Lo mất doanh nghiệp vì cổ phiếu giảm mạnh
Thị trường chứng khoán giảm mạnh vì lo ngại dịch Covid-19, đẩy giá nhiều cổ phiếu xuống dưới giá trị thực, làm phát sinh nguy cơ doanh nghiệp bị thâu tóm bởi những nhà đầu tư “cá mập”
Trong khi giá cổ phiếu giảm thê thảm trong mùa đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bán ra thì không ít quỹ đầu tư lớn tham gia mua vào số lượng lớn cổ phiếu nhằm nâng tỉ lệ sở hữu tại doanh nghiệp (DN) niêm yết.
Quỹ ngoại liên tục nâng sở hữu
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong quý I/2020, giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lên tới 2.523 lượt, với tổng giá trị gần 2 tỉ USD. Trong đó, 455 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của DN với giá trị góp vốn là 710 triệu USD và 2.068 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,25 tỉ USD. Giao dịch mạnh nhất diễn ra trong tháng 3 – đỉnh điểm đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Cụ thể, nhóm quỹ thuộc VinaCapital vừa công bố đã mua lượng lớn cổ phiếu PHR của Công ty CP Cao su Phước Hòa, nâng tỉ lệ sở hữu lên gần 5%. JPMorgan Vietnam Opportunities Fund thông báo đã chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MBB) cho Vietnam Growth Stock Income Mother Fund, trị giá khoảng 34 tỉ đồng.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến giá nhiều cổ phiếu giảm sâu dưới giá trị thực, dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp bị thâu tóm.Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Mới đây, thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, Ntasian Emerging Leaders Master Fund đã chuyển nhượng 1,3 triệu cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động cho Asian Smaller Companies Fund và Vietnam Growth Stock Income Mother Fund. Vào ngày 13-4, Aquila SPC (liên quan đến Dragon Capital) cũng chuyển nhượng 420.000 cổ phiếu MWG cho Arisaig Asia Consumer Fund.
Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex (VCP) cũng vừa thông báo thay đổi tỉ lệ sở hữu của cổ đông lớn là Quỹ Đầu tư cơ hội PVI (POF). Theo đó, POF đã mua thêm 3,9 triệu cổ phiếu VCP, nâng tỉ lệ nắm giữ lên 13,9 triệu cổ phiếu – tương đương tỉ lệ 24,39%.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những cổ phiếu được các quỹ đầu tư nhắm đến và mua vào đều xuống mức giá rất “hấp dẫn” khi thị trường xảy ra bán tháo vì lo ngại. Nhiều cổ phiếu mất đến 50%-60% thị giá, trong khi giá trị nội tại của DN vẫn tốt.
Video đang HOT
Quỹ AFC Vietnam nhận định giá nhiều cổ phiếu trên sàn đã bị định giá thấp so với giá trị DN – điều hiếm có ở các thị trường phát triển. Vì vậy, những cổ phiếu này rất hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, bao gồm cả AFC Vietnam.
Đại diện quỹ đầu tư VinaCapital cho biết họ có lượng tiền mặt lớn và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường khi mức giá đủ hấp dẫn.
Chống thâu tóm
Chuyên gia chứng khoán Phan Dũng Khánh cho rằng cơ hội thâu tóm DN trên sàn chứng khoán hiện nay là rất lớn vì giá cổ phiếu xuống quá thấp. Điều quan trọng là chọn DN nào, giá ra sao và thời điểm nào.
TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng Khoa Tài chính DN Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng khủng hoảng là cơ hội cho phía muốn thâu tóm. “Thời gian qua, nhiều cổ phiếu giảm mạnh đến 70%-80% thì không có lý gì những DN, quỹ đầu tư có tiền lại không mua vào” – ông Chí phân tích.
Điều này lý giải vì sao thời gian qua, hàng loạt DN trên sàn đăng ký mua cổ phiếu quỹ; các thành viên HĐQT, ban điều hành, cổ đông nội bộ… cũng đua nhau mua hàng triệu cổ phiếu vừa để đầu tư vừa để chống hoạt động mua gom, thâu tóm của DN đối thủ và các quỹ đầu tư “cá mập”. Thống kê sơ bộ từ các sở giao dịch chứng khoán cho thấy tính đến ngày 10-4, các thành viên HĐQT, ban điều hành, cổ đông nội bộ các công ty niêm yết đã đăng ký mua lượng cổ phiếu trị giá lên tới 750 triệu USD, trong đó mua thành công 455 triệu USD. Các DN cũng đăng ký mua lượng cổ phiếu quỹ lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Chủ tịch HĐQT một DN niêm yết đã mua cổ phiếu công ty mình trong lúc thị giá giảm quá sâu thừa nhận: “Nói mua vào là để bình ổn giá cổ phiếu nhưng phần lớn là để không bị các nhà đầu tư lớn gom với mục đích nâng tỉ lệ sở hữu, thay đổi thành viên HĐQT – điều mà không lãnh đạo công ty nào mong muốn”.
Giám đốc một quỹ đầu tư lớn cho rằng họ biết bản thân lãnh đạo, cổ đông nội bộ các DN niêm yết rất sợ bị thâu tóm, bị thay đổi cơ cấu cổ đông. Bởi lẽ, giai đoạn này là cơ hội tốt để các nhà đầu tư lớn thực hiện vì giá cổ phiếu DN đã giảm khá sâu. Theo đó, khả năng thâu tóm cao thường xảy ra ở các DN mà chủ sở hữu ban đầu nắm cổ phiếu ít. Các quỹ hay nhà đầu tư lớn chỉ cần mua vài chục phần trăm để trở thành cổ đông chiến lược là có thể chi phối hoạt động DN. Còn với DN có vốn nhà nước sẽ khó thâu tóm vì phải nắm trên 51% cổ phần.
Riêng với các DN mà chủ sở hữu nắm 40%-50%, nhà đầu tư thường tăng tỉ lệ sở hữu với mong muốn có được tiếng nói trong DN hoặc để tham gia HĐQT. Đây là mục đích chính mà các quỹ và nhà đầu tư lớn hướng tới trong giai đoạn hiện nay.
Quản trị cổ đông rất quan trọng
Bàn về vấn đề chống thâu tóm, TS Lê Đạt Chí cho rằng bản thân lãnh đạo DN phải hiểu được cấu trúc sở hữu của DN mình như thế nào. Theo đó, nếu cổ phiếu trôi nổi nhiều mà không quản trị được thì sẽ rất dễ bị thâu tóm, Sacombank trước đây là một điển hình. Vì vậy, khi DN muốn phát hành cổ phiếu cho một quỹ đầu tư, một tổ chức hay phát hành ra bên ngoài thì phải hiểu đối tác của mình là ai, chứ không chỉ quan tâm thu hút tiền về mà quên đi những rủi ro. Như trong đại dịch Covid-19, giá cổ phiếu sụt giảm, nhà đầu tư lớn có hỗ trợ không hay nhân cơ hội thâu tóm luôn DN.
“Trên thị trường cũng từng xảy ra chuyện cổ đông mới tham gia đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến sinh mệnh DN, dẫn đến truy tố lãnh đạo như Gỗ Trường Thành là bài học cho công tác quản trị, điều hành DN” – TS Lê Đạt Chí dẫn chứng.
Sơn Nhung
Tiếp tục tăng cao, Bitcoin vượt 7.600 USD
Bitcoin tăng thêm 140 USD lên trên 7.600 USD, thị trường tiền ảo phủ sắc xanh trở lại, tổng vốn hóa hiện vượt 220 tỷ USD.
Lúc 6h30 ngày 27/4, giá Bitcoin trên sàn CoinDesk đứng mức 7.676 USD,tăng 1,87% tương đương mỗi coin thêm 140 USD.
Trong 24 giờ gần nhất, tiền ảo này giao dịch trong phạm vi 7.503 - 7.707 USD (thấp nhất - cao nhất). Khối lượng giao dịch ghi nhận 32 tỷ USD, vốn hóa đạt trên 140 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD.
Bitcoin vượt 7.600 USD/BTC và đang hướng đến ngưỡng 8.000 USD.
Nhiều tiền ảo khác cũng tăng mạnh trong sáng nay như Cardano tăng 8,3%, Ethereum Classic tăng 7,7%...
Nhóm 10 tiền ảo hàng đầu phủ kín màu xanh. Ethereum tăng 1,6% lên 197 USD, Ripple giao dịch mức 0,196 USD tăng 0,8%, Bitcoin Cash tăng 2,3%, Bitcoin SV tăng 0,05%, Litcoin tăng 0,06%...
Tổng vốn hóa thị trường ghi nhận mức 220,7 tỷ USD, khối lượng giao dịch trong 24 giờ gần nhất đạt 126,4 tỷ USD.
Tại Việt Nam, giá Bitcoin sáng nay giao dịch mức 181 triệu đồng, tăng 0,61%.
Bitcoin giữ đà tăng song nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp vẫn chưa hết lo lắng. Nguyên nhân thị trường nhìn chung vẫn ở trạng thái suy giảm. Bên cạnh đó, sự kém sôi động trước thềm halving lần thứ 3 vốn rất được kỳ vọng của Bitcoin cũng khiến cho không ít nhà phân tích bi quan.
Không những thế, đại dịch COVID-19 đang gây ra sự sụp đổ cho các ngành công nghiệp và là nỗi kinh hoàng cho các thị trường tài chính. Thị trường tiền điện tử cũng không phải là ngoại lệ. Tháng trước, đồng coin hàng đầu thị trường này đã bay hơi mất 50% giá trị.
Tuy nhiên, những động thái gần đây của ông lớn của thị trường tiền ảo Binance như mở chi nhánh tại Thượng Hải (Trung Quốc), mở sàn Binance tại Hàn Quốc, thâu tóm Coinmarketcap và sắp sửa cho ra mắt thẻ Binance Card mua sắm bằng tiền ảo trên khắp thế giới... cho thấy giới đầu tư vẫn đặt niềm tin dài hạn vào Bitcoin.
Trong khi đó, châu Á đang dần trở thành điểm sáng của thị trường tiền mã hóa nhờ việc Binance, Coinbase và BitMEX đẩy mạnh đầu tư vào Nhật Bản và Ấn Độ. Trong khi Ripple cũng liên tục ký kết hợp tác, mở rộng thị trường tại Hàn Quốc và Thái Lan. Hàn Quốc gần đây cũng thông qua và ban hành luật đặc biệt về tiền điện tử. Ấn Độ cũng đã xóa bỏ những cản trở đối với lĩnh vực giao dịch tiền mã hóa.
"Dựa vào 2 đợt tăng giá trước đó của halving, các "ông trùm Bitcoin" có thể đang tích cực tích lũy coin với kỳ vọng lịch sử tăng giá sẽ lặp lại. Halving gần đây nhất đã đẩy giá Bitcoin từ 150 USD lên đến đỉnh cao kỷ lục 20.000 USD", một nhà giao dịch Bitcoin giấu tên bình luận.
Theo Bloomberg, "halving" là sự kiện diễn ra vài năm một lần, khi mà số lượng tiền mã hóa thưởng cho các nhà khai thác giảm một nửa để ngăn lạm phát làm xói mòn giá trị tài sản kỹ thuật số. Đợt halving Bitcoin sắp tới dự kiến diễn ra vào tháng 5/2020.
HÒA BÌNH
Thaco báo lãi gần 2.300 tỷ đồng từ các giao dịch mua rẻ Giao dịch mua rẻ HAGL Land giúp phát sinh khoản lãi 2.079,5 tỷ đồng cho Thaco. Trong đó, có 1.611,8 tỷ đồng thuộc về tập đoàn, phần còn lại thuộc về cổ đông không kiểm soát. Phối cảnh dự án bất động sản tại Myanmar mà HAGL đã bán cho Thaco (Ảnh: Internet) Trong Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán...