Lo mất mùa vì hồ trữ nước cạn kiệt
Tỉnh Đồng Nai có gần 10 hồ chứa nước nằm rải rác tại các huyện, thành phố như: Hồ Sông Mây, Bà Long (huyện Trảng Bom); hồ Gia Ui, hồ Núi Le, Gia Măng (huyện Xuân Lộc); hồ Suối Vọng (huyện Cẩm Mỹ); hồ Suối Tre (TP.Long Khánh); hồ Đa Tôn (huyện Tân Phú); hồ Cầu Mới, Lộc An (huyện Long Thành).
Lượng nước dự trữ tại các hồ chứa chỉ còn bình quân khoảng 36% so với dung tích, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Đồng lúa đang trổ bông ở huyện Tân Phú có nguy cơ giảm năng suất vì khô hạn. Ảnh: N.M
Theo ngành chức năng, nguyên nhân lượng nước trữ tại các hồ chứa của Đồng Nai giảm là do mùa mưa 2019 kết thúc sớm, lượng mưa trái mùa trong mùa khô 2019 – 2020 quá ít.
Giữa cái nắng chang chang, ông Nguyễn Trung Hưng (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) cùng những nông dân khác vẫn phơi mình trong nắng để đào thêm giếng khoan tìm nguồn nước nhằm cứu lấy vườn cây của gia đình.
“Mọi năm, thời điểm này suối và nước mương cũng đều cạn, tôi phải bơm nước từ giếng khoan lên cánh đồng. Còn năm nay, mấy cái giếng khoan cũ cũng không còn nước, nên phải khoan giếng sâu hơn nữa để cố tìm nước tưới” – ông Trung nói.
Hàng trăm ha lúa tại huyện Tân Phú cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, do các đập chứa nước khô cạn sớm so với mọi năm. Một người dân cho biết, đập dâng Năm Sao đã cạn khô khiến lúa trên đồng nguy cơ chết cháy.
Thiếu nước tưới cũng khiến nhiều diện tích mía ở huyện Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Nhơn Trạch bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Nai, phải đến nửa cuối tháng 5/2020 mới chính thức bước vào mùa mưa, trữ lượng nước sẽ ổn định lại.
Còn ông Huỳnh Thành Vinh – Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai nói: “Hiện, cơ bản những công trình thủy lợi vẫn còn nguồn nước tưới nhưng chỉ đảm bảo cho hơn 20.000ha lúa. Các nơi trồng cây lâu năm người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng đào, giếng khoan nên có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ”.
Cũng theo ông Vinh, trong kế hoạch đầu tư các công trình từ vốn ngân sách, trong năm 2020, tỉnh Đồng Nai sẽ dành gần 120 tỷ đồng để đầu tư làm mới, nâng cấp và mở rộng 4 hồ chứa nước tại TP.Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ và Định Quán.
21 tiếng 'hành xác' đến Đà Lạt: Con khóc, vợ chồng gây gổ, nơm nớp lo COVID-19
Hàng nghìn người từ TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu đổ về Đà Lạt và mắc kẹt trên xe gần một ngày, tuy nhiên hơn hết là nỗi lo COVID-19 có thể âm thầm lây lan trở lại.
Chuyến du lịch "hành xác"
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày. Vì thời gian nghỉ kéo dài, nhiều người tại TP.HCM chuẩn bị hành trang cùng với gia đình chọn phương án đi du lịch hoặc về quê. Tuy nhiên, nhiều người chia sẻ, kỳ nghỉ lễ lần này trở thành nỗi ám ảnh vì trở thành chuyến đi "hành xác" thực sự.
" Đợt nghỉ lễ này tôi cùng với các bạn thuê ô tô tự lái từ TP.HCM đi Đà Lạt (Lâm Đồng) chơi. Đây là lần thứ 6 chúng tôi đi Đà Lạt, bình thường đi từ TP.HCM đến Đà Lạt chỉ khoảng 300km, mất từ 5 - 6 tiếng cả nghỉ ngơi. Thế nhưng chuyến đi lần này thật sự đáng sợ. Chúng tôi bị mắc kẹt bắt đầu từ khu vực La Ngà (Đồng Nai) đến đèo Bảo Lộc. Mất đến hơn 14 tiếng từ lúc khởi hành từ thành phố. Chưa bao giờ tôi thấy có cảnh tượng này", anh Nguyễn Thiên Bảo (23 tuổi) chia sẻ.
Theo anh Bảo, trước chuyến đi, nhóm của anh chuẩn bị rất nhiều thực phẩm tươi sống, ướp đá để khi đến Đà Lạt sẽ tổ chức cắm trại, tận hưởng kỳ nghỉ lễ sau thời gian dài làm việc. Tuy nhiên, việc kẹt xe đến tận 14 tiếng khiến toàn bộ thực phẩm mà nhóm anh này mang theo đều bị hư hỏng, bốc mùi.
" Chưa kể khi lên đến nơi, do người quá đông, việc tìm được chỗ nghỉ ngơi cũng rất khó. Đi đường chen chúc đã mệt, đến lúc lên tới đi chơi cũng chỉ thấy người với người. Biết thế này chúng tôi ở nhà cho lành, không kéo nhau đi hành xác làm gì cho khổ ra", anh Bảo bức xúc.
Chiều 30/4, tại khu vực đèo Bảo Lộc hướng về TP Đà Lạt, hàng trăm xe ô tô nối đuôi nhau di chuyên châm với tốc độ từ 5 km/giờ.
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, gia đình anh Nguyễn Mạnh Dũng (32 tuổi, ngụ Tân Phú, TP.HCM) gồm 4 người, phải mất đến gần 21 tiếng mới đến được Đà Lạt.
" Sáng 6h vợ chồng tôi dậy đi cho mát, ước chừng khoảng trưa là đến nơi. Thế mà đến La Ngà là xe không thể nhúc nhích nổi, đến tận khuya mới đến nơi. Con cái thì khóc lóc vì nóng, khó chịu. Việc lo ăn uống, vệ sinh cho con khiến vợ chồng tôi gây gổ. Định quay xe về nhưng mà quay đầu cũng khó, lỡ rồi đành phải đi. 4 ngày nghỉ chắc chỉ còn 2 ngày, mà tâm trạng cũng không còn vui nữa", anh Dũng chia sẻ.
Theo một số tài xế có hành trình TP.HCM đi Đà Lạt ngày 30/4, từ khoảng 10h00, dòng xe ô tô từ đoạn huyện Định Quán (Đồng Nai) đến đèo Bảo Lộc phải "chôn chân tại chỗ" do kẹt xe kéo dài.
Dòng xe nhiều km không thể tiến và cũng không thể lùi, thậm chí đến cả xe máy cũng không thể nhúc nhích. Vì thời gian ở nhiều người phải ra khỏi xe cho bớt ngột ngạt, lắc đầu ngao ngán và bàn cách quay đầu xe về lại thành phố.
" Đến người dân ở Bảo Lộc muốn qua đường còn khó. Đường có đoạn 2 làn xe, có đoạn 4 làn xe mà kẹt cứng, không xe nào nhường xe nào, người này nhích, người kia cũng nhích. Đường đông mà chạy rất ẩu, sáng hôm qua tôi cho con đi học mà mấy xe ô tô chạy lấn sang phần đi bộ, ép xe tôi vào sát lề không đi được", một người dân Bảo Lộc bức xúc.
Dòng người đặc ken, đông đúc ở Đà Lạt. (Ảnh: V.T)
Không "đau khổ" như những người đi Đà Lạt, nhưng nhiều gia đình cũng "khắc khoải" vì chuyến đi từ TP.HCM xuống Vũng Tàu, Long Hải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hoặc đi về miền Tây.
Thời gian để đi từ TP.HCM về các địa phương này tốn thời gian gấp đôi ngày thường.
" Chẳng biết đi du lịch hay đi hành xác", chị Vũ Thị Thanh Thanh (ngụ Quận 12, TP.HCM) bức xúc.
Nỗi lo dịch bệnh
Người đi du lịch có thể bực tức, giận dữ vì mất quá nhiều thời gian do chen chúc, kẹt xe. Thế nhưng nhiều người Đà Lạt lại mang tâm lý hoang mang, lo lắng vì tình hình dịch COVID-19 chưa thật sự được kiểm soát, trong khi đó, lượng người đổ về lại quá đông.
Theo thống kê sơ bộ, có đến khoảng 25.000 người đổ về Đà Lạt dịp 30/4. Các khách sạn, cơ sở lưu trú đều đông nghịt du khách đến thuê. Chưa kể một lượng không ít người trẻ đi theo kiểu du lịch bụi, mắc lều ngủ ở các rừng thông.
" Trong khi dịch bệnh vẫn đang phức tạp mà không hiểu sao họ lại đến Đà Lạt nhiều như vậy. Đà Lạt rất nhỏ, bình thường đã đông mà 2 ngày vừa rồi tưởng đi không nổi. Ra đường mà đi bộ thôi cũng nhích từng chút một. Lỡ có một người nhiễm bệnh chắc là "toang" cả nước mất", Vũ Thu Hương (25 tuổi, ngụ Đà Lạt) chia sẻ.
Tất cả các địa điểm công cộng ở Đà Lạt đều chật cứng người. (Ảnh: V.T)
Theo người dân địa phương phản ánh, thực tế tại nhiều nơi công cộng trung tâm thành phố Đà Lạt như Hồ Xuân Hương, Quảng trường Lâm Viên, chợ Đà Lạt... du khách tập trung khá đông để chụp hình và mua sắm.
Đặc biệt, nhiều người còn chủ quan không đeo khẩu trang khi tập trung những nơi đông người.
" Mới nới lỏng cách ly xã hội có mấy ngày mà họ chủ quan thế rồi. Tôi cũng có người thân ở Đà Lạt nhưng chuyến này quyết định không về, ở yên tại thành phố. Nếu dịch bệnh có bùng phát lại thì đây sẽ thành ổ dịch khổng lồ mất thôi", chị Vương Trang (ngụ Quận 10, TP.HCM) bức xúc.
Video: Ô tô chôn chân nhiều giờ trên đường đến Đà Lạt
Vụ cá chết trắng xoá trên sông Đồng Nai: Chi 26 tỷ đồng hỗ trợ UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ người dân nuôi cá bị thiệt hại do ngập lụt gây ra từ ngày 8/8 đến 12/8/2019 trên địa bàn huyện Định Quán. Cơn mưa lốc xảy ra từ ngày 8/8 đến 12/8/2019 đã gây ngập lụt cục bộ, làm thiệt hại trên 326,7...