Lo lắng khi nghe câu nói của mẹ chồng với cô hàng xóm
Tôi không ngờ mẹ chồng lại đưa ra một quyết định khó tin đến vậy.
Ảnh minh họa
Từ khi về làm dâu, tôi luôn giữ gìn mối quan hệ hòa thuận với mẹ chồng. Mẹ nói gì tôi cũng vâng dạ, dù đôi lúc không hài lòng nhưng tôi cũng không bao giờ cãi lại. Mẹ bệnh, tôi xin nghỉ làm đưa đi khám, lo lắng thuốc men chu đáo.
Mấy tháng nay, sức khỏe của bố chồng tôi sa sút nghiêm trọng. Ông thường xuyên nhập viện và điều trị khá tốn kém. Vợ chồng tôi là người lo lắng, chăm sóc ông nhiều nhất bởi chúng tôi sống cùng bố mẹ.
Hôm qua, tôi vô tình nghe được câu nói của mẹ chồng với cô hàng xóm. Chẳng là cô ấy đến thăm bố chồng tôi. Tôi đi lấy mua trái cây, định đem vào phòng cho mẹ chồng và cô hàng xóm nhâm nhi vừa trò chuyện. Khi đến trước cửa phòng, tôi bỗng nghe loáng thoáng mẹ chồng có nhắc đến tên mình nên đứng nép vào cánh cửa nghe lén.
“Vợ chồng tôi sẽ để lại toàn bộ tài sản cho thằng N với con H (tên vợ chồng tôi)”. Mẹ chồng tôi nói thế. Cô hàng xóm ngạc nhiên, hỏi tại sao không chia tài sản cho hai đứa con còn lại. Mẹ chồng tôi buồn bã nói từ lúc bố chồng tôi bệnh, chỉ có vợ chồng tôi chăm sóc chu đáo nhất. Còn hai người con còn lại chỉ đến thăm thôi chứ chưa từng ở lại bệnh viện một đêm nào. Vả lại sau này, bà sẽ sống với vợ chồng tôi chứ không sống với đứa con nào khác nữa hết.
Video đang HOT
Tôi cũng từng nghe chuyện phân chia tài sản nhưng không ngờ mẹ chồng lại ra một quyết định khó tin đến thế. Bởi tài sản trong nhà rất có giá trị. Riêng mảnh đất và căn nhà đang ở cũng hơn 10 tỷ, chưa kể bố mẹ chồng tôi còn 2 mảnh đất khác ở quê và tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng.
Từ lúc nghe câu nói của mẹ chồng, tôi cứ suy nghĩ mãi. Nếu như bố mẹ họp gia đình để phân chia tài sản, tôi có nên khuyên bố mẹ phân chia lại cho hợp lý không? Nếu nhận hết tài sản, tôi sợ anh chị em trong nhà sẽ xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp mất.
Lau người giúp vợ vừa sinh, chồng tôi bị mẹ ruột mắng như tát nước
Thấy chồng đang lau người giúp tôi, mẹ chồng chạy đến giật lấy khăn rồi mắng con trai như tát nước vào mặt. 25 tuổi, tôi sinh con lần thứ hai. Cũng như lần sinh trước, mẹ chồng không chăm sóc, mẹ ruột thì ở xa, tôi chỉ có chồng bên cạnh.
Nhìn cảnh các mẹ bỉm khác được cả mẹ ruột lẫn mẹ chồng chăm chút từng bữa ăn, tôi tủi thân vô cùng.
Thoáng thấy vợ buồn, chồng tôi vỗ vai an ủi. Tôi nép vào lòng anh, tìm chút hơi ấm.
Không có người thân hỗ trợ, chồng mua cơm hộp cho tôi ăn. Mới sinh đã phải nhai cơm khô khốc, tôi vốn yếu ớt nay càng mệt mỏi hơn.
Đau đớn từ những cơn gò trong lúc sinh nở khiến tôi không thể tự mình vệ sinh cá nhân. Do vậy, tôi nhờ chồng dìu mình đi lau người.
Tôi có cố gắng như thế nào thì mẹ chồng vẫn không hài lòng. Ảnh Sina
Khi chồng tôi vừa cầm khăn đưa lên lau lưng cho tôi, mẹ chồng từ đâu xuất hiện, giật lấy chiếc khăn và bắt đầu la ó.
Bà nói như thét vào mặt anh: "Đàn ông lau người cho vợ mới sinh thì chỉ rước xui xẻo vào thân, làm sao mà ngẩng đầu lên nhìn thiên hạ. Tôi khi xưa đẻ tận 5 con, có bắt chồng phải động tay vào những việc dơ bẩn như thế đâu".
Bà vừa nói vừa liếc sang tôi. Tôi sợ hãi, run rẩy. Bà tiếp tục đay nghiến: "Đừng tưởng đẻ được con trai thì hành hạ chồng. Thứ đàn bà chẳng hiểu phép tắc".
Nghe lời ấy, những người nằm cùng phòng nhìn tôi, người tỏ vẻ thương cảm, người ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Còn tôi, tôi xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất.
Làm dâu hơn 5 năm, tôi cũng phần nào hiểu được sự khắt khe, khó tính... của mẹ chồng. Tôi mang thai cũng chẳng được quan tâm, phải tự tay làm tất cả việc nhà.
Ngày Tết, tôi mang bụng to làm gà, nấu xôi... còn mẹ chồng chỉ ngồi cắn hạt dưa rồi nhả vỏ đầy nhà. Chồng giúp tôi rửa chén, bà cũng không cho và bảo anh cứ đi nhậu thoải mái.
Tôi ấm ức thì chồng lại xoa dịu, bảo bà sống cũng chẳng bao lâu nữa thôi thì cố làm vui lòng bà trong những năm tháng cuối đời.
Sau nhiều lần gặng hỏi, chồng tôi mới tiết lộ lý do mẹ chồng thù ghét tôi. Thì ra, từ đầu, bà đã không đồng ý cho con trai cưới tôi, bởi tôi có cái xoáy trước trán.
Theo quan niệm của bà, người phụ nữ có xoáy trước trán thường bướng bỉnh, lấn lướt chồng. Thế nên, bà không muốn con trai rước một người như tôi về làm vợ.
Từ khi hiểu được nguyên nhân bị mẹ chồng ghét bỏ, tôi cố gắng cắn răng chịu đựng, oan ức cỡ nào cũng không dám hé môi. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ hình dung trong lúc con dâu vừa sinh con mà mẹ chồng lại làm ầm lên với một chuyện cỏn con.
Ở lần sinh trước, tôi sinh con gái nên mẹ chồng chẳng hề để tâm. Thậm chí, bà còn không đến bệnh viện thăm cháu. Lần này, nghe tin tôi sinh con trai, có lẽ bà đến bệnh viện để kiểm chứng.
Trước sự quá đáng của mẹ chồng, tôi đề nghị chồng ra ở riêng. Thế nhưng, anh lại chần chừ, lo sợ làm buồn lòng mẹ.
Tôi phải chịu đựng sự quá đáng của mẹ chồng đến bao giờ nữa? Tôi phải làm sao để xóa bỏ quan niệm cổ hủ của mẹ chồng?
Đêm tân hôn mẹ chồng gặp con dâu ra yêu cầu cổ hủ, bị từ chối thẳng thừng "Khi Giang cảm thấy cuộc sống mới tràn trề hy vọng đang sắp bắt đầu thì mẹ chồng vào gặp cô đúng đêm tân hôn...". Giang và Chung đã hẹn hò được 4 năm nên quyết định tiến tới hôn nhân. Chung là con trai duy nhất trong gia đình, cũng là "niềm tự hào" lớn nhất của cha mẹ và dòng họ....