Lo lắng vì có 3 tinh hoàn
Tôi 24 tuôi, luc nho đa phat hiên ra “câu be” cua mình co tơi 3 qua “câu” ( tinh hoàn). Vi ngai đi kham nên đên bây giơ no vân như thê.
Xin hoi bac sĩ như thê co vân đê gi nghiêm trong không? Không hiêu sao luc băt đầu xuất tinh thì “cậu nhỏ” của tôi lại xiu xuông, con tinh trung cua tôi cung không được bình thương. Mong bác sĩ tư vân gium. (Trung)
Ảnh minh họa: Visualphotos.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện tượng như bạn mô tả tôi có thể hiểu rằng “cậu nhỏ” của bạn ở đây là bìu, sờ ở bìu phát hiện 3 có tới quả cầu ( 3 tinh hoàn). Có 3 “hòn” ở bìu là một hiện tượng bất thường và bất thường này có thể gặp ở một trong những tình huống sau đây:
Video đang HOT
Thứ nhất là trường hợp nằm trong bệnh cảnh đa tinh hoàn (tức có nhiều hơn một tinh hoàn trong mỗi bên bìu, hay gặp nhất là có 2 tinh hoàn trong một bên bìu và bên kia có một tinh hoàn nữa). Trường hợp người có tới 3 tinh hoàn là rất hiếm gặp trong y văn, cho đến nay trong y văn thế giới cũng chỉ mới báo cáo khoảng hơn 100 trường hợp như thế này mà thôi.
Thông thường với bệnh lý 3 tinh hoàn trong bìu thường có 2 tinh hoàn nằm bên trong bìu trái và một tinh hoàn nằm bên trong bìu phải. Hai tinh hoàn trong một bên có thể chung nhau đường ống dẫn tinh hoặc có thể tách riêng ra độc lập. Nguy cơ của việc tồn tại 3 tinh hoàn này là xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn, vô sinh, tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, ung thư…
Thứ hai là trường hợp người bệnh có một khối bất thường ở một trong các vị trí trong bìu như tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh, cơ bìu mà họ nhầm tưởng khối đó là tinh hoàn thứ 3. Những khối bất thường này hay gặp là nang mào tinh hoàn, nang thừng tinh hay khối u tinh hoàn…, hay gặp nhất là nang mào tinh hoàn. Nguy cơ của những trường hợp này là viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, vô sinh (do khối u, nang chèn ép gây tắc nghẽn lối ra của tinh trùng), khối u di căn…
Với bất thường 3 tinh hoàn như mô tả, người bệnh có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh như liệt kê ở trên nên cần đi khám sớm để kiểm tra xem thực sự bạn nằm trong trường hợp nào để có hướng xử lý kịp thời. Trường hợp của bạn có thêm dấu hiệu khi “xuất binh” cậu nhỏ xìu xuống và tinh dịch không được bình thường thì càng cần kiểm tra cụ thể. Ở đây bạn không nói kỹ tinh dịch không được bình thường là thế nào nên tôi rất khó có thể tư vấn tiếp cho bạn. Tuy nhiên, tự bạn đã nhận thấy thêm một điều bất thường nữa thì không có lý do gì bạn không đi khám ngay để bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho bạn. Chúc bạn may mắn và sớm ổn định.
Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng
Theo VNE
'Túi đạn' sa xuống là bệnh gì
Tôi năm nay 23 tuôi. Tui biu cua tôi dai va sa xuông, môt bên to môt bên nho.
Khi tôi năn vao bìu bên phải thấy có tinh hoàn, nhưng biu bên trai còn có cái gì đó đây va căng lên. Trước đây khi lam viêc năng không cam thây đau, nhưng nay khi lam viêc năng lại đau. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? Tôi phai lam sao để chữa trị? Tôi xin cảm ơn nhiêu. (Tùng)
Ảnh minh họa: namkhoa.
Trả lời:
Chào bạn,
Theo mô tả của bạn, có thể nghĩ đến triệu chứng của thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc (thường là ruột) đi ra ngoài qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. Trong thoát vị bẹn bìu, tạng thoát vị sẽ chui xuống vùng bìu.
Thoát vị nói chung gặp trong khoảng 5% dân số thế giới, trong đó thoát vị bẹn chiếm khoảng 80%. Nam giới bị bệnh này gấp 7-8 lần nữ giới.
Triệu chứng thoát vị bẹn: Ban đầu người bệnh cảm thấy tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên không gây đau và tình trạng này thường diễn ra không liên tục. Khi người bệnh hạn chế vận động, nằm nghỉ thì không còn cảm giác tức và khối bìu giảm xuống.
Biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất của thoát vị bẹn là thoát vị nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột. Đây là trường hợp ruột hoặc mạc treo của ruột không chạy vào lại ổ bụng được, bị nghẹt tại vùng cổ túi hoặc do bị xoắn, dẫn đến thiếu máu nuôi. Nếu không can thiệp phẫu thuật kịp thời thì ruột và mạc treo ruột sẽ bị hoại tử.
Thoát vị bẹn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và không ảnh hưởng gì tới khả năng có con. Hiện nay phương pháp điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ "vá" lỗ hổng ở thành bụng hoặc mổ đặt mảnh ghép nhân tạo vào điểm yếu của vị trí thoát vị.
Bạn có thể đến các bệnh viện chuyên khoa ngoại để được thăm khám và cung cấp điều trị thích hợp.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Lười thay quần chíp, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh hoàn Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe "cậu nhỏ" là nên thay mới quần chíp 6 tháng một lần. Quần chíp cần thay kịp thời Nghiên cứu cho biết, con trai rất lười thay quần chíp mới, thậm chí 3-4 năm mới thay một lần. Bất luận con số này có chính xác hay không, chỉ cần bạn phát hiện thấy quần...