Lỗ hổng trong triệu hồi ôtô gặp lỗi kỹ thuật
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ năm 2019 đến nay, Cục này đã tiếp nhận, giám sát 100 chương trình triệu hồi ôtô, xe máy của 20 đơn vị sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe với trên 97.000 ôtô..
xe máy được sửa chữa, khắc phục miễn phí theo chương trình triệu hồi nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật cũng như quyền lợi khách hàng. Tuy nhiên, rất nhiều xe chưa thực hiện…
Chủ phương tiện cần thực hiện nghiêm các khuyến cáo của nhà sản xuất. Ảnh minh hoạ
Cần thực hiện nghiêm khuyến cáo
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn (Quốc Oai, Hà Nội), cuối năm 2020 anh có mua chiếc Mazda3 để phục vụ nhu cầu đi lại và từ khi sử dụng đến nay, phương tiện vẫn sử dụng bình thường, chưa hề xảy ra sự cố kỹ thuật nào. Tuy nhiên, mới đây anh nhận được điện thoại của đại lý bán xe thông báo chiếc xe trên phát sinh vấn đề kỹ thuật cần được khắc phục, sửa chữa.
Qua tìm hiểu anh được biết đây là chương trình triệu hồi sản phẩm ôtô thuộc dòng xe All New Mazda3 được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Do phần mềm điều khiển hệ thống hỗ trợ phanh (SBS) bên trong hộp VCM (Vehicle Control Module) chưa phù hợp với điều kiện giao thông thực tế, cần phải triệu hồi để khắc phục.
Video đang HOT
Tương tự trường hợp của anh Anh Tuấn, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ( Bộ Công Thương) cho biết có tổng cộng 640 xe thuộc dòng Mazda 3 phải thực hiện triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển hệ thống phanh hỗ trợ (SBS) nhằm khắc phục hiện tượng hệ thống hỗ trợ phanh (SBS) tự động kích hoạt trên một số xe thuộc dòng xe All New Mazda 3 được sản xuất và lắp ráp trong nước.
Ví dụ như Công ty Ôtô Toyota Việt Nam đã có báo cáo về chương trình thu hồi sản phẩm ôtô Toyota Hilux được nhập khẩu và phân phối, để thay thế ống nhiên liệu, các kẹp và gioăng đệm có liên quan. Hay Công ty TNHH Ôtô Mitsubishi Việt Nam thu hồi xe ôtô Mitsubishi Outlander để thay thế bơm xăng do cánh bơm bên trong bơm xăng có thể bị phồng lên, chạm vào các bộ phận xung quanh của thân bơm và dẫn đến bơm xăng bị ngừng quay, từ đó dẫn đến việc không thể khởi động động cơ hoặc động cơ ngưng hoạt động.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, Kỹ sư Lê Văn Tạch nhìn nhận, tất cả những lỗi mà nhà sản xuất phát hiện ra và cần triệu hồi thì đó là lỗi nặng và bắt buộc phải triệu hồi để sửa chữa (hoặc thay thế). Do đó, các chủ phương tiện cần tuân thủ việc triêu hồi, đưa xe đến các đại lý gần nhất để thực hiện sửa chữa.
Theo ông Tạch, khi các nhà sản xuất phát hiện ra lỗi và đưa ra các khuyến cáo thì đã có vấn đề. Những khuyến cáo này nằm trong các quy định kỹ thuật của nhà thiết kế đưa ra, những lỗi đã được khuyến cáo mà lọt ra thị trường thì sẽ gây rủi ro cho người sử dụng. Do đó, các chủ phương tiện cần phải đưa xe của mình đến các đại lý của hãng để xử lý các khuyến cáo.
Nhiều chủ xe không biết thông tin
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, các hãng sản xuất, đại lý xe khác cũng đang triển khai trên 20 chương trình triệu hồi để sửa chữa, khắc phục lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình thiết kế, chế tạo phương tiện. Những kế hoạch triệu hồi xe của nhà sản xuất đều phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt. Trong đó, kế hoạch phải cụ thể danh sách các phương tiện, địa chỉ, thông tin liên lạc của các cơ sở sửa chữa, thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình.
Theo Phó phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) – ông Nguyễn Văn Phương, nhà sản xuất có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến chủ phương tiện, người sử dụng xe. Hoạt động này thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm, người sử dụng xe nhằm ngăn ngừa các nguy có thể gây cơ mất an toàn kỹ thuật phương tiện trong quá trình sử dụng và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiếp nhận, giám sát 100 chương trình triệu hồi ôtô, xe máy của 20 cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe với khoảng 97.200 ôtô, xe máy được sửa chữa, khắc phục miễn phí. Tuy vậy, cũng còn hàng chục nghìn xe khác chưa đến sửa chữa, khắc phục.
Nguyên nhân do các chủ xe trong quá trình sử dụng ít quan tâm cập nhật đến thông tin từ nhà sản xuất liên quan đến phương tiện. Cùng đó, vẫn phổ biến tình trạngMột ví dụ điển hình là vào tháng 3.2020, Công ty TNHH Ôtô Thế giới bắt đầu triển khai chương trình thu hồi sản phẩm ôtô Volkswagen Golf do công ty nhập khẩu và phân phối bị phần mềm bộ điều khiển hộp số. Tuy nhiên cho đến tận cuối tháng 6.2020, trong quá trình thực hiện chiến dịch thu hồi, công ty không hề nhận được thông tin phát sinh nào từ đại lý và từ người tiêu dùng.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Đỗ Đắc Huy – Giám đốc Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 2003D (Thái Nguyên) cho biết, khi nhà sản xuất phát hiện ra lỗi đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do đó bắt buộc chủ phương tiện phải đưa xe đến đại lý để kiểm tra. Phần lớn các lỗi do nhà sản xuất khuyến cáo qua đăng kiểm không thể kiểm tra được, vì đây là các lỗi tháo rời mà đăng kiểm thì kiểm tra không tháo rời, do đó về chuyên ngành đăng kiểm không thể bắt lỗi được.
Theo ông Huy, ở các nước họ quản lý rất chặt các khuyến cáo, trong khi đó chúng ta vẫn chủ quan, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của khuyến cáo. Cùng đó, khi nhà sản xuất khuyến cáo chỉ trên 1 kênh thông tin nhất định, nên nhiều chủ phương tiện cũng không biết được khuyến cáo. Kể cả nhiều khi chủ xe đến hãng bảo dưỡng cũng không được nhân viên kỹ thuật thông báo.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất xe khá chặt chẽ. Tuy nhiên, bất cập hiện nay là chưa có các quy định buộc chủ phương tiện phải đưa xe đến khắc phục, sửa chữa. Vì vậy, trường hợp chủ phương tiện không nắm được thông tin hoặc biết nhưng không thực hiện, không bảo dưỡng định kỳ xe tại đại lý… khiến xe không được kiểm tra, khắc phục theo chương trình triệu hồi và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Hàn Quốc: Bốn công ty ôtô triệu hồi gần 1.700 xe bị lỗi kỹ thuật
Mercedes-Benz, Daimler Trucks Korea, Daejeon Machinery và Zyle Commercial Vehicle, đang triệu hồi tổng cộng 1.651 xe thuộc bốn mẫu xe khác nhau.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc ngày 2/9 cho biết công ty sản xuất ôtô Mercedes-Benz và ba hãng khác sẽ tự nguyện triệu hồi gần 1.700 xe để sửa chữa các bộ phận bị lỗi.
Đây là đợt triệu hồi mới nhất trong hàng loạt đợt triệu hồi của các hãng xe và các nhà nhập khẩu xe tại Hàn Quốc do các bộ phận của xe gặp vấn đề.
Mercedes-Benz , Daimler Trucks Korea , Daejeon Machinery và Zyle Commercial Vehicle, đang triệu hồi tổng cộng 1.651 xe thuộc bốn mẫu xe khác nhau.
Các bộ phận bị lỗi như phần tựa đầu ở hàng ghế sau của xe sedan S 580 4MATIC của Mercedes-Benz bị hỏng, ổ trục bánh sau của xe môtô hai bánh Kawasaki Ninja bôi trơn kém và hệ thống ống dẫn dầu đến bánh lái trong mẫu xe tải nhỏ Sprinter 319 của Daimler bị trục trặc.
Trong khi một số công ty nói trên đã thực hiện công tác sửa chữa những lỗi kỹ thuật thì một vài hãng khác sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ sửa chữa và thay thế từ ngày 3/9.
Bộ trên cho biết các chủ xe có thể liên hệ hoặc đến các trung tâm sửa chữa và dịch vụ được chỉ định để thay thế các bộ phận bị lỗi miễn phí./.
Hãng xe Trung Quốc MG loay hoay khắc phục lỗi kỹ thuật, khách Việt chán nản Liên tiếp những trường hợp khách hàng của MG tại Hà Nội than phiền khi bỏ gần tỷ bạc mua xe nhưng chưa đi được bao lâu đã lỗi. Trong khi đó, hãng xe loay hoay khắc phục hết lần này đến lần khác không xong. "Năm lần bảy lượt", lỗi vẫn hoàn lỗi Vào đầu tháng 7, chiếc MG HS 2.0 Trophy...