Lo lắng thầm kín trước giờ “vượt cạn”
Bạn đã rất sẵn sàng đón nhận thời khắc thiêng liêng đón bé chào đời, duy chỉ có vài điều thầm kín mà bạn vẫn lấn cấn về cuộc “ vượt cạn” của mình.
Chỉ trong một tuần nữa, bạn sẽ được ôm thiên thần nhỏ đáng yêu của mình vào lòng. Bạn đã rất sẵn sàng đón nhận thời khắc thiêng liêng này, duy chỉ có vài điều thầm kín mà bạn vẫn lấn cấn về cuộc “vượt cạn” của mình. Đôi khi chúng thật khó mà nói ra…
Chuyện gì xảy ra nếu tôi muốn đi vệ sinh trong lúc đang sinh nở?
Các bà mẹ lần đầu mang thai có thể không biết rằng việc thụt tháo hậu môn trước lúc sinh là một thủ thuật bình thường để giữ vệ sinh cho quá trình sinh, chống nhiễm trùng cho cả mẹ và bé đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy cơn co tử cung có lợi cho quá trình sinh nở của mẹ. Thủ thuật này ngày nay không còn bắt buộc và phổ biến lắm, chủ yếu chỉ để làm sạch đường bài tiết cho thai phụ vốn bị bón lâu ngày do tác động của thai kỳ. Ruột của bạn sẽ tự làm rỗng mà không cần phải can thiệp trong quá trình sinh nở. Đôi khi, một lượng nhỏ phân sẽ được thải ra trong quá trình sinh, điều đó là hoàn toàn bình thường và bạn không có gì phải lo lắng về nó cả.
Một số sản phụ còn buồn tiểu và đi tiểu liên tục trước khi sinh, các bác sĩ cũng khuyến khích bạn nên làm điều này vì bàng quang đầy có thể làm kéo dài thời gian bé tuột xuống đường sinh. Dù vậy, bạn có thể khó cảm nhận mình buồn tiểu khi các cơn co tử cung xảy ra liên tục – đặc biệt là nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng, hoặc nếu bạn không muốn di chuyển vì sợ cơn co trở nên tệ hơn, bệnh viện hoặc cơ sở y tế có thể cung cấp cho bạn bình tiểu tại giường hoặc ống thông đường tiểu. Lời khuyên của chúng tôi là hãy cố gắng làm vệ sinh cá nhân và đi tiểu trước khi vào viện để sinh con.
Tôi sẽ phải cạo sạch lông mu trước khi đi sinh?
Không nhất thiết. Việc cạo sạch lông mu trước đây cũng là một thủ thuật thông dụng để chuẩn bị cho việc siinh nở được sạch sẽ. Nhưng ngày nay, lông mu được cho là không gây ảnh hưởng xấu và cũng không phải là nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh đáng kể, nên nếu bạn không thoải mái với việc này thì tin vui là nó cũng không cần thiết cho lắm.
Video đang HOT
Sắp đến ngày sinh nhưng bạn vẫn còn những lấn cấn nho nhỏ và khó nói? (Ảnh minh họa).
Tôi sẽ phải “trần trụi” trước mặt bao nhiêu người lạ?
Trong giai đoạn chuyển dạ, nữ hộ sinh sẽ liên tục thăm khám “cửa mình” của bạn để kiểm tra xem nó đã sẵn sàng cho giai đoạn sinh nở hay chưa. Trong lúc sinh nở, bạn sẽ được “đỡ đẻ” bởi một kíp y bác sĩ sản khoa gồm ít nhất là 3 người (bác sĩ và nữ hộ sinh). Tại phòng sinh của bạn còn có mặt các nữ hộ sinh thuộc kíp chăm sóc trẻ sơ sinh (hoặc cả bác sĩ nhi sơ sinh). Ngoài ra, trong một số ca sinh còn có thể có nhóm bác sĩ và nữ hộ sinh thực tập từ các trường đại học y khoa, và họ có thể sẽ hỏi han cũng như thảo luận khá nhiều trong lúc bạn đang sinh con.
Nhưng đừng lo ngại gì cả! Tất cả những người có mặt tại phòng sinh của bạn lúc bạn “trần trụi” đều đang và sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực này, họ tiếp xúc hàng ngày với những ca sinh nở tương tự như bạn và tất cả những gì họ làm là giúp cho bạn sinh con suôn sẻ và an toàn. Sẽ chẳng có gì là nhận xét hay bình phẩm cá nhân ở đây cả, họ tập trung hoàn toàn cho sản phụ và em bé, vậy bạn cũng hãy dẹp sự thẹn thùng của mình đi và tập trung cho việc sinh nở nhé!
Liệu tôi có quá ồn ào khi sinh con không?
Sinh nở là một hành động sinh học đòi hỏi sự cố gắng. Cũng giống như khi bạn làm việc nhà hoặc tập thể dục, bạn có thể tạo ra những âm thanh từ rên rỉ, gằn rít cho đến gào thét trong lúc sinh nở. Điều này là hoàn toàn bình thường, và cũng không phải lo điều đó ảnh hưởng gì đến các y bác sĩ tham gia đỡ đẻ cho bạn.
Liệu việc sinh nở có làm đau con tôi không?
Mặc dù quãng đường từ trong tử cung của mẹ ra thế giới bên ngoài không xa nhưng đó thực sự là một thử thách đối với bé. Trong suốt giai đoạn chuyển dạ và sinh nở, bé bị ép chặt để lọt qua ống âm đạo hẹp. Bé cũng còn phải vượt qua một cửa hẹp như nút cổ chai ở khung chậu của người mẹ. Ở cuối quá trình sinh nở, nhịp tim của bé có thể giảm từng hồi do sự căng thẳng mệt mỏi của cuộc hành trình kỳ diệu, tuy nhiên đây là điều đã được dự đoán và không có gì trầm trọng cả.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không chịu dùng sextoy, bị chồng "cấm vận"
Trông thấy thứ dụng cụ kinh khủng ấy, tôi gay gắt phản đối. Không thể hình dung nổi, chồng sờ sờ bên cạnh, sao phải tự thỏa mãn bằng loại đồ chơi vô tri vô giác ấy?
Trong dịp kỷ niệm ba năm ngày cưới, anh úp úp mở mở, hứa hẹn sẽ tặng tôi một món quà thật đặc biệt. Lúc đón nhận đồ vật mà chồng kỹ lưỡng chuẩn bị cho mình, tôi vô cùng hồi hộp. Ngờ đâu, mở ra lại là dụng cụ sextoy, chuyên dành cho các quý bà, quý cô có nhu cầu "tự sướng". Tôi thực không hiểu, mục đích của lần tặng quà này là gì?
(Ảnh minh họa)
Kể từ lúc kết hôn tới nay, đời sống tình dục của vợ chồng tôi vẫn bình thường, dù rằng phải mất cả năm trời, tôi mới bắt đầu cảm nhận được niềm hạnh phúc khi "lên đỉnh". Để có được điều ấy, tôi đã khá lao tâm khổ tứ, học hỏi từ bạn bè lẫn tài liệu, rồi dần dần hoàn thiện mình hơn. Ngược lại, đức lang quân tỏ ra khá sành sỏi trong "chuyện giường chiếu". Mỗi lần "lâm trận", anh chuẩn bị kỹ càng và luôn chú ý tới phản ứng của vợ.
Cho đến nay, chất lượng "yêu" của chúng tôi đã khá hoàn hảo. Tôi không cần phải sử dụng chiêu này, trò nọ hay nhờ tới sự giúp đỡ của bất cứ thứ gì để đạt cực khoái. Nhưng giờ thì tôi mới vỡ lẽ, mọi nỗ lực của mình đều là công cốc. Anh ấy vẫn chưa thỏa mãn với phản ứng lúc làm tình của vợ, nên quyết tâm tậu sextoy để tôi sử dụng.
Trông thấy thứ dụng cụ kinh khủng ấy, tôi gay gắt phản đối. Không thể hình dung nổi, chồng sờ sờ bên cạnh, sao phải tự thỏa mãn bằng loại đồ chơi vô tri vô giác ấy? Thật chẳng ngờ, chồng tôi tỏ vẻ tức giận và thất vọng vì bị vợ khước từ. Kể từ đó, anh tỏ ra thờ ơ với chuyện "lên giường", khiến đời sống chăn gối trở nên nguội lạnh. Tôi biết nguyên nhân là vì đâu. Nhưng không đời nào tôi đáp ứng chuyện ngớ ngẩn ấy. Phải làm sao để đả thông tư tưởng cho chồng và giúp cuộc sống tình dục của chúng tôi trở lại như xưa?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những điều nên làm khi vượt cạn Bà bầu đừng quên bổ sung những tuyệt chiêu này vào kho tàng kiến thức của mình trước khi vượt cạn nhé. Quá trình vượt cạn được chia thành 3 giai đoạn chính (giai đoạn 1: tính từ khi bắt đầu có cơn đau cho đến khi tử cung mở khoảng 4cm giai đoạn 2: khi tử cung đã mở khoảng 7cm và...