“Lỗ hổng” tại Ngân hàng Quân đội: Ngân hàng mất tiền, mất uy tín, mất lòng tin?
Việc khách hàng có thể giao dịch rút, thanh toán, chi tiêu vượt quá số dư, hạn mức từ thẻ của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là lỗi có thể khiến ngân hàng này mất tiền, mất uy tín, cổ đông bị ảnh hưởng và khách hàng đứng trước nhiều băn khoăn, lo ngại về vấn đề bảo mật ngân hàng.
Khách hàng nhận được tin nhắn của MB yêu cầu giải trình
Cũng từ vụ việc này, câu chuyện về khả năng cảnh báo, kiểm soát rủi ro cũng như vai trò của bộ phận Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Quân đội nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng nói chung cũng được đặt ra cấp thiết. Ông Phan Linh – CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị về vấn đề này.
Theo phản ánh, trong 2 ngày 7/1 và 8/1, khách hàng sử dụng thẻ của MB có thể giao dịch rút, thanh toán, chi tiêu vượt quá số dư, hạn mức thẻ. Ngay sau đó, trong ngày 8 và 9/1, nhiều khách hàng của MB đã nhận được thông báo khóa thẻ, đồng thời được mời tới chi nhánh ngân hàng làm việc do nghi ngờ phát sinh các giao dịch gian lận, giả mạo.
Phía MB xác nhận, trong ngày 8/1/2020, có sự việc một số khách hàng cá nhân sử dụng thẻ rút, thanh toán, chi tiêu vượt quá số dư, hạn mức thẻ của MB cấp cho khách hàng.
“Ngay sau khi phát hiện sự việc, MB đã thực hiện phong tỏa tài khoản thẻ của nhóm khách hàng này và yêu cầu hoàn trả các khoản đã chi tiêu vượt hạn mức theo đúng quy định pháp luật” – thông tin từ MB cho biết.
Lỗi bảo mật này của MB đặt ngân hàng trước những rủi ro nào, thưa ông?
Video đang HOT
Theo các thông tin, nhiều khách hàng đã dùng thẻ MB vượt hạn mức để thanh toán nhiều hoạt động như quảng cáo facebook hay google… Dù ngay trong ngày 8/1, MB đã phong tỏa tất cả các tài khoản đó và có các biện pháp thu hồi nợ nhưng những ảnh hưởng của sự cố bảo mật này chắc chắn là không nhỏ.
Về mặt kinh tế, MB sẽ phải chịu thiệt hại, mất tiền trong các khoản không đòi được. Vì là lỗi của ngân hàng nên nếu khách hàng không tự giác và chây ỳ thì việc đòi nợ sẽ rất khó khăn. Việc đòi nợ chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian, công sức cũng như phiền toái.
Về mặt uy tín, MB sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trước đây, trong mắt nhiều khách hàng, MB là một ngân hàng chắc chắn. Tuy nhiên, sau sự cố bảo mật này, khách hàng có thể nghi ngờ về sự chắc chắn đó của MB.
Thưa ông, còn với khách hàng và cổ đông MB, họ đứng trước những nguy cơ nào?
Hiện tại, với khách hàng MB nói chung, lỗi này chưa ảnh hưởng lớn đến khách hàng. Tuy nhiên, họ có quyền đặt câu hỏi nghi ngờ về việc, liệu một ngày không đẹp trời, các thông tin cá nhân, tiền trong tài khoản hay trong ngân hàng của họ có “không cánh mà bay” do các lỗi bảo mật như thế này không.
Với các khách hàng “được” MB mời lên làm việc thì rõ ràng họ mất thời gian, phiền toái vì lỗi này rõ ràng là lỗi của ngân hàng nhưng họ lại bị yêu cầu giải trình. Cuối cùng, như đã nói ở trên, lỗi thẻ này khiến MB đứng trước nguy cơ mất tiền. Hệ thống MB mất tiền thì chắc chắn cổ đông cũng sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi.
Câu chuyện lỗi bảo mật ngân hàng MB nói riêng và nhiều vụ việc trong hệ thống ngân hàng nói chung cũng đặt ra nhiều vấn đề về vai trò của kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Có vẻ như khả năng kiểm soát và cảnh báo rủi ro của bộ phận Kiểm toán bội bộ trong ngân hàng vẫn rất mờ nhạt, thưa ông?
Trên thế giới, Kiểm toán nội bộ có vai trò rất quan trọng trong cảnh báo và quản trị rủi ro của các DN nói chung. Tại các nước phương Tây, sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý kinh tế trên thế giới đã đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của quản trị rủi ro cũng như vai trò của kiểm toán nội bộ đã trở nên ngày càng quan trọng.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò của Kiểm toán nội bộ vẫn rất mờ nhạt. Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện chỉ dừng ở mức khi có sự cố, hậu quả thì giải quyết chứ chưa phát huy được vai trò cảnh báo và kiểm soát rủi ro trong DN. Kiểm toán nội bộ chưa có các quy định chặt chẽ, không yêu cầu các chứng chỉ như kiểm toán độc lập. Lương, thưởng của bộ phận này tại các ngân hàng cũng thiếu cạnh tranh.
Hiện nay, tại các ngân hàng nói riêng, hệ thống Core, IT ngày càng phát triển và được nâng cấp. Vì vậy, việc đầu tiên là phải tự bảo vệ mình bằng cách chuẩn hóa lại quy trình kiểm toán nội bộ (kiểm soát chéo lẫn nhau, nâng cao giám sát đạo đức, chuyên môn của cán bộ ngân hàng) và kiểm toán IT.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Kinhtedothi.vn
Hoạt động thanh toán của MB bị lỗi, khách hàng "phóng tay" chi vượt số dư thẻ
Hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) bị lỗi khiến hàng loạt khách hàng có thể giao dịch rút/thanh toán/chi tiêu vượt quá số dư/hạn mức thẻ.
Vài ngày gần đây, nhiều khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, trong 2 ngày 7 và 8/1, hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng này bị lỗi, khiến khách hàng có thể giao dịch rút/thanh toán/chi tiêu vượt quá số dư/hạn mức thẻ.
Ngay sau đó, trong ngày 8 và 9/1, nhiều khách hàng của MB đã nhận được thông báo khóa thẻ, đồng thời được mời tới chi nhánh ngân hàng làm việc do nghi ngờ phát sinh các giao dịch gian lận/giả mạo.
Nhiều khách hàng đã nhận được cuộc gọi/tin nhắn mời lên ngân hàng làm việc
Được biết, trước đó, MB đã chỉ đạo Ban lãnh đạo các chi nhánh khẩn trương làm việc trực tiếp với từng khách hàng để thu hồi tổn thất do các giao dịch này. Ngân hàng yêu cầu các chi nhánh ngay trong ngày 8 và 9/1 phải gọi điện và gặp trực tiếp từng khách hàng để yêu cầu khách hàng hoản trả tiền cho MB.
Trả lời phóng viên An ninh Thủ đô về sự việc trên, đại diện truyền thông của MB xác nhận, trong ngày 8/01/2020, có sự việc một số khách hàng cá nhân sử dụng thẻ rút/thanh toán/chi tiêu vượt quá số dư/hạn mức thẻ của MB cấp cho khách hàng.
"Ngay sau khi phát hiện sự việc, MB đã thực hiện phong toả tài khoản thẻ của nhóm khách hàng này và yêu cầu hoàn trả các khoản đã chi tiêu vượt hạn mức theo đúng quy định pháp luật" - đại diện MB cho biết.
Phía MB cũng khẳng định sự cố này không gây ảnh hưởng đến MB và tài sản của các khách hàng khác tại MB.
Tuy nhiên, tới chiều nay, 9/1, ngân hàng MB vẫn không thông tin về nguyên nhân của sự cố cũng như số lượng giao dịch vượt số dư/hạn mức và tổng số tiền mà khách hàng đã chi tiêu quá hạn mức do lỗi này...
Theo anninhthudo.vn
WB: Kinh tế toàn cầu sẽ chấm dứt tình trạng giảm tốc trong năm 2020 WB nhận định đà phục hồi của kinh tế toàn cầu có thể mạnh hơn nếu những hành động chính sách gần đây, đặc biệt là những biện pháp đã làm giảm bớt căng thẳng thương mại. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2020. (Nguồn: thehindu.com) Trong báo cáo Triển vọng kinh...