Lỗ hổng zero-day trong MS Office cho phép hacker cài phần mềm độc hại
Hãy cẩn thận khi mở tài liệu Word nhận được từ một người lạ, vì nó có thể trở thành một cửa ngõ để bọn tội phạm trực tuyến xâm nhập và cài đặt phần mềm độc hại vào máy tính của bạn.
Lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến cả Office 2016 dành cho Windows 10. ẢNH: DIGITALTRENDS
Theo Neowin, các chuyên gia an ninh tại hãng bảo mật McAfee đã cảnh báo người sử dụng Office về lỗ hổng bảo mật zero-day trong bộ sản phẩm này và được tội phạm mạng khai thác kể từ tháng 1 năm nay.
Gần đây McAfee phát hiện các tài liệu Word đáng ngờ được đóng gói dưới dạng tập tin .rtf, khi mở ra chúng sẽ đưa vào nội dung payload (tạm hiểu là phần tải dữ liệu) độc hại. Nội dung này kết nối với một máy chủ từ xa được kiểm soát bởi tin tặc với chức năng tải về một tập tin có chứa nội dung HTML chạy dưới dạng tập tin .hta.
Tập tin này có khả năng cho phép tin tặc tấn công truy cập vào máy tính nạn nhân. Chuyên gia bảo mật Haifei Li của McAfee cho biết: “Đây là một lỗi logic và khi đã tấn công, phần mềm độc hại được tin tặc cài đặt một cách lén lút vào máy tính của nạn nhân”.
Video đang HOT
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại FireEye cho biết đã tìm thấy các tập tin .rtf lừa đảo tương tự nhằm khai thác lỗ hổng có trên MS Office. Họ thêm rằng lỗ hổng này cho phép tội phạm mạng tải xuống và thực thi các nội dung payload khác.
Hai công ty bảo mật nói trên đều cho biết sai sót nằm trong công nghệ Object, Linking và Embedding (OLE) của Microsoft. Lỗ hổng ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản của Office, bao gồm Office 2016 cho Windows 10.
Một phát ngôn viên của Microsoft đã xác nhận rằng công ty sẽ cung cấp một bản vá để khắc phục vấn đề vào thứ ba (11.4) như là một phần của bản cập nhật hàng tháng mà gã khổng lồ phần mềm này cung cấp đến người dùng.
Theo khuyến cáo từ McAfee, hiện tại người dùng không nên mở các tập tin Office từ những nguồn không đáng tin. Ngoài ra, điều quan trọng cần đảm bảo là Protected View được kích hoạt, vì cuộc tấn công không thể bỏ qua tính năng bảo mật này.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Hack ATM tự nhả hàng triệu USD tại nhiều nước
Sử dụng phương pháp ATM jackpotting, tội phạm có thể khiến máy ATM tự động nhả tiền. Chúng chỉ việc xuất hiện đúng lúc để thu tiền về.
Thủ đoạn mới của hacker khiến ATM tự nhả tiền xuất hiện tại nhiều nước trong thời gian qua.
Những hacker vốn thường đánh cắp số thẻ thanh toán và các thông tin ngân hàng trực tuyến hiện đã chuyển hướng sang đánh cắp tiền mặt trực tiếp từ máy ATM.
Đầu năm nay, một nhóm tội phạm mạng phát tán phần mềm độc hại đến nhiều máy ATM tại Đài Loan, Thái Lan khiến chúng tự động nhả hàng triệu USD tiền mặt. Thành viên của các băng đảng chỉ việc đứng trước cây ATM và thu tiền.
Mới đây, FBI cảnh báo các ngân hàng Mỹ về khả năng chịu những cuộc tấn công ATM jackpotting tương tự, nói rằng cơ quan này đang "theo dõi các báo cáo mới chỉ ra sắp có nguồn lực và tổ chức có ý định nhắm vào lĩnh vực tài chính của Mỹ".
ATM jackpotting là một kỹ thuật buộc các máy rút tiền tự động nhả tiền mặt.
Theo hãng bảo mật Group-IB của Nga, kẻ gian chủ động phát tán từ xa các loại mã độc đến cây ATM tại hàng chục quốc gia châu Âu trong năm nay. Hai hãng sản xuất máy ATM lớn nhất thế giới là Diebold Nixforf và NCR Corp cho biết họ đã nắm bắt được thông tin và đã làm việc với khách hàng để giảm thiểu các mối đe dọa.
Group-IB không nêu tên các ngân hàng bị ảnh hưởng nhưng cho biết, nạn nhân xuất hiện tại nhiều nước châu Âu, thậm chí cả Malaysia (Đông Nam Á).
Trong khi Group-IB tin rằng các cuộc tấn công trên khắp châu Âu được tiến hành bởi một nhóm tội phạm duy nhất có biệt danh Cobalt, FBI lại cho rằng phần mềm độc hại sử dụng trong các cuộc tấn công có liên hệ với các băng đảng ATM của Nga có tên là Buhtrap.
Buhtrap từng lấy trộm 1,8 tỷ ruble (28 triệu USD) từ các ngân hàng của Nga trong khoảng thời gian từ 8/2015 đến 1/2016.
Đức Nam
Theo Zing
Cách phát hiện và xử lý khi tài khoản Facebook bị hack Hacker có thể thu thập thông tin cá nhân khi hack được tài khoản Faceebook. Nếu lo lắng không biết tài khoản Facebook của mình có bị hacker tấn công hay không, có thể thực hiện những thao tác kiểm tra sau đây. Để kiểm tra xem tài khoản Facebook có bị tấn công hay không, bạn hãy nhấn vào mũi tên ở...