩu... biến động khiến giá cơ sở tăng 7-10% so với giá cơ sở liền kề thì sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Công thương quyết định mức chi sử dụng quỹ phù hợp.
Nếu các yếu tố cấu thành giá xăng dầu biến động khiến giá cơ sở tăng trên 10% so với giá cơ sở liền kề hoặc việc tăng giá xăng dầu tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân thì Bộ Công thương chủ trì báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo.
Khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới: Cần nghiên cứu kỹ Những năm gần đây, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (gọi chung là thuốc lá thế hệ mới) xuất hiện nhiều trên thị trường. Do là sản phẩm mới, còn có những quan điểm, cách hiểu khác nhau, vì thế việc xây dựng khung pháp lý quản lý thuốc lá thế hệ mới cần được nghiên cứu kỹ. Lực lượng quản...