Lo khối ‘bong bóng’ hơn 300 nghìn tỷ: Siết chặt trước nguy cơ

Theo dõi VGT trên

“Phong trào” phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, với khối lượng lớn trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo thiếu tin cậy, đã phát hành, vẫn là khối “bong bóng” có nguy cơ “nổ tung” thời gian tới.

Độ an toàn thấp

Báo cáo của Công ty chứng khoán SSI cho thấy, quý 3/2020, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 164.400 tỷ đồng trái phiếu, tăng 29% so với quý trước và tăng 95% so với cùng kỳ 2019.

Tính chung, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến hết tháng 9/2020 là 341.000 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ 2019. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP tăng nhanh, từ mức 11,4% cuối năm 2019 lên 14,4% vào cuối tháng 9/2020.

Cũng theo báo cáo này, trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo lên tới hơn 43.000 tỷ đồng, bao gồm 20.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và 22.600 tỷ trái phiếu của các doanh nghiệp khác. Có 29.100 tỷ đồng trái phiếu được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức phát hành hoặc của bên thứ ba, trong đó có 22.900 tỷ đồng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.

Lo khối bong bóng hơn 300 nghìn tỷ: Siết chặt trước nguy cơ - Hình 1

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 3 tăng 29% so với quý trước

Số lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo có độ tin cậy thấp chào bán đạt tỷ lệ thành công lên đến trên 95%, cho thấy nhu cầu khá cao. Công ty Chứng khoán SSI đã cảnh báo nhà đầu tư thận trọng với các trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu.

SSI cho rằng các loại trái phiếu đó ẩn chứa nhiều rủi ro. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hoặc phá sản thì nhà đầu tư có thể mất trắng.

Các chuyên gia kinh tế đán.h giá, số lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, hay tài sản đảm bảo độ tin cậy thấp, phát hành trong năm nay chiếm tỷ lệ lớn. Nhiều doanh nghiệp đang tạo ra tài sản ảo, không dựa trên thực lực của mình. Tuy nhiên, hầu hết vẫn chưa đến thời hạn phải thanh toán nên không sao. Nhưng từ các năm tiếp theo, khi đến hạn mà doanh nghiệp không thể thanh toán cho trái chủ thì những trái phiếu này trở nên vô giá trị. Hệ lụy xảy ra là rất lớn, không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn với cả nền kinh tế.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra nhận định, sau nhiều năm tăng trưởng chậm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã khởi sắc đáng kể. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cũng tiềm ẩn rủi ro bởi rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm công khai.

Video đang HOT

Theo ADB, Việt Nam vẫn thiếu cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước. Có hai công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước được Bộ Tài chính cấp phép năm 2017 và 2020 đều chưa hoạt động.

Các chuyên gia kinh tế cho hay, ở những quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát hành trái phiếu đều phải được xếp hạng tín nhiệm. Có những quốc gia phải mất hàng chục năm để xây dựng văn hóa xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu đều chưa được xếp hạng. Việc thiếu xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu, đặc biệt khi các nhà đầu tư riêng lẻ đang sở hữu gần 1/4 tổng lượng trái phiếu phát hành.

Lo khối bong bóng hơn 300 nghìn tỷ: Siết chặt trước nguy cơ - Hình 2

Việc thiếu văn hóa xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu, khiến khối bong bóng này có nguy cơ nổ tung

Mở rồi lại siết

Ngày 4/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Nghị định mới với các điều kiện phát hành được nới lỏng hết cỡ đã mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp khi huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Ngay cả doanh nghiệp thua lỗ, chỉ cần có báo cáo tài chính đã kiểm toán, cũng có thể phát hành trái phiếu.

Ngay khi Nghị định có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã chớp cơ hội nhập cuộc và gọi vốn thành công. Năm 2019 đã có hàng loạt đợt phát hành, quy mô thị trường ngày càng tăng và dần trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nhiều doanh nghiệp.

Theo báo cáo của SSI, trong năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành; trong đó chỉ có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm đạt 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018.

Sang năm 2020, “phong trào” phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn “tưng bừng” hơn nữa, mặc cho dịch Covid bùng phát. Nhiều doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao hơn đáng kể so với lãi suất ngân hàng, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cá nhân tham gia. Một số công ty có tần suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp dày đặc, bình quân tới 2 đợt/ngày, giá trị phát hành vượt tới từ 10-100 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, chủ yếu là trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Tuy triển khai dày đặc các đợt phát hành trái phiếu huy động vốn nhưng thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ… của nhiều doanh nghiệp còn chưa được công khai, minh bạch.

Các doanh nghiệp thường phát hành trái phiếu không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Đáng báo động, trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, có những doanh nghiệp không làm rõ mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Tạo điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhưng chính quy định mới lại mang đến những rủi ro khiến nhà quản lý quan ngại và phải cảnh báo liên tục; sau đó là siết chặt bằng quy định mới (Nghị định 81/2020 NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/9/2020, thay thế cho Nghị định 163).

Ngay lập tức “phong trào” phát hành trái phiếu doanh nghiệp “hạ nhiệt”. Tuy nhiên, với khối lượng lớn trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo thiếu tin cậy, đã phát hành vẫn là khối “bong bóng” có nguy cơ “nổ tung” trong thời gian tới.

Bộ đệm dự phòng yếu là một thách thức đối với VIB

Bộ đệm dự phòng yếu là một thách thức đối với VIB. Áp lực trích lập dự phòng rủi ro vẫn còn trong ngắn hạn.

Chứng khoán SSI vừa có báo cáo phân tích về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB) với đán.h giá kém khả quan về cổ phiếu.

VIB đã công bố kết quả kinh doanh Q3/2020 với mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (tăng 52,3% so với cùng kỳ) do tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh (tăng 55,6% so với cùng kỳ) so với cả chi phí dự phòng (tăng 19,7% so với cùng kỳ) và OPEX (tăng 23% so với cùng kỳ).

Tỷ lệ nợ quá hạn được cải thiện so với cuối tháng 6/2020 (3,8% so với 4,6%) cùng với sự hồi phục của tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, SSI cho rằng bộ đệm dự phòng yếu là một thách thức đối với VIB. Áp lực trích lập dự phòng rủi ro vẫn còn trong ngắn hạn.

Phân tích chi tiết, SSI đưa ra những luận cứ sau.

Tăng trưởng tín dụng mạnh

Tăng trưởng tín dụng tại thời điểm cuối tháng 9 năm 2020 của VIB là 14,2% so với đầu năm, được thúc đẩy nhờ cả cho vay mua nhà ( 20% so với đầu năm) và cho vay mua ô tô ( 9% so với đầu năm). Mức tăng trưởng này theo SSI đến từ cả sự cải thiện về doanh số bán xe cũng như sự gia tăng số lượng nhân viên mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm.

Bộ đệm dự phòng yếu là một thách thức đối với VIB - Hình 1

Đồng thời, NIM nới rộng 56 điểm phần trăm nhờ giảm được áp lực về chi phí vốn. Chi phí vốn bình quân giảm 35 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 74 điểm phần trăm so với cùng kỳ, giúp NIM nới rộng 48 điểm phần trăm so với quý trước và 56 điểm phần trăm so với cùng kỳ lên 4,56%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, hệ số NIM đi ngang so với cùng kỳ. Theo quan điểm của SSI, việc chủ động quản lý chi phí vốn thành công do nhiều động thái khác nhau như chuyển sang trái phiếu có lãi suất thấp hơn; Xu hướng giảm chung của lãi suất huy động; Tận dụng chênh lệch lãi suất huy động đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Thu nhập lãi ròng (NII) đạt mức tăng trưởng mạnh 38% so với cùng kỳ trong Q3/2020.

Sự giảm tốc trong tăng trưởng phí bảo hiểm được bù đắp bởi mức tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập phí.

Bộ đệm dự phòng yếu là một thách thức đối với VIB - Hình 2

Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành có xu hướng giảm. Tỷ lệ nợ xấu ở VIB cải thiện so với quý trước còn 0,14% từ 0,29% trong Q2/2020 - nhưng vẫn tăng gấp ba lần so với năm 2019. Cả nợ Nhóm 2 và tỷ lệ nợ xấu lần lượt giảm -57 bps và -23 bps so với quý trước, ở mức 1,66% và 2,14%. So với cùng kỳ, số dư nợ này lần lượt tăng 62% và 27%.

Trong khi đó, chi phí dự phòng chỉ tăng 19,7% so với cùng kỳ - giải thích cho việc tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm còn 48,3% (so với 49,9% trong Q3/2019).

Áp lực trích lập dự phòng vẫn còn trong các quý sắp tới, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận cho vay ô tô. Mặc dù chi phí dự phòng bao nợ xấu vẫn ở mức thấp, lợi nhuận hiện tại của danh mục cho vay mua ô tô tương đối thấp ở mức 0,8% đối với cho vay mua ô tô mới, theo tính toán của SSI, vì lợi suất cho vay mua ô tô năm đầu tiên là 9,2% (tăng lên đến 11% sau năm đầu tiên).

Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay ô tô đã tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2020 và do đó, chúng tôi ước tính chi phí tín dụng sẽ có thể tăng cao hơn trong tương lai khiến lợi nhuận cho vay mua ô tô giảm xuống còn 0,6% (thấp hơn 20 bp).

Nhìn chung, kết quả vẫn được kỳ vọng là khả quan cho năm 2020. Cùng với kết quả quý 3 tốt, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của VIB là 5 nghìn tỷ đồng (tăng 23,4% so với cùng kỳ) trong năm 2020.

SSI giả định tăng trưởng tín dụng là 23%, cùng với việc NIM nới rộng lên 13 điểm phần trăm trong năm 2020. NIM của VIB dự kiến sẽ còn được cải thiện vào Q4/2020, do lãi suất huy động thấp tại thời điểm cuối Q3/2020 và dư địa để tối ưu hóa hệ số LDR của ngân hàng (hiện ở mức 90%). Chi phí tín dụng dự báo sẽ tăng vào cuối năm và đạt 0,74% (so với 0,54% trong năm 2019).

Trong năm 2021, SSI ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế sẽ giảm tốc đạt 14% so với cùng kỳ đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, với giả định tăng trưởng về mức bình thường là 15% (chưa kể NIM thu hẹp 10 điểm phần trăm).

Theo ước tính của SSI, giá mục tiêu đối với cổ phiếu VIB là 28.800 đồng/cổ phiếu. SSI lặp lại khuyến nghị Kém khả quan đối với cổ phiếu VIB.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Choáng váng trước bảng liệt kê chi phí học hành cho con của bà mẹ ở Nghệ An: Bảo sao 42 tuổ.i, thu nhập 35 triệu vẫn "tay trắng"
13:12:53 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
Phát ngôn mới nhất vụ công ty Thu Trang bị kiện đòi tiề.n tỷ
14:05:54 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024
Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week
13:23:13 03/10/2024
HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?
15:32:14 03/10/2024
Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định lên tiếng vụ huy động phụ huynh mua sắm cho trường
13:15:48 03/10/2024
Bà cụ lượm rác nuôi nấng đứ.a tr.ẻ mình nhặt được khôn lớn, ngày cô bé vào đại học, một chiếc xe cảnh sát bất ngờ dừng ngay trước cửa
13:09:20 03/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan trên thị trường xuất khẩu gạo

Thế giới

17:40:41 03/10/2024
Theo các chuyên gia, động thái của Pakistan chịu tác động từ việc Ấn Độ gỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng Chín.

Sao nam đã kém sắc còn diễn dở tệ, bỏ 70 tỷ mua vai cũng chẳng ai quan tâm

Hậu trường phim

17:40:36 03/10/2024
Đóng 2 vai nhưng Trần Gia Hách đều gây ấn tượng xấu bởi vẻ ngoài không ưa nhìn, không hợp cổ trang, ngoài ra diễn xuất chẳng khác gì khúc gỗ

"Cảm lạnh" chồng vội vã chở vợ đi đẻ lúc 2 giờ sáng, gay cấn ngang phim hành động

Netizen

17:30:22 03/10/2024
Bạn có còn nhớ về những kỉ niệm trong lần đầu đi đẻ không. Bản thân đã lo lắng ra sao, chồng vội vàng thế nào, hai vợ chồng rục rịch mấy ngày cùng nhau nắm tay hạnh phúc chờ đợi em bé chào đời...

Vụ "phù phép" 1.600m2 đất của dân vào tay doanh nghiệp: Hủy sổ đỏ cấp sai

Tin nổi bật

17:23:20 03/10/2024
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có thông tin phản hồi liên quan đến vụ hơn 1.600m2 đất lúa của người dân chưa được bồi thường bị đơn vị này cấp cho doanh nghiệp làm dự án.

10 vị thần Hy Lạp hùng mạnh nhất sẽ xuất hiện trong Hades 2 (P1)

Mọt game

17:11:40 03/10/2024
Như vậy là sau 1 thời gian dài chờ đợi, người hâm mộ đã được chứng kiến màn ra mắt của Hades 2, phiên bản tiếp theo của trò chơi cực vô cùng hấp dẫn, phát hành lần đầu vào năm 2020.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Như bị chính thất đến tìm

Phim việt

17:00:13 03/10/2024
Ngày không mong đợi của Như cuối cùng cũng đã đến, vợ của người đàn ông cặp kè với Như đã đến tận nhà trọ tìm gặp cô.

Nữ diễn viên nổi tiếng sở hữu khối tài sản gần 700 tỷ đồng nhưng... không có nhà riêng, thích tự tay làm mọi việc? Lý do thật khó tin

Sao châu á

16:46:25 03/10/2024
Tuy sở hữu khối tài sản khủng, nhưng Địch Lệ Nhiệt Ba luôn sống ở khách sạn và chưa từng suy tính đến việc mua nhà riêng.

HIEUTHUHAI xuất hiện giữa lùm xùm của Negav, lộ rõ tâm trạng hiện tại

Sao việt

16:38:33 03/10/2024
Những ngày qua, các thành viên của GERDNANG đều không tỏ thái độ trước ồn ào của Negav. HIEUTHUHAI và những anh em của mình cũng hiếm hoi xuất hiện.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối mùa thu mát mẻ cực giàu đạm nhưng ngon và không hề ngán

Ẩm thực

16:30:46 03/10/2024
Cơm tối mùa thu mát mẻ cực giàu đạm nhưng ngon và không hề ngán. Đảm bảo với bữa cơm này cả nhà sẽ mê tít cho mà xem.