Lỗ hổng ‘trí mạng’ trong hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh của Mỹ
Việc Mỹ phụ thuộc vào Standard Missile-6 để phòng không khiến nước này ngày càng dễ bị tổn thương trước vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga.
Theo nhận định của chuyên gia bình luận về các vấn đề an ninh và quốc phòng quốc tế Gabriel Honrada trên trang Asiatimes.com mới đây, khi các cường quốc quân sự sử dụng tên lửa siêu thanh với số lượng ngày càng tăng, một cuộc chạy đua sức mạnh mới đang diễn ra để có khả năng phòng thủ hiệu quả chống lại vũ khí có thể làm “thay đổi cuộc chơi” này. Đối với Mỹ, Standard Missile-6 (SM-6) vẫn là nền tảng của hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này, cho thấy một lỗ hổng trước các hệ thống siêu thanh cơ động nhanh.
Mỹ phóng tên lửa SM-6 từ tàu chiến. Ảnh: Facebook/Military and Space Electronics
Được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 2013, SM-6 là tên lửa đầu tiên trong dòng tên lửa “Tiêu chuẩn” bao gồm các khả năng phòng thủ “ba trong một”: đối không, đối đất và trên biển, cho phép nó đánh chặn tên lửa hành trình và đạn đạo.
SM-6 được triển khai theo ba phiên bản thiết kế, với SM-6 Block I là phiên bản đầu tiên được triển khai trên các tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ, Block IA khắc phục những thiếu sót kỹ thuật liên quan đến phiên bản đầu tiên và phiên bản mới nhất SM-6 Dual có thể bắn hạ các mục tiêu tên lửa hành trình và đạn đạo.
Video đang HOT
Các báo cáo cho thấy SM-6 có khả năng chống lại các mục tiêu siêu thanh. Mặc dù SM-6 có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo bay ở tốc độ siêu thanh, nhưng hiệu quả của nó trong việc chống lại các mục tiêu siêu thanh cơ động là một vấn đề đáng nghi ngờ. Năm ngoái, 2 tên lửa SM-6 Dual phóng từ tàu chiến Aegis của Mỹ đã không thể đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM).
Khi tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh sẽ di chuyển theo một quỹ đạo có thể dự đoán được, điều này có thể giúp tính toán điểm đánh chặn. Tuy nhiên, việc đánh trúng mục tiêu cơ động siêu thanh sẽ khó hơn nhiều.
Ông Honrada cho rằng hiện tại, khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ phải đối mặt với những ràng buộc lớn về chính trị, kỹ thuật và chi phí, có thể hạn chế hiệu quả của chúng trước các mối đe dọa siêu thanh.
Sự nhạy cảm về chính trị đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước đồng minh của Mỹ có thể tạo ra những “điểm mù”, mở ra những lỗ hổng rộng lớn hơn. Các quốc gia như vậy có thể lo ngại về việc chính họ trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công.
Điều này đã được thấy trong các cuộc biểu tình phản đối diễn ra ở Hàn Quốc về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa Khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), xuất hiện từ năm 2017.
Về mặt kỹ thuật, hạn chế về địa lý của radar phòng thủ tên lửa có nghĩa là không phải tất cả các khu vực quan trọng đều có thể được bảo vệ trước sự tấn công. Điều đó được ghi nhận trong thực tế là lá chắn tên lửa của NATO không thể bảo vệ Bulgaria, Hy Lạp, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ khỏi một cuộc tấn công tên lửa từ Iran bằng các hệ thống đánh chặn tầm trung đặt tại Ba Lan.
Về chi phí, mức giá cao cho mỗi tên lửa SM-6 Dual – ước tính khoảng 5 triệu USD/quả – sẽ khiến việc triển khai vũ khí đủ khả năng đánh bại một cuộc tấn công của tên lửa siêu thanh gặp khó khăn lớn, vì tên lửa tấn công có thể được trang bị mồi nhử và các biện pháp đối phó khác để đánh lừa tên lửa tên lửa phòng thủ.
Do đó, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) năm 2020 đã thông báo gặp khó khăn về vấn đề kinh phí và tạm dừng phát triển tên lửa đánh chặn siêu thanh, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ xem xét các giải pháp ngắn hạn khả thi hơn.
Triều Tiên tuyên bố tên lửa siêu vượt âm bắn trúng mục tiêu cách xa 700 km
Triều Tiên hôm nay tuyên bố, nước này đã thử thành công tên lửa siêu vượt âm và nó đánh trúng mục tiêu ở cách xa 700 km hôm 5/1.
Hình ảnh được cho là vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm của Triều Tiên (Ảnh: Yonhap).
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 6/1 cho biết, trong vụ phóng sáng 5/1, đầu đạn siêu vượt âm đã tách khỏi tên lửa đẩy và di chuyển 120 km trước khi đánh trúng mục tiêu cách đó 700 km. Tuy nhiên, KCNA không tiết lộ tốc độ bay của thiết bị.
"Vụ phóng cho thấy khả năng kiểm soát và ổn định của tên lửa trong giai đoạn bay chủ động, đánh giá hiệu suất của kỹ thuật chuyển động theo phương ngang mới được áp dụng cho đầu đạn lướt siêu vượt âm tách rời", KCNA cho hay.
Hãng thông tấn Triều Tiên cho biết thêm, vụ phóng cũng giúp đánh giá hệ thống ống dẫn nhiên liệu trong điều kiện thời tiết mùa đông, giúp giảm thời gian chuẩn bị cho một vụ phóng.
"Thành công liên tiếp của vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm có ý nghĩa chiến lược giúp đẩy nhanh nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nhà nước", KCNA bình luận.
Những bình luận trên được đưa ra sau khi quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng một vật thể ra biển rạng sáng 5/1. Đây là vụ thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm thứ 2 của Triều Tiên, vụ thử nghiệm đầu tiên diễn ra hồi tháng 9/2021. Không giống tên lửa đạn đạo bay vào không gian trước khi quay trở lại theo quỹ đạo dốc, vũ khí siêu thanh tiếp cận mục tiêu ở tầm thấp hơn và có thể đạt tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, khoảng 6.200 km/h.
Vụ thử trên diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Triều Tiên bế mạc kỳ họp quốc hội và tuyên bố tiếp tục tăng cường năng lực quân sự trong bối cảnh tình hình quốc tế nhiều bất ổn.
Giới quân sự Mỹ lo tụt hậu công nghệ với Trung Quốc Những tiến triển quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và cả tham vọng "vượt mặt" Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đang khiến giới chức quân sự của Washington lo ngại. Mỹ lo ngại đang chậm chân so với Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu thanh (Ảnh: Sputnik). Theo AP, giới chức quân sự Mỹ đang nhận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại học

Mỹ quyết tâm tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt

Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump

Tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng về cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc

Quyết định của Trung Quốc đặt ra câu hỏi cấp bách với chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ

Mỹ và Nga lên tiếng về kết quả đàm phán hạt nhân Washington-Tehran

Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145%

Chuyên gia đánh giá về chiến lược linh hoạt của ASEAN với chính sách thuế quan của Mỹ

Iran thông báo về kết quả cuộc đàm phán mới nhất với Mỹ tại Oman

Bí ẩn về người phụ nữ mang thai và giáo phái Nga ở Argentina

Apple hưởng lợi lớn từ thông báo miễn thuế đối ứng mới của Tổng thống Trump

Khai mạc EXPO 2025: Chung tay kiến tạo tương lai bền vững
Có thể bạn quan tâm

Nam bác sĩ trúng số độc đắc hơn 67 tỷ đồng sau bữa tối kỷ niệm ngày cưới
Lạ vui
11:08:32 13/04/2025
Sơn Tùng M-TP: "Từ lúc làm ca sĩ đến giờ không một ai rủ đi hát karaoke cả"
Nhạc việt
10:42:31 13/04/2025
Sân khấu đỉnh nhất Coachella 2025: Mẹ Quái Vật live nuốt mic 20 bài hát, màn "phục thù" được liệt vào hàng huyền thoại!
Nhạc quốc tế
10:34:28 13/04/2025
Dùng màng bọc thực phẩm kiểu này tưởng bảo vệ đồ ăn, hoá ra lại "tẩm độc" vào bữa cơm gia đình
Sáng tạo
10:26:53 13/04/2025
Cô gái trẻ khiến Ngọc Sơn khóc trên ghế nóng
Tv show
10:25:08 13/04/2025
Phát hiện nghĩa địa 25.000 năm của những quái vật khổng lồ
Netizen
10:20:39 13/04/2025
7 học sinh lớp 10 rủ nhau đi tắm hồ, 2 em đuối nước tử vong
Tin nổi bật
09:32:22 13/04/2025
5 mỹ nhân sở hữu ánh nhìn khiến người xem "nghẹt thở", cả thế giới phải nghiêng mình
Hậu trường phim
09:00:44 13/04/2025
Phim Hoa ngữ hay xuất sắc khiến fan chờ suốt 3 năm, nữ chính là chiến thần nhan sắc góc nào cũng đẹp
Phim châu á
08:54:14 13/04/2025
Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh
Phim việt
08:51:22 13/04/2025