Lỗ hổng thanh tra xử lý phân bón
Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý và DN cho rằng, vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng sẽ khó giải quyết triệt để nếu không có sự thay đổi ở khâu thanh tra, xử lý.
Phân tích yếu kém
Nghị định 202 ra đời, thay vì quản lý theo danh mục phân bón sẽ được quản lý bằng luật chất lượng và hợp chuẩn, hợp quy. Trong quy định về hợp chuẩn, hợp quy, mỗi lô hàng cần được phân tích, đánh giá đạt chỉ tiêu trước khi đưa ra thị trường.
Tuy nhiên, theo các cán bộ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp, hầu hết các sản phẩm phân bón trên thị trường hiện không có giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa đi kèm. Việc thiếu giấy tờ này phổ biến đến nỗi các đơn vị chức năng giờ chỉ phạt hành chính, vì coi là chuyện “thường ngày ở huyện”.
Khâu thanh tra, xử lí phân bón trên thị trường hiện rất bất cập.
Video đang HOT
Lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất (DNSX) phân bón lớn thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) kiến nghị, Chính phủ nên quy định bắt buộc các DNSX phân bón phải tự trang bị 1 phòng phân tích đúng tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng mỗi lô hàng của chính mình trước khi đưa ra thị trường.
Bởi chỉ khi có phòng thí nghiệm với các dụng cụ hiện đại, đội ngũ cán bộ phân tích được đào tạo bài bản DN mới kịp thời kiểm tra chất lượng nguyên liệu để có số liệu tính toán, điều chỉnh phối liệu SX và kiểm tra chất lượng từng công đoạn thật tốt, bảo đảm chắc chắn sản phẩm SX ra đạt mức chất lượng thiết kế.
Nếu chỉ đi thuê phân tích như hiện nay, thời gian từ lúc lấy mẫu, đi thuê đến khi có kết quả tối thiểu mất khoảng 20 ngày. Lúc đó, giả sử chất lượng không đạt thì hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn tấn sản phẩm đã đến tận đồng ruộng, liệu DN có thu hồi về xử lý hay tặc lưỡi bỏ qua?
Vậy nhưng Nghị định 202 và Thông tư 29 hướng dẫn vẫn cho phép DNSX phân bón không phải trang bị phòng phân tích mà có thể đi thuê hoặc hợp tác với những phòng phân tích đã được chỉ định.
Với số lượng quá nhiều, trên 30 phòng phân tích được chỉ định nhưng thiếu kiểm tra năng lực, lại trong tình trạng thiếu việc như hiện nay việc sinh tiêu cực trong các kết là khó tránh khỏi.
Chỉ vì chưa có phòng phân tích đủ trình độ, năng lực để trở thành trọng tài nên có thực tế dở khóc dở cười là một mẫu phân bón gửi 3 phòng phân tích cho ra 3 kết quả khác nhau, sai số lên tới hàng chục phần trăm.
Trong trường hợp này, cơ quan quản lý lúng túng không biết xử lý theo hướng nào khi 3 phòng phân tích đều có chứng nhận pháp lý như nhau?
Chọn kết quả phân tích có lợi cho DN thì không sao, nhưng nếu có ý định xử phạt, lập tức DN phân bón phản ứng và yêu cầu phúc tra theo quy định của Bộ Khoa học – Công nghệ.
Khi đó, DN có quyền gửi mẫu tới phòng phân tích họ chỉ định và hầu hết kết quả lần phân tích thứ 2 đều đạt theo chỉ tiêu công bố trên bao bì của DN, bởi hầu hết các DN phân bón hiện đều có một hoặc vài phòng phân tích “ruột” nào đó.
Thanh tra “non tay”
Chính sự nhùng nhằng, thiếu minh bạch ở khâu lấy mẫu, phân tích mà hiện công tác thanh tra phân bón trên thị trường mục đích chính vẫn chỉ để xử phạt hành chính, “phạt cho tồn tại”.
Và có một thực tế là bộ phận không nhỏ lực lượng thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường hiện nay “non tay” không dám truy trách nhiệm đến cùng DN phân bón làm sai vì thiếu công vụ, chế tài, vừa không được gì lại dễ bị DN kiện lại.
Thế nên dù có thanh tra hết năm này qua năm khác, hết đoàn này đến đoàn kia thực trạng SX-KD phân bón trên thị trường vẫn bát nháo, thật giả lẫn lộn. Các kết quả thanh tra phần lớn được cất kỹ trong mấy ngăn tủ mà ít khi được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm SXKD phân bón giờ càng trở nên bất cập hơn khi chồng chéo trong việc phân công nhiệm vụ giữa 2 ngành công thương và nông nghiệp.
Bộ Công thương được giao quản lý từ A-Z phân vô cơ, theo Thông tư 29 của Bộ này, nó cũng bao gồm một loạt các loại phân bón khác nữa, kể cả phân khoáng hữu cơ, các chất phụ gia, chất kích thích, chất làm tăng hiệu suất…
Và theo ngành dọc, Sở Công thương các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở SX-KD những loại phân bón nói trên.
Thế nhưng, tại các tỉnh có “bói” cũng không đủ cán bộ chuyên môn có hiểu biết tàm tạm về lĩnh vực này, vậy thanh kiểm tra cái gì khi không đủ nguồn nhân lực.
Trong khi thực tế các đại lí, cửa hàng và thậm chí cả DN đều vừa bán hoặc SX cả phân vô cơ và hữu cơ. Nếu không có hướng dẫn chi tiết hoặc phối hợp chặt chẽ giữa 2 ngành công thương và nông nghiệp sẽ tạo ra lỗ hổng để DN và đại lý lợi dụng nhằm trốn tránh, ngăn cản lực lượng chức năng kiểm tra, lấy mẫu, xử phạt.
Theo Nông nghiệp
Yêu cầu khởi tố vụ nổ hóa chất ở quận 12
Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân vừa có văn bản yêu cầu Công an TP khởi tố vụ án nổ hóa chất ở cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Đặng Huỳnh (phường Thới An, quận 12, TP HCM) để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo TP cũng đề nghị Ban Nội chính Thành ủy chỉ đạo các cơ quan tố tụng là VKSND TP, TAND TP và Công an TP tập trung hoàn chỉnh hồ sơ vụ án trên để sớm đưa ra xét xử nghiêm minh. Việc làm này nhằm giáo dục, răn đe, phòng ngừa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán hóa chất, chất nổ có nguy cơ gây cháy nổ. Ngoài ra, toàn bộ hoạt động của công ty như các loại giấp phép đã cấp, chất lượng sản xuất phân bón (thật, giả), đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, công tác quản lý thuế, hóa chất sử dụng trong sản xuất phân bón, hóa chất gây nổ... sẽ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, làm rõ.
Hiện trường vụ nổ hóa chất ở cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Đặng Huỳnh
Về phía Quận ủy, UBND quận 12, ông Lê Hoàng Quân yêu cầu kiểm điểm làm rõ và xử lý trách nhiệm những cá nhân, tổ chức có liên quan đến công tác quản lý ở địa phương. Mặt khác, quận 12 phải hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ nổ ổn định cuộc sống; phối hợp với Sở Xây dựng nhanh chóng giám định, đánh giá hư hỏng và giá trị thiệt hại về xây dựng của các căn nhà bị ảnh hưởng do vụ nổ, giải quyết thủ tục để người dân sửa chữa. Bên cạnh đó, xác định trách nhiệm bồi hoàn của giám đốc công ty về những thiệt hại gây ra theo quy định pháp luật. Các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả trước ngày 20-11.
Như tin tức trước đó, vụ nổ hóa chất ở cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Đặng Huỳnh đã làm 3 người thiệt mạng, 5 người bị thương, 7 căn nhà bị sập hoàn toàn, 5 căn nhà bị sập một phần, 106 căn nhà bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, kết quả bước đầu xác định đây là vụ nổ liên quan đến công tác quản lý, sử dụng hóa chất.
Theo Người lao động
Hoang mang vì được "tặng"... nước thải? Không thông qua chính quyền địa phương, không có bất cứ hướng dẫn, khuyến cáo nào, công ty TNHH MiWon Việt Nam (trụ sở tại Việt Trì, Phú Thọ) đã chở lượng "phân bón" lớn "tặng" cho người dân thôn Tam Phú (xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Điều đáng nói, sau khi sử dụng thứ nước được gọi là phân...