Lo lắng vì bạn trai cứ đòi khám phá cơ thể
Khi không có ai là bạn trai ôm hôn thắm thiết và sờ soạng khắp cơ thể em nữa. Ngoài ra, anh còn đòi xem cả chỗ nhạy cảm của em.
Khi không có ai là bạn trai ôm hôn thắm thiết và sờ soạng khắp cơ thể em nữa (Ảnh minh họa)
Hiện tại em rất lo lắng vì người yêu của em có những hành động không hay.
Em năm nay 20 tuổi, anh ấy hơn em 1 tuổi. Yêu nhau được 1 năm bây giờ anh ấy bắt đầu cứ có những hành động gần gũi em. Khi không có ai là bạn trai ôm hôn thắm thiết và sờ soạng khắp cơ thể em nữa. Ngoài ra, anh còn đòi xem cả chỗ nhạy cảm của em.
Anh bảo em đó là biểu hiện sinh lí bình thường và ai cũng thế. Em từ chối nhưng anh ấy nói vì rất yêu em mới thế. Em rất hoang mang.
Thật sự em rất yêu anh ấy. Anh ấy cũng giới thiệu em với gia đình rồi. Tình cảm của bọn em rất tốt. Nhưng em cảm thấy mình bị tổn thương. Em luôn dằn vặt mình là 1 đứa con gái hư hỏng.
Video đang HOT
Em không biết cho anh ấy xem rồi sờ soạng khắp nơi như thế có vấn đề gì không. Có phải anh ấy bị bệnh gì không? Em khổ tâm lắm.
Còn chuyện ấy thì em không bao giờ chấp nhận và anh ấy cũng không đòi hỏi chỉ muốn sờ và xem thui. Có phải em bị lợi dụng không? Xin mọi người hãy cho em ý kiến được không. Em đang bối rối lắm.
Theo Afamily
Giúp con lớn khôn bằng nghịch nước
Những lần đập nước tứ tóe, xả vòi ầm ầm trong nhà tắm giúp trẻ thông minh và nhanh hiểu về thế giới bên ngoài. Vì vậy ,bạn đừng cấm đoán mà hãy khuyến khích để con phát triển.
Ảnh minh họa: Internet
7 tháng tuổi: Nước giúp bé khám phá cơ thể
Một trong số những phản ứng đầu tiên của bé khi ngồi trước chậu nước sẽ là nhúng tay vào. Khi đưa tay từ dưới chậu nước lên, bé sẽ có những cảm nhận đến tận các đầu ngón tay, và nhận ra các bộ phận trên cơ thể. Khi té nước xung quanh người và vỗ mạnh tay trên mặt nước, nhìn giọt nước sẽ bắn lên, bé lập tức sẽ hiểu những hiệu ứng của những hành động của mình.
Sau đó bé liên tục làm những động tác khác nhau và hình thành tư duy so sánh. Giả sử, bé đập tay lên tấm thảm, sẽ không có những âm thanh và bắn lên như trên mặt nước.
Lời khuyên: Khi cho con tắm, bạn hãy giành một chút thời gian đặt bé trước một chậu đầy nước và để cho bé tự do ứng biến. Tất nhiên là bạn vẫn sẽ luôn kiểm soát không để bé ngã.
Từ 1 tuổi: Nước giúp bé khám phá ra sự tinh tế
Bây giờ, bé của bạn đã biết đứng, và sẽ khám phá ra niềm vui thích với những dòng nước chảy ra từ vòi. Trước đó bé thường chỉ cầm nắm những vật liệu cứng, hoặc nhão nên bây giờ nhìn thấy nước không màu sắc, mùi vị, không giữ được bằng bàn tay, lại có âm thanh thì bé sẽ suy nghĩ. Hành động tiếp theo là bé thử tác động (cố cầm nắm) vào dòng nước đang chảy nên sẽ thời tạo ra ở trẻ một cảm nhận nhẹ nhàng và tinh tế hơn .
Lời khuyên:Khi đưa trẻ đi tắm, bạn không nên cho bé vào bồn ngay mà hãy để bé đứng bên vòi nước đang chảy và theo dõi phản ứng của bé.
Từ 15 tháng: Nước dạy bé tìm ra những giải pháp
Có đồ chơi, nếu không có nước, bé sẽ đặt những đồ vật nhỏ vào trong những đồ vật lớn hơn, sau đó tháo chúng ra và lại lắp chúng lại. Nhưng nếu có nước, cũng với những đồ vật như vậy, bé sẽ đổ nước từ vật này sang vật khác. Ban đầu, bé hay đổ nước ra ngoài, dần dần, từng chút một, bé làm các thao tác của mình một cách chính xác hơn và rồi bé sẽ đổ nước vào đúng hướng bé mong muốn. Điều này làm tăng sự khéo léo cho bé. Đây cũng là cơ hội, để bé hiểu khái niệm "trống rỗng" và "lấp đầy", từ "nhẹ" đến "nặng", "bên ngoài" và "bên trong".
Lời khuyên: Khi bé chơi, bạn dùng các thuật ngữ trên diễn đạt cho bé nghe, như vậy vừa giúp trẻ dễ hiểu lại tập nói nhanh hơn.
2 tuổi: Bé hiểu cách vệ sinh
Lúc này bé đã có thể học rửa tay: cho xà phòng vào trong nước, thổi lên để làm bay những quả bong bóng, nhúng hai bàn tay vào trong nước xà phòng, sau đó bọt xà phòng sẽ biến mất và bé rửa tay dưới vòi nước chảy. Điều này giúp bé thư giãn và khám phá quá trình làm sạch!
Ở tuổi này, bé cũng có thể cầm cốc nước di chuyển quanh nhà. Vì nước có thể sóng sánh ra ngoài cốc nên bé sẽ suy nghĩ và tự điều chỉnh bước đi, tay cầm dần dần hình thành sự khéo léo và tập trung.
Lời khuyên: Bạn không rửa tay cho bé thật nhanh mà hướng dẫn bé làm theo mình. Thỉnh thoảng, bạn "sai" con bưng cốc nước cho người khác và khuyến khích bé: con đi từ từ, đừng chạy để nước không rơi ra, cầm chắc cốc...
Theo SKGD