Lo lắng vì dịch âm đạo bất thường
Đôi khi âm đạo của em tiêt ra dịch đặc như sáp hoặc váng sữa chua, màu trắng, có mùi hôi. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị viêm âm đạo hay không?
Vậy có cách nào điêu trị tình trạng dịch âm đạo bất thường của em môt cách nhanh nhât hay không? Em xin cảm ơn! (T. Linh)
BS. Hoa Hông trả lời:
Dịch âm đạo là do các tuyến yên sản sinh ra. Nó giúp mang tế bào chết và vi khuẩn xấu ở âm đạo ra ngoài, giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Dịch tiêt ra ở âm đạo có hai loại như sau: môt là dịch sinh dục và hai là dịch tiêt âm đạo. Dịch âm đạo thường được tiêt ra khi có hưng phân, khoái cảm tình dục và có đặc điêm là trong, loãng, hơi dính. Dịch tiêt âm đạo thường do cổ tử cung tiết ra một cách tự nhiên trong bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt với đặc điêm là có màu trắng trong hoặc đục hoặc hơi ngà vàng, lúc đặc lúc loãng, mùi hơi nồng, không hôi, tanh.
Như vây, khi ở trạng thái bình thường, dịch từ âm đạo của bạn sẽ không có mùi hôi, tanh cho dù là loại dịch nào đi chăng nữa.
Nhưng nêu thấy dịch ở âm đạo (dù là dịch sinh dục hay dịch tiết âm đạo) có màu lạ (xanh, sô cô la, vàng sẫm…), mùi lạ (hôi, tanh, chua, khó ngửi…), tính chất lạ (vón cục, đặc như bột, nổi bọt, dạng váng sữa…), ngay khi vừa tiết ra hoặc bám ở đáy quần lót hoặc như trường hợp của bạn là bám ở dương vât của chông thì chắc chắn đó là dấu hiệu bất thường, cảnh báo tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc bị bệnh nào đó ở cơ quan sinh sản.
Video đang HOT
Tình trạng viêm nhiêm, nhiêm trùng ở âm đạo cũng có nhiêu dạng, có thê là do kém vê sinh hoặc do nâm hay do bênh tình dục gây nên.
Biêu hiên bât thường của dịch âm đạo cũng có thê có nguyên nhân từ các bênh ở cơ quan sinh sản như: rôi loạn chức năng buông chứng, polyp cô tử cung, xói mòn cô tử cung, u xơ dưới niêm mạc tử cung, viêm vùng châu.
Vì vây, đê biêt chắc đâu là nguyên nhân dân đên tình trạng như của bạn, tôt nhât bạn nên đi khám phụ khoa. Bác sỹ sẽ căn cứ vào việc khám, quan sát tính chất, màu sắc, mùi của dịch tiết cũng như các xét nghiệm cần thiết (như soi tươi dịch âm đạo) để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm gì, mầm bệnh gây ra là gì.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau đây để giữ cho cơ quan sinh sản của mình được khỏe mạnh:
- Giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh với nước ấm nhẹ nhàng.
- Không sử dụng xà phòng có mùi thơm để vệ sinh âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo và cũng tránh dùng thuốc xịt âm đạo.
- Sau khi đi vệ sinh, nếu dùng giấy lau thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào âm đạo và gây nhiễm trùng.
- Mặc quần lót 100% cotton và tránh quần áo quá chật.
Chúc bạn mau khỏi bênh!
Theo BS. Hoa Hông (Tri thức trẻ)
Đàn ông và bệnh "vùng cấm"
Nếu so sánh với phụ nữ thì cơ quan sinh dục của đàn ông đa chức năng hơn, vì gộp chung đường bài tiết và tình dục làm một. Nhưng, "máy" càng đa chức năng càng phức tạp, và việc tìm bệnh cũng vì thế mà trở nên khó khăn
Bảo vệ "đạn dược"
Trong quá trình phát triển của bào thai, thoạt đầu tinh hoàn nằm trong ổ bụng, sau đó mới từ từ "du lịch" ra ngoài và định cư vĩnh viễn trong "túi càn khôn". Trong cuộc hành quân xuống "túi càn khôn", nó "rinh" theo mạch máu nuôi dưỡng và các "nhân vật" có liên quan. Chính quá trình di chuyển của "hai viên" đã đem lại cho chủ nhân khá nhiều tật bẩm sinh: tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn ẩn, tràn dịch tinh mạc (dái nước), thoát vị bẹn (sa ruột)...
Những người mẹ trẻ, ít kinh nghiệm về "súng ống, đạn dược" khó lòng phát hiện bệnh. Do đó, để bảo vệ, con trai cần lưu ý cái "túi càn khôn". Nếu thấy túi không cân đối, bên chặt bên vơi, tức là một bên tinh hoàn đã "rong chơi" đâu đó. Túi bên to, bên nhỏ cũng có thể bên to bị bệnh như: thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc... Còn túi rỗng không tức là tinh hoàn vẫn chưa chịu ra ở riêng.
Để bảo vệ, con trai cần lưu ý cái "túi càn khôn".
TS. Nguyễn Thành Như - chuyên gia về Nam học cho biết: "Cư ngụ bất hợp pháp" lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kích cỡ tinh hoàn. Chưa kể, các tinh hoàn thường đi lạc trong ổ bụng, nơi này nhiệt độ cao nên ảnh hưởng quá trình sản xuất tinh binh. Càng phát hiện trễ, khả năng duy trì nòi giống càng bị đe dọa. Trường hợp cấp cứu: bé khóc lóc, oằn oại, "túi càn khôn" sưng đỏ, nên đưa ngay đến bệnh viện vì có thể đã bị xoắn tinh hoàn (thường xuất hiện ở tuổi nhi đồng).
Tinh hoàn khi bị xoắn, mạch máu nuôi không được cung cấp dưỡng chất nên dễ bị hoại tử. Xử trí chậm có thể phải cắt bỏ một "hòn ngọc", mất một nhà máy sản xuất, lượng tinh binh sẽ sụt giảm quân số, khó lòng đậu thai. Ngoài ra, nên chích ngừa quai bị cho bé để phòng biến chứng viêm tinh hoàn, một trong những nguyên nhân gây vô sinh khi trưởng thành. Bên cạnh đó, muốn "súng" có "đạn dược" ngon lành, bắn đâu trúng đó, cần bảo đảm nhiệt độ cho "túi càn khôn" luôn dưới 370C. Vì thế, mặc quần chật, để máy vi tính xách tay trên đùi, tắm nước nóng, xông hơi, ngồi lâu... cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng".
Giữ gìn "súng ống"
Có nhiều nguyên nhân gây ung thư "súng ống" ở đàn ông, trong đó có hẹp bao quy đầu nhưng không được chữa trị đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, TS Nguyễn Thành Như cho biết: "Có nhiều nơi, nhân viên y tế cố gắng nong bao quy đầu bằng cách dùng que bông hay kềm inox y tế, rồi dùng tay cố gắng kéo cho bằng được bao quy đầu xuống khỏi rãnh quy đầu. Sau đó, hướng dẫn cha mẹ bé mỗi ngày nong tiếp khi tắm bé. Điều này sai. Động tác này gây sang chấn tâm lý không nhỏ cho các bé.
Ngoài ra, có thể làm trầy xước mặt trong bao quy đầu và mặt ngoài của quy đầu, làm chảy máu, từ đó tạo thành sẹo, biến một dính bao quy đầu sinh lý (tự hết khi bé lớn thêm) thành một tình trạng hẹp bao quy đầu thật sự. Cuối cùng, sự kích thích có thể là tiền đề dẫn đến thủ dâm. Nếu bé trên năm-sáu tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tách được, thì có thể bôi một lớp kem mỏng corticosteroid như kem 0,1% triamcinolone lên mặt trong bao quy đầu hai-ba lần mỗi ngày, trong bốn-sáu tuần, có thể giúp bao quy đầu tuột xuống được. 70% - 80% trường hợp dùng thuốc này có hiệu quả. Nếu dùng thuốc này không hiệu quả, mỗi khi đi tiểu bao quy đầu phồng to như bong bóng, thì nên đưa bé đi cắt bao quy đầu".
Tuyến tiền liệt (TTL) là một khối nhỏ nằm ngay dưới bàng quang và ôm lấy đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể (niệu đạo). Tuy nhỏ nhưng tuyến này gây nhiều phiền phức cho quý ông vì sinh nhiều bệnh: phình to TTL, ung thư TTL... Nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ thuận với tuổi. Ước tính có khoảng 40% đàn ông trên 50 tuổi và 75% đàn ông ở tuổi 70 có triệu chứng ở đường tiểu do TTL phình to. Khi đi tiểu, bàng quang sẽ ép để tống xuất nước tiểu, nhưng nếu TTL to sẽ chèn ép khiến cho bàng quang khó lòng co bóp, vì thế tia bắn ra sẽ không vẽ được nửa hình cầu hoàn hảo, người bị phình TLT tia vẽ không trọn vẹn, tia không mạnh và... có thể ướt dép! Như vậy, khi các anh không tia trúng mục tiêu nhiều lần trong ngày, cần trích thời gian đi tầm soát bệnh TLT.
Siêu âm là chẩn đoán chi phí mềm nhưng phát hiện bệnh ở nam giới rất hiệu quả. Kỹ thuật này phát hiện được các bất thường của tinh hoàn, tiền liệt tuyến... Cao cấp hơn có chụp cộng hưởng từ MRI và những xét nghiệm về máu để tìm các chỉ số ung thư tinh hoàn, tuyến tiền liệt.
Bộ phận sinh dục nam cũng như buồng trứng ở phụ nữ, không được dùng phóng xạ vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế không chụp CT.
BS Phan Thanh Hải - Giám đôc Trung tâm Chẩn đoán Y khoa
Theo Phương Nam (PhunuOnline)
Dùng phụ kiện "nhạy cảm" dễ viêm nhiễm Các loại phụ kiện "kích thích" ngày càng được chào bán công khai và được đa phần khách hàng coi như một phần không thể tách rời trong đời sống "chăn gối". Đặc biệt, những món hàng "nhạy cảm" này đang thu hút cả lượng khách hàng là... nữ giới. Chị em cũng xài "phụ kiện" Nếu như trước kia, mặt hàng "nóng"...