Lộ khách hàng bí ẩn mua tên lửa Vikhr-1
Theo TASS ngày 28/4, hãng Kalashnikov của Nga đã ký hợp đồng xuất khẩu đầu tiên dòng tên lửa chống tăng hiện đại Vikhr1.
Nguồn tin cho biết, do yêu cầu từ phía khách hàng nên toàn bộ thông tin chi tiết về hợp đồng được giữ kín. Được biết, trong biên chế hiện nay của quân đội Nga, Vikhr-1 được trang bị trên trực thăng Ka-52 và cường kích Su-25TM.
Căn cứ vào cách trang bị vũ khí có thể nhận thấy, tên lửa Vikhr-1 có liên quan mật thiết đến khách hàng mua trực thăng Ka-52 của Nga gần đây. Hồi tháng 10/2015, TASS dẫn thông tin từ Cơ quan hợp tác quốc phòng Nga cho biết, Ai Cập đang dự định mua tới 80 máy bay trực thăng trinh sát – tấn công Ka-52.
Cận cảnh tên lửa Vikhr 1 trang bị trên trực thăng Ka-52.
Trong đó, bao gồm cả phiên bản Ka-52K Katran trang bị trên tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral mà Cairo vừa đặt mua từ Pháp. “Ngoài 50 trực thăng Ka-52 Alligator đặt mua, Ai Cập đã ký thêm hợp đồng mua phiên bản Ka-52K Katran”, nguồn tin trên cho biết.
“Phía Ai Cập muốn trang bị 16 máy bay trực thăng Ka-52K trên mỗi tàu Mistral. Như vậy tổng số trực thăng Ka-52K đặt mua là 32 và nâng tổng số trực thăng Ka-52 Cairo đặt mua lên tới hơn 80 chiếc”, TASS đăng tải.
Trước đó, trong tháng 9/2015, giới truyền thông đã loan tin, Ai Cập muốn mua 50 trực thăng Ka-52 từ Nga, trong đó có cả phiên bản hải quân Ka-52K. Tuy nhiên, thời điểm đó không rõ là phía Ai Cập muốn mua trực thăng Ka-52K theo hợp đồng riêng biệt.
Video đang HOT
Là vũ khí tiêu chuẩn trên trực thăng Ka-52, Vikhr-1 được coi là vũ khí nguy hiểm nhất hiện nay. Trang Sputnik dẫn tuyên bố của Đại tá Viktor Murakhovski thuộc Không quân Nga cho biết loại tên lửa này có tầm bắn lơn hơn, tư 10 đên12 km tùy theo phiên bản.
Tên lưa Vikhr có thể được sử dụng cả ban ngày và ban đêm. Ngoài ra, tên lưa hoạt động trên nguyên lý “bắn và quên”, tưc là nhà điều hành hoặc phi công phụ trách dẫn đường hoa tiêu cân phai phát hiện và bám bắt mục tiêu, rôi bâm nut, và sau đó tất cả mọi thứ diễn ra tự động.
Tên lửa có thể được sử dụng không chỉ cho cac mục tiêu di động trên đất va trên biên, mà còn cho các mục tiêu đường không ở tốc độ thấp, vi du như máy bay trực thăng hoặc máy bay hạng nhẹ. Trên thưc tê, tên lửa được điêu khiên băng laser: co một kênh tia laser để điều khiển tên lửa, một máy đo xa laser, một bộ tự động bám mục tiêu, nhơ đo tên lưa co đu thông tin để nhận biết đương bay và tấn công mục tiêu”.
Theo nhận định của Đại tá Victor Murakhovski, tên lửa này sẽ giúp đat hiêu qua tôt hơn trong chiến dịch tấn công khủng bố, tuy nhiên: “Các tên lửa loai nay là rất đắt tiền. Đây la loai tên lưa có độ chính xác cao và tầm bắn xa hơn. Theo tôi, se la vô ly nêu sư dung tên lưa loai nay chông nhưng chiêc xe jeep hoặc nhưng mục tiêu di động khác, bơi vi các nhom khủng bố hâu như không co xe bọc thép”.
Với việc được trang bị tên lửa Vikhr 1, trực thăng Ka-52 của Ai Cập trở nên đáng sợ hơn bất cứ lúc nào. Bởi Ka-52 được phát triển dựa trên Ka-50, K-52 có thể tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, mục tiêu bay chậm, cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Theo_Báo Đất Việt
Ảnh dàn trực thăng Apache 'khủng' của Vệ binh Quốc gia Mỹ
Khám phá phi đoàn trực thăng tấn công AH-64D Apache bảo vệ an ninh nội địa của nước Mỹ.
Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải phóng sự ảnh về hoạt động huấn luyện của một phi đội trực thăng AH-64 Apache thuộc Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ tại tiểu bang Nam Carolina. Được biết buổi huấn luyện này chỉ tập trung vào việc giúp phi công làm quen với các kỹ thuật bay theo đội hình, hạ cất cánh ở địa hình hạn chế và một số hoạt động khi bay theo phi đội.
AH-64D Apache là dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Mỹ, nó được hãng McDonnell Douglas thiết kế và sản xuất (giờ là một thành viên của tập đoàn Boeing).
Trực thăng tấn công AH-64 được bắt đầu phát triển vào những năm 1970 với mục tiêu nhằm thay thế dòng trực thăng tấn công AH-1 Cobra có trong biên chế của Quân đội Mỹ khi đó.
Giống như nhiều mẫu trực thăng tấn công khác AH-64 có thiết kế hai chỗ ngồi, nó được trang bị hai động cơ T700-GE-701C có công suất lên đến 1.890 shp mỗi chiếc. Tuy nhiên điểm nổi bật nhất của AH-64 vẫn là hệ thống vũ khí nó có thể mang theo.
Ở cả hai vị trí lái trên AH-64 phi công đều có thể sử dụng hệ thống vũ khí được tích hợp trên máy bay. Toàn bộ buồng lái được bọc lớp giáp chống đạn kể cả kính buồng lái nhằm bảo vệ tối đa phi hành đoàn trước các loại vũ khí phòng không của đối phương.
Bên cạnh đó việc sử dụng các vật liệu tổng hợp cho phần thân của AH-64 giúp nó có thể chống lại được các loại đạn súng máy hạng nặng từ 12.7mm cho đến 23mm.
Điều này cũng tương tự với các cánh quạt chính và phụ của AH-64, ngay cả khi động cơ gặp sự cố Apache vẫn có thể tiếp tục hoạt động thêm 30 phút nữa giúp phi công có đủ thời gian để hạ cánh.
Trong trường hợp xấu nhất khi gặp nạn buồng lái của AH-64 vẫn có thể bảo vệ phi hành đoàn trong một số trường hợp nhất định.
Hệ thống điều hướng nguồn nhiệt phát ra từ hai động cơ của AH-64 làm giảm đáng kể nguồn nhiệt ở gần trực thăng một phần nào đó hạn chế được nguy cơ nó bị tấn công bởi tên lửa phòng không vác vai với đầu dò tầm nhiệt.
Vũ khí đầu tiên của AH-64 là pháo tự động M230 30mm với 1.200 viên đạn với tốc độ bắn lên tới hơn 620 viên/phút, mẫu pháo này có tầm bắn hiệu quả từ 500m đến 15.000m.
Đội hình trực thăng Apache thuộc phi đoàn trực thăng tấn công số 1 của Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ khi nhìn từ trên cao.
Sức mạnh hỏa lực thực sự của AH-64 vẫn là hệ thống tên lửa mà nó mang theo ở hai bên cánh với 4 giá treo vũ khí có thể mang theo nhiều loại rocket và tên lửa khác nhau.
Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là các tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire và tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, cùng với đó là hệ thống rocket phóng loạt Hydra, CRV7 và APKWS tất cả đều có cỡ nòng 70 mm.
Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire có tầm bắn hiệu quả lên đến 8km và là một trong những dòng tên lửa chống tăng thành công nhất của Quân đội Mỹ.
Trên lý thuyết một chiếc AH-64 Apache có thể một mình tiêu diệt cả biên đội xe tăng của đối phương với 16 tên lửa chống tăng Hellfire mà nó mang theo.
Theo_Kiến Thức
Nga tiết lộ robot sinh học trang bị tên lửa chống tăng Nga công bố hình ảnh đầu tiên của robot sinh học được trang bị súng máy và tên lửa chống tăng. Hình ảnh robot sinh học quân sự Lynx đầu tiên của Nga. Ảnh: Sputnik Hình ảnh về robot sinh học đầu tiên được phát triển cho quân đội Nga, có tên Lynx, được Tổng biên tập tạp chí quốc phòng Natsionalnaya Oborona,...