Lộ lý do mới Mỹ rút khỏi INF
Washington nói rằng lý do chấm dứt Hiệp ước INF không phải là tên lửa hành trình 9M729 của tổ hợp Iskander-M
Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces – INF) đã chính thức chấm dứt hiệu lực ngày 2/8/2019. Washington đã rút khỏi Hiệp ước với lý do được viện dẫn là do Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729″ được NATO gọi là SSC-8, có tầm bay từ 500 đến 5.000 km, song không đưa ra bằng chứng.
Trước đó, tháng 1/2019, Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức một cuộc họp báo dành cho các chuyên gia nước ngoài, tại đó đề cập đến một số tính năng của tên lửa. Mỹ đã bỏ qua sự kiện này, gọi đó là “giả và tuyên truyền”.
Tên lửa 9M729 từng được Mỹ coi là nguyên nhân rút khỏi INF; Nguồn: aljazeera.com
Trong một tuyên bố ngày 2/2/2019, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn – những vũ khí bị cấm theo INF – trong 2 năm qua, trước khi Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này. Các bước đi của Washington cho thấy Mỹ có kế hoạch xóa bỏ hiệp ước INF ngay từ đầu và không có ý định đạt thỏa hiệp với Nga về vấn đề này. Theo một số nhà phân tích, việc rút khỏi INF có thể xuất phát từ việc Washington đã không còn muốn bị ràng buộc bởi các điều khoản trong hiệp ước được ký kết vào năm 1987 này.
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia Nga Shamanov có quan điểm hoàn toàn khác khi cho rằng, Mỹ chỉ đang viện ra một cớ thích hợp để có thể tự do triển khai các chương trình vũ khí trong không gian vũ trụ trong vài năm tới. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cả quyết rằng việc Mỹ kiên quyết rút khỏi INF xuất phát từ việc Washington muốn xây dựng lại một kho vũ khí mới, đối trọng với kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang phát triển trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của Bắc Kinh.
Tuy nhiên mới đây nhất, theo Lenta.ru ngày 9/11/2019, Washington nói rằng lý do chấm dứt Hiệp ước INF không phải là tên lửa hành trình 9M729 của tổ hợp Iskander-M, mà là một số vũ khí khác. Điều này đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Serge Ryabkov tiết lộ, theo báo Kommersant. “Họ định ám chỉ gì chúng tôi hoàn toàn không hiểu và họ từ chối giải thích điều đó”, ông Ryabkov nói, và thêm rằng, phía Mỹ không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về việc này. Moscow đã chỉ ra sự thiếu căn cứ của các cáo buộc và chỉ trích về sự thiếu thiện chí của Mỹ trong việc tham gia đối thoại./.
Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN
lenta
Viết thư cho Tổng thống Putin, ông Gorbachev muốn khuyên gì?
Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định từng viết một bức thư gửi ông Putin gần đây.
Theo lời cựu Tổng thống Liên Xô, ông không có ý định muốn " áp đặt vai trò cố vấn của mình" và chỉ gửi thông điệp cho nhà lãnh đạo Nga trong một số trường hợp dưới dạng các bức thư ngắn.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Gorbachev thừa nhận cũng viết thư cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cách đây không lâu.
" Các nhà lãnh đạo thế giới hiện đang phải gánh vác trách nhiệm rất lớn. Nói thẳng ra thì đây là giai đoạn rất đáng lo ngại. Và đó là một gánh nặng lớn cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Tôi biết điều đó từ kinh nghiệm của chính mình" - ông Gorbachev chia sẻ về bức thư viết cho Tổng thống Nga.
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định mới viết thư cho ông Putin. (Ảnh: TASS)
Ông khẳng định mình chưa bao giờ " trốn tránh" cũng như che giấu ý kiến của mình. Ông luôn thể hiện chúng trong các cuộc phỏng vấn và các bài báo được xuất bản dù ở Nga hay ở nước ngoài.
" Đôi khi tôi nhận thấy rằng, những suy nghĩ của tôi có sự cộng hưởng với những lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo" - ông Gorbachev nói.
Trong bức thư gửi ông Putin, cựu Tổng thống Liên Xô cũng bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng " bỏ bê" luật pháp quốc tế và quân sự hóa nền chính trị thế giới. Ví dụ điển hình cho tình trạng này, theo ông Gorbachev, là sự sụp đổ của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF.
Ông Gorbachev kêu gọi 2 cường quốc - Nga và Mỹ - làm tất cả để ngăn chặn không cho sự sụp đổ của Hiệp ước này làm trầm trọng thêm nguy cơ chiến tranh. Cựu lãnh đạo Liên Xô cho rằng đề xuất của ông Putin trong việc trì hoãn triển khai tên lửa tầm trung chính là bước đi đầu tiên để giải quyết vấn đề này.
Hiệp ước INF giữa Nga và Mỹ được ký kết năm 1987. Đến tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ rút khỏi thỏa thuận do Matxcơva không tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Đáp lại hành động của Mỹ, đến năm 2019, Nga cũng ngừng tuân thủ Hiệp ước INF. Thỏa thuận chính thức hết hiệu lực vào đầu tháng 8 vừa qua.
(Nguồn: Izvestia)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
NATO không muốn chạy đua vũ trang chống lại Nga Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn đối thoại về kiểm soát vũ khí và tránh chạy đua vũ trang với Nga, trong bối cảnh Hiệp ước INF đổ vỡ. NATO sẵn sàng tiến hành cuộc đối thoại với Nga về kiểm soát vũ khí và không muốn khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới với Matxcova. Đó...