Lo khoảng trống kiểm soát vũ khí toàn cầu
Một khoảng trống kiểm soát vũ khí toàn cầu rất có thể sẽ xuất hiện sau khi cả Mỹ và Nga đều đã rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa lúc Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ như một cường quốc quân sự mới của thế giới.
Trung Quốc hiện đang trỗi dậy trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu song từ chối đàm phán về kiểm soát vũ khí chiến lược
Trong chuyến công du tới Nga, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp nước chủ nhà Nga Sergei Lavrov ngày 14-5 đã nhất trí tổ chức các cuộc đàm phán rộng rãi hơn nữa về hoạt động kiểm soát vũ khí. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, Washington đang tìm kiếm những cuộc đàm phán mới về vấn đề kiểm soát vũ khí không chỉ liên quan tới hai nước Mỹ và Nga mà còn liên quan đến cả Trung Quốc – một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên thế giới, bao gồm cả sức mạnh quân sự.
Mỹ và Nga tái khởi động đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí diễn ra trong bối cảnh hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới này đều đã rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và điều này đang làm dấy lên lo ngại sâu sắc trên thế giới về một cuộc chạy đua vũ trang mới, không chỉ ở châu Âu mà trên toàn cầu. INF được Mỹ và Liên Xô (Nga kế thừa hiện nay) ký ngày 8-12-1987 với cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500 km). Suốt hơn 3 thập kỷ qua, INF trở thành rào cản lớn đối với một cuộc tấn công hạt nhân khi các bên không thể triển khai được vũ khí hạt nhân tầm trung trên lãnh thổ châu Âu để tung ra đòn tấn công bất ngờ.
Video đang HOT
Việc Mỹ và Nga cùng tháo chiếc “chốt chặn” chạy đua vũ trang rõ ràng sẽ đẩy trước hết là châu Âu và thế giới đối mặt với những nguy cơ tấn công hủy diệt lớn hơn rất nhiều khi INF còn hiệu lực. Lo ngại này đã hiện hữu ngay khi Mỹ vừa triển khai 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 tới châu Âu khiến Cục trưởng Cục Chống phổ biến và Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Ermakov ngày 14-5 đã phải lên tiếng cảnh báo rằng, các nước châu Âu đang tự đặt mình vào nguy cơ chiến tranh hạt nhân khi cho Mỹ triển khai loại vũ khí này trên lãnh thổ.
Bởi thế, việc đàm phán về một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới nhằm ngăn chặn chạy đua vũ trang trở thành một đòi hỏi cấp bách sau khi Mỹ và Nga đã “xóa xổ” INF. Đặc biệt, tiếp sau hiệp ước này, một cam kết vũ khí quan trọng hơn giữa Mỹ và Nga là Hiệp định Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) cũng sẽ hết hạn vào tháng 2-2021 nếu quốc gia này không đàm phán để gia hạn tiếp.
Tuy nhiên, việc đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí hiện nay không chỉ là “chuyện của Mỹ và Nga” khi hai nước này là cường quốc quân sự vượt trội so với phần còn lại của thế giới như vài chục năm trước. Sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc quân sự mới của thế giới đang làm thay đổi nhanh chóng cán cân quân sự toàn cầu.
Sức mạnh kinh tế thứ hai thế giới đã cho phép Trung Quốc đầu tư rất lớn để phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là những loại vũ khí trang bị hiện đại nhất. Trung Quốc hiện nay đã có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới với đầy đủ các loại vũ khí “khủng” nhất, từ tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân tới máy bay chiến đấu tàng hình và vũ khí có trí tuệ nhân tạo (AI)…
Thế nhưng, việc đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí không phải là chuyện dễ. Trung Quốc tới nay vẫn bác bỏ bất cứ đề nghị nào về việc quốc gia này cần tham gia cuộc đàm phán về một hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược trên toàn cầu, trong đó có yêu cầu đa phương hóa hiệp ước INF của Mỹ.
Không có sự hiện diện trên bàn đàm phán của Trung Quốc khi không còn INF và rất có thể là START hơn 1 năm nữa, thế giới có thể rơi vào tình thế nguy hiểm nếu xuất hiện “khoảng trống” kiểm soát vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo ANTD
Nga tuyên bố sẽ đảm bảo cân bằng trong phạm vi INF
Nga sẽ không triển khai tên lửa ở khu vực thuộc châu Âu của Nga chừng nào Mỹ không triển khai các cơ sở ở châu Âu. Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko ngày 16/3.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo "Các vấn đề quốc tế" (International Affairs) của Nga, Thứ trưởng Grushko nêu rõ Moskva sẵn sàng thực hiện các biện pháp đáp trả cần thiết để đảm bảo sự cân bằng trong phạm vi liên quan đến hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) song sẽ không triển khai tên lửa ở khu vực thuộc châu Âu của Nga chừng nào Washington không triển khai các cơ sở ở châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các nước châu Âu ngăn cản Washington triển khai tên lửa ở châu Âu. Ông cảnh báo các nước này về khả năng Mỹ sẽ tiến hành chuyên chế quân sự và chi phối địa chính trị các nước này.
INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km). Hôm 2/2, Mỹ đã chính thức đình chỉ các nghĩa vụ của nước này trong hiệp ước INF, khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước này kéo dài 6 tháng. Đáp trả động thái của Mỹ, Nga cũng đã đình chỉ các nghĩa vụ của họ trong hiệp ước này. Các động thái của hai cường quốc quân sự làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu.
Đài Trang (TTXVN)
Theo Tintuc
Nga 'ăn miếng trả miếng', hiệp ước hạt nhân INF vô hiệu trong 6 tháng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 6/2 tuyên bố Nga cũng sẽ "ăn miếng trả miếng" với Mỹ, rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong vòng 6 tháng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Theo hãng tin TASS của Nga, trong phát biểu ngày 6/2, ông Lavrov cho biết Nga đã phản hồi tất cả các cáo buộc...