Lộ mặt “người gác cửa”
Vụ nghe lén của Mỹ còn chưa lắng xuống thì dư luận thế giới lại xôn xao khi tin tức lộ ra cho thấy tài rình mò người khác của tình báo Anh cũng không kém.
Trạm nghe lén trên nóc Đại sứ quán Anh ở Thủ đô Berlin của Đức
Theo nguồn tin từ báo Đức “Tấm gương”, trong 3 năm qua, Cơ quan Tình báo chính phủ Anh (GCHQ) đã cài đặt một hệ thống tự động theo dõi việc đặt phòng ở ít nhất 350 khách sạn sang trọng trên thế giới, qua đó do thám các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ, những người tham dự hội nghị thượng đỉnh, hay đàm phán thường đặt chỗ ở những khách sạn chất lượng cao. Chương trình tối mật này mang mật danh “Người gác cửa hoàng gia” có logo là hình con chim cánh cụt đội vương miện, mặc áo choàng đen và tay cầm cây quyền trượng, hình ảnh biểu trưng cho những người phục vụ mặc đồng phục trắng – đen ở các khách sạn sang trọng.
Video đang HOT
Tài liệu mà báo Đức có được không cho biết tên các khách sạn, song dẫn một số khách sạn ẩn danh ở Zurich (Thụy Sĩ) và Singapore làm ví dụ. Cách do thám như sau: Khi việc đặt phòng được xác nhận và gửi tới một địa chỉ thư điện tử dễ gây chú ý như có tên miền “gov.xx” từ bất kỳ khách sạn nào trong số 350 khách sạn, một tin nhắn cảnh báo sẽ lập tức được gửi tới bộ phận phân tích của GCHQ. Mục đích của chương trình này là thông báo cho GCHQ về thời điểm đặt phòng, tên thành phố, khách sạn mà các nhà ngoại giao có kế hoạch tới. Những thông tin này sẽ giúp đội ngũ kỹ thuật tình báo có thời gian chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho hoạt động theo dõi, như điện thoại phòng khách sạn, máy fax hay máy tính nối mạng internet.
Khỏi phải nói tiết lộ trên gây sốc thế nào với những người nằm trong tầm ngắm của GCHQ. Trước đây, người ta từng biết GCHQ do thám Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề an ninh năng lượng. Tuy nhiên, tiết lộ của tờ “Tấm gương” cho thấy mục tiêu của GCHQ có cả những đồng minh thân cận của Anh như Đức.
Chẳng hạn, những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Anh vận hành một trạm nghe lén riêng chỉ cách trụ sở Quốc hội Đức (Bundestag) và Văn phòng Thủ tướng Đức A. Merkel vài trăm mét, có sử dụng các thiết bị công nghệ cao đặt trong đại sứ quán. Tại Đại sứ quán Anh, một khối hình hộp được cho là trạm nghe lén, đặt trong một cấu trúc lều hình trụ, màu trắng, khó phát hiện bằng mắt thường. Cấu trúc này được lắp đặt cùng thời điểm Anh cho xây tòa đại sứ ở Berlin vào năm 2010.
Giờ đây mọi chuyện mới rõ là dù Anh và Đức là đồng minh trong NATO và EU nhưng bất kỳ thông tin nào về ý định của các nhà lãnh đạo Đức cũng có thể giúp London có lợi thế trong các cuộc đàm phán quốc tế. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến việc Anh bí mật nghe lén Đức. Trong một dấu hiệu của sự leo thang căng thẳng, Bộ trưởng Ngoại giao Đức G. Westerwelle đã yêu cầu Đại sứ Anh S. McDonald tới dự một buổi họp để giải thích cho những thông tin trên. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã yêu cầu Thủ tướng Anh
D. Cameron giải thích về các hoạt động của GCHQ tại châu Âu, nhưng cơ quan tình báo này từ chối trả lời, nói rằng sẽ không đưa ra bình luận về các hoạt động liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia.
Không biết lợi ích an ninh đó quan trọng đến mức nào với Anh nhưng hoạt động theo dõi của Anh nhằm vào các đồng minh có thể trở thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn ở châu Âu.
Theo ANTD
Arập Xêút từ chối ghế Hội đồng Bảo an LHQ
Arập Xêút ngày 13-11 đã chính thức thông báo, nước này sẽ không đảm nhiệm ghế ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Hội đồng Bảo an LHQ trong một buổi họp về vấn đề Syria
Đại sứ Arập Xêút tại LHQ, Abdullah al-Mouallimi đã viết thư cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon thông báo về quyết định của nước này, đồng thời tái khẳng định việc Chính phủ Arập Xêút phản đối cách thức xử lý cuộc xung đột tại Syria của Hội đồng Bảo an LHQ. Đính kèm bức thư trên là bản sao tuyên bố của Bộ Ngoại giao Arập Xêút ra hồi tháng trước, trong đó chỉ trích Hội đồng Bảo an không hoàn thành trọng trách khi không thể đưa ra một nghị quyết về vấn đề Palestine, không ngăn chặn được tình trạng phổ biến vũ khí hủy diệt ở Trung Đông cũng như không có giải pháp cho tình hình Syria. Các nhà ngoại giao và các nhà phân tích cho rằng, quyết định của Arập Xêút là gián tiếp nhằm vào chính sách của Mỹ đối với vấn đề Syria và Trung Đông, mặc dù hai nước là đồng minh thân cận.
Với việc Arập Xêút quyết định từ chối ghế ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2 năm, các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng, nhiều khả năng Jordan sẽ được lựa chọn thay thế.
Theo ANTD
Con gái ông Kennedy làm đại sứ Mỹ tại Nhật Bà Caroline Kennedy, con gái của tổng thống bị ám sát John F.Kennedy, ngày 14.11 sẽ rời Mỹ đến Nhật Bản để chính thức thực hiện nhiệm vụ của Đại sứ Mỹ tại Tokyo, AFP đưa tin hôm nay 13.11. Bà Caroline và Đại sứ Nhật tại Mỹ, ông Kenichiro Sasae - Ảnh: AFP Như vậy, bà Caroline là nữ đại sứ đầu...