Lơ lửng ngắm núi rừng
Người trẻ đang có xu hướng du lịch ‘hòa mình với thiên nhiên’, nơi những cánh rừng xanh mát, thác nước hùng vĩ…
Tại đây, một số trò chơi mạo hiểm đã xuất hiện để thỏa mãn đam mê khám phá của người trẻ, cũng như tăng thêm phần thú vị cho mỗi chuyến đi.
Mạo hiểm không nguy hiểm
Trước đây, những trò chơi mạo hiểm thường chỉ có ở nước ngoài và gần như xa xỉ đối với các bạn trẻ Việt Nam. Nếu muốn thử sức, người chơi chỉ có thể tham gia các trò được mô phỏng với quy mô nhỏ trong các khu vui chơi giải trí với những tên gọi quen thuộc như: đu dây vượt thác, giữ thăng bằng trên không, đi cà kheo… Trong những năm gần đây, các trò chơi mạo hiểm vốn từng tạo tiếng vang trên mạng xã hội dần xuất hiện tại Việt Nam. Một số trò chơi phổ biến có thể kể đến như: zipline (trượt dây từ đỉnh xuống thân núi hoặc qua hai bên bờ sông), bay dù lượn, abseiling (leo dây vách núi)…
Các trò chơi kể trên hiện đã có trong khu du lịch sinh thái ở nhiều tỉnh thành trải dài từ Bắc đến Nam, thu hút hàng trăm, hàng ngàn lượt khách trải nghiệm mỗi ngày. Để tham gia, người chơi không nhất thiết phải có kiến thức và kỹ năng đặc biệt, nên phù hợp cho hầu hết mọi người. Các trò chơi mạo hiểm đều trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ, đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn.
Góc nhìn từ người chơi bay dù lượn ở Mù Cang Chải Ảnh: VY TÔ
Để thỏa mãn yêu cầu về quy mô và tạo tâm lý hồi hộp cho người chơi, những trò chơi này đều được xây dựng ở vùng núi cao, thung lũng sâu hoặc các hang động. Vì thế, nếu muốn đổi lấy những cảm giác tuyệt vời giữa không trung, người chơi trước tiên cần vượt qua nỗi sợ độ cao. Đối với nhiều người, chính sự hồi hộp và lo lắng trước khi chơi lại là một trong những điều thú vị nhất của trò chơi mạo hiểm.
Video đang HOT
Những trải nghiệm đáng nhớ
Chia sẻ về chuyến đi đáng nhớ năm 2024, Thanh Ngọc (22 tuổ.i, ngụ TPHCM) tâm sự: “Tôi vốn không phải người đam mê mạo hiểm nhưng trong năm nay, chỉ vì muốn thử cảm giác mạnh mà tôi đã trượt zipline ở Tú Lệ và bay dù lượn trên Mù Cang Chải. Dĩ nhiên là sợ, thậm chí chơi xong tôi vẫn còn thấy sợ. Nhưng những gì tôi được thấy, được cảm nhận trong lúc chơi, luôn là điều khiến tôi nhớ mãi. Nó đủ hấp dẫn và mạnh mẽ để buộc tôi phải quay lại đây nhiều lần”.
Được biết, tuyến zipline ở nơi này dài hơn 1km, băng qua nhiều dạng địa hình và cảnh quan như ruộng bậc thang, rừng núi và sông. “Không khí trong lành của thiên nhiên tại khu vực trò chơi khiến chúng tôi ai cũng cảm thấy sảng khoái. Mỗi chuyến đi chơi như thế giống như liều thuố.c tiên giúp người chơi giải tỏa những căng thẳng và áp lực”, Thanh Ngọc chia sẻ thêm.
Trò chơi mạo hiểm không chỉ thử thách tâm lý người chơi mỗi khi treo mình trên cao, mà đôi khi còn đòi hỏi người chơi phải kiên trì vượt suối, băng rừng để đến được khu vực tổ chức trò chơi. Đơn cử như với hoạt động đu dây khám phá hang động núi lửa Chư B’luk ở Đắk Nông, người chơi phải băng qua đoạn đường dài 25km nằm giữa rừng để đến được miệng núi lửa. Dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng cảm xúc vỡ òa hạnh phúc lại là phầ.n thưởn.g xứng đáng mà người chơi nhận được.
Nhớ về chuyến đi khám phá hang động núi lửa Chư B’luk của mình, Phương Quỳnh (30 tuổ.i, ngụ TPHCM) bồi hồi: “Từ trước đến nay, tôi luôn muốn đi nước ngoài ngắm cảnh vì cứ nghĩ Việt Nam không có gì thú vị. Lúc treo mình trên dây giữa không gian kỳ diệu của miệng núi lửa, tôi thấy mình như có lỗi với suy nghĩ trên. Không ngờ phong cảnh nước ta đẹp và hùng vĩ như thế. Những cảnh quan trong nước không thua kém gì nước bạn, chỉ chờ ngày được khám phá và công nhận mà thôi”.
Nói về cảm xúc khi trải nghiệm những trò chơi mạo hiểm, đa số người chơi đều cho rằng đó là cảm giác “sợ nhưng xứng đáng”. Khi đã vượt qua được nỗi sợ ban đầu, người chơi có thể tận hưởng sự hùng vĩ của thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất. Ngoài ra, hiện nay khách du lịch cũng đã có thêm nhiều lựa chọn cho các trò chơi dưới nước như: chèo thuyền kayak, flyboard (ván bay nước), dù lượn nước… Những trò này tuy không có tính mạo hiểm cao, nhưng vẫn mang đến cảm giác bất ngờ, thú vị cũng như không gian thiên nhiên đặc sắc.
Dẫu chi phí cho các chuyến đi này vẫn còn khá cao, nhưng kỷ niệm và cảm giác mà trò chơi mạo hiểm mang lại là giá trị tinh thần không thể đo đếm được. Với những cảm xúc riêng có trong lúc chơi, hình ảnh thiên nhiên Việt Nam hiện lên đầy ấn tượng và ghi dấu sâu sắc trong lòng du khách. Có thể thấy, trò chơi mạo hiểm không chỉ góp phần làm phát triển du lịch tại các địa phương, mà còn giúp một số đông người Việt Nam thêm yêu hệ sinh thái và cảnh quan nước nhà.
Du lịch Phan Dũng, cung đường xanh
Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi tiếp tục hành trình về với chiến khu xưa nơi núi rừng Phan Dũng.
Qua các địa danh, cảnh sắc núi rừng đã cho chúng tôi một cảm giác thật hoang dã, tự nhiên. Những cánh rừng 1 thời che bộ đội, ngăn quân thù nay đã có diện mạo mới và có thể trở thành 1 cung đường xanh khi khai thác du lịch.
Rời hồ thủy lợi Phan Dũng, cùng dòng Tà Uông hiền hòa, men theo con đường cấp phối sỏi đó chúng tôi hướng đến địa danh có tên là Phùm. Phùm, theo tiếng dân tộc Rắc Lây nghĩa là cánh đồng lớn. Trong kháng chiến, đây là nơi tăng gia sản xuất như lúa và lương thực các loại cho bộ đội. Hiện Phùm có rất nhiều rẫy của bà con dân tộc Phan Dũng và có cả người Kinh từ Liên Hương, Phong Phú lên sản xuất. Họ trồng chủ yếu là các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như đậu, bắp, lúa, mè. Đất đai ở đây khá tốt với nguồn nước quanh năm nên nhìn đâu cũng thấy 1 màu xanh biếc. Tuy nằm sâu trong rừng núi nhưng đất đai ở đây bằng phẳng giống như 1 lòng chảo mà xung quanh bao bọc bởi núi non. Cảnh sắc bình yên khiến con người ta càng gần gũi với thiên nhiên.
Rừng Phan Dũng nhìn từ trên cao.
Chia tay Phùm, chúng tôi hướng đến 1 địa danh khác của xã Phan Dũng có tên Tân Lê. Nếu như Phùm là nơi sản xuất lương thực thì Tân Lê chính là nơi đóng quân của quân dân huyện Tuy Phong ngày đó. Vượt qua những con dốc khá cao, chúng tôi đến nơi sau gần 2 giờ đi bộ. Trước mắt chúng tôi là suối Tân Lê đang lượn lờ qua những gốc cây to. Khung cảnh khá đẹp với những thác nhỏ đan xen cùng những ghềnh đá nhấp nhô và nước trong veo. Rừng ở đây đẹp và có nhiều loại gỗ quý như loại cây căm liên, cà chí, căm xe, sao, gõ, giáng hương... Chúng mọc rất đều và trạc cỡ như nhau với đường kính từ 20 đến 30 cm và càng đi sâu vào thì những cây gỗ to xuất hiện càng nhiều. Vì được bảo vệ nghiêm ngặt nên ở đây còn khá nhiều lan rừng đang khoe sắc.
Rời Tân Lê trên con đường cấp phối được thi công vào năm 2014, chúng tôi hướng đến ngọn thác Yaly nằm trên khe núi Tà Hoàng. Đã tàn xuân nhưng núi rừng Phan Dũng vẫn còn sự lãng mạn trong sắc màu của mùa lá và hoa. Chừng 30 phút, chúng tôi đến 1 danh có tên Tằng Thú. Đây là nơi có đất đai khá phì nhiêu, bằng phẳng được bao bọc bởi những dãy núi nhấp nhô. Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trong sự hùng vĩ của núi rừng và 1 chút lãng mạn của cỏ hoa. Tằng Thú là 1 vùng đất cổ xưa, là nơi sinh sống của đồng bào Phan Dũng trước và trong kháng chiến. Ngày đó đồng bào Phan Dũng sống tập trung ở đây kéo dài lên tới Tà Hoàng. Qua khỏi Tằng Thú, chúng tôi lạc vào 1 cánh rừng bằng lăng tuyệt đẹp. Những cây bằng lăng gỗ có thân trắng phau mọc đều, thẳng tắp, không xen lẫn. Buổi trưa, những tia nắng xuyên qua kẽ lá chiếu sáng những chùm hoa tim tím thật đẹp bình yên và thơ mộng. Cảnh vật thật mê đắm lòng người.
Qua khỏi rừng bằng lăng, chúng tôi đến căn cứ Tà Hoàng. Bên cạnh là căn cứ địa cách mạng thì Tà Hoàng còn là 1 vùng đất khá đặc biệt. Đến đây chúng ta sẽ thấy những thửa ruộng theo kiểu cổ xưa, những ngôi nhà sàn lấp ló trong núi. Tà Hoàng ngày xưa là vùng đất xưa của đồng bào Phan Dũng bây giờ, khi hòa bình lập lại, Đảng và Nhà nước thuyết phục đồng bao xuống núi đến khu vực bằng phẳng, dễ đi lại và phát triển cuộc sống dễ dàng hơn. Cho đến bây giờ, Tà Hoàng vẫn là hồn quê hương, là nơi để đồng bào đi về khi nhớ đến ông bà tổ tiên.
Qua những dãy ruộng cổ xưa mang tính đặc trưng của đồng bào Rắc Lây chúng tôi đến được suối Tà Hoàng. Đây chính là hạ lưu của thác Yaly mà chúng tôi đang hướng đến. Từ xa, chúng tôi đã nghe được thiếng thác đổ vang cả 1 góc rừng. Men theo con suối Tà Hoàng khá nhiều đá và được che mát bởi những bóng cây cổ thụ, chúng tôi đã đến được thác trong niềm hân hoan, vui sướng.
Thác Yaly khá đẹp, được đổ xuống từ độ cao hơn 100m tung bọt trắng xóa. Dưới chân thác là 1 hồ nước rộng chừng 100 m2, sâu chừng hơn 1m, nước trong vắt có thể nhìn tận đáy.
Không thể so sánh những ngọn thác ở Bình Thuận ngọn nào đẹp hơn vì mỗi ngọn thác có 1 vẻ đẹp riêng. Có ngọn thác đẹp với sự hùng vĩ của núi rừng nhưng cũng có ngọn thác đẹp theo vẻ yểu điệu hoang dã miền sơn cước. Với chúng tôi, thác Yaly cứ như 1 nàng thơ dịu dàng nơi núi rừng Phan Dũng. Mùa này thác ít nước nên khi nắng lên cao, dòng thác xuyên qua những tia nắng chiếu lấp lánh rất nên thơ, hữu tình. Trời xanh, mây trắng, quanh ngọn thác là những tán cây rừng luôn nở hoa theo mùa với hương thơm ngào ngạt gọi mời cho những đàn bướm lượn lờ đa sắc. Có đến thưởng ngoạn và hòa mình vào thiên nhiên nơi này, chúng ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp, chất thơ của 1 vùng núi rừng đầy cảm xúc như ở thác Yaly.
Có thể nói rằng, đến với núi rừng Phan Dũng là đến với cảnh quan thiên nhiên của núi rừng đầy ắp những cung bậc cảm xúc. Từ niềm hự hào của căn cứ địa cách mạng với các địa danh Phùm, Tân Lê, vùng đất cổ xưa Tằng Thú hay cố hương Tà Hoàng của đồng bào Phan Dũng đều cho chúng ta những cảm xúc riêng biệt và thú vị.
Thời gian gần đây, du lịch trekking đang trở thành xu hướng thì cung đường La Bá - Phan Dũng - Tà Năng sẽ là con đường hoa đầy màu xanh cho du lịch Bình Thuận.
Trekking là hoạt động đi bộ đường dài trên những địa hình phức tạp để khám phá thiên nhiên hoang dã kết hợp với du lịch dã ngoại, du lịch thể thao mạo hiểm, cắm trại trong rừng... bị hạn chế về cơ sở vật chất hay nhu cầu cần thiết. Vì thế, khám phá núi rừng Phan Dũng sẽ là 1 trải nghiệm thú vị và đầy mạo hiểm nhưng cũng đầy chất thơ cho 1 cuộc hành trình.
Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc. Khi tiết trời nắng dần lên cũng là thời điểm những...