Lỗ hổng lớn trong quản lý nhà ở xã hội

Theo dõi VGT trên

Lỗ hông trong quản lý nhà ở xã hội không được khắc phục sẽ khiến việc phát triên nhà ở cho người thu nhâp thâp mất đi tính hiệu quả.

Theo quy định hiện nay, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vừa là người xây dựng, phân phối và vừa quản lý sau này. Trong khi chủ đầu tư có toàn quyền trong việc xét duyệt hồ sơ, lập danh sách mua nhà, thì các cơ quan quản lý lại chưa sâu sát trong vấn đề thanh tra, hậu kiểm, dẫn đến nhiều lo ngại về việc bán nhà ở xã hội chưa đúng đối tượng. Nếu những lỗ hổng trong việc quản lý loại nhà này không được khắc phục, thì chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị sẽ khó đạt hiệu quả.

Lỗ hổng lớn trong quản lý nhà ở xã hội - Hình 1

Việc nhận và lập danh sách, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội còn nhiều điều khuất tất. (Ảnh minh họa: KT)

Tháng 9 vừa qua, phân khúc nhà giá rẻ tại Hà Nội “ nóng” khi 101 căn nhà ở xã hội của dự án 622 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng chính thức được bốc thăm. Tỷ lệ chọi cao vì có hàng trăm người tham dự, không khí bốc thăm căng thẳng chẳng khác gì thi đại học.

Điều đáng nói là nhiều khách hàng phản ánh “cò bất động sản” làm việc rất nhiệt tình trong buổi bốc thăm. Khách hàng nào bốc trúng căn hộ là ngay lập tức, không rõ là môi giới hay người của chủ đầu tư đến gặp trực tiếp và gọi điện thoại liên tục tư vấn về việc bán lại căn hộ đó để hưởng số t.iền chênh lệch từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.

Một khách hàng mua nhà tại dự án này cho biết: “Sau khi bốc thăm xong có rất nhiều số điện thoại lạ gọi cho tôi với mục đích hỏi muốn mua lại căn hộ của tôi. Nhưng tôi chưa có nhà ở, và mua được nhà ở vị trí này là rất may mắn nên tôi nhất quyết trả lời là không mua bán”.

Nhiều khách hàng đã phát hiện ra những điều khá bất thường trong việc xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tại dự án này. Theo một khách hàng, thời điểm “chốt hạ” danh sách, số thứ tự là hơn 300, thì đến ngày bốc thăm, không hiểu sao có thêm gần trăm hồ sơ nữa lọt vào danh sách.

Video đang HOT

“Thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ mua dự án 622 Minh Khai chỉ có 332 hồ sơ, nhưng sau đấy 3 ngày thì số hồ sơ lại lên tới 430. Không hiểu là 98 hồ sơ đấy phát sinh ở đâu ra? Đây là dấu chấm hỏi rất lớn với những người muốn mua nhà tại dự án đấy, vì số hồ sơ càng cao tức là tỷ lệ chọi càng cao và hy vọng mua nhà của người dân càng thấp”, một khách hàng cho biết.

Sự việc tại dự án 622 Minh Khai góp thêm nhiều nghi ngại về việc nhận, lập danh sách, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội và tổ chức bốc thăm để được mua căn hộ. Trong khi đó, các chủ đầu tư cũng như lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội luôn khẳng định, việc xét duyệt hồ sơ và lập danh sách mua nhà ở xã hội được thực hiện chặt chẽ, công khai, minh bạch.

Theo đúng quy trình, sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ từ các khách hàng có nhu cầu, chủ đầu tư nhà ở xã hội xem xét từng hồ sơ, chấm điểm theo quy định, tổ chức bốc thăm và lập danh sách những người được mua, thuê mua nhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư rồi gửi về Sở Xây dựng.

Theo đó, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử, sau 15 ngày nếu không có ý kiến gì phản hồi, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với người mua nhà.

Như vậy, với quy định hiện nay, chủ đầu tư vừa là người xây dựng, phân phối dự án và vừa quản lý sau này. Theo nhiều chuyên gia, quy định này đang tạo ra lỗ hổng trong việc xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư có toàn quyền quyết định.

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho biết, đây là nguyên nhân dẫn đến những hành vi trục lợi nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua.

“Nhà ở xã hội và cả gói 30.000 tỷ đang bị lợi dụng rất nhiều, vì đã giao cho các chủ đầu tư quyền xét duyệt danh sách để bán. Tốt nhất là việc này phải có một tổ công tác hay một nhóm xét duyệt, chứ giao tất cho chủ đầu tư thì rất dễ sai đối tượng, thậm chí đưa cả họ hàng vào danh sách. Ngay danh sách đã sai rồi”, ông Hùng chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, việc quản lý nhà ở xã hội của các cơ quan chức năng chưa nghiêm, dẫn đến chủ đầu tư có “cơ hội” để lọt vào danh sách mua nhà những người không đúng đối tượng.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: “Trong quy định Nhà nước có chính sách hậu kiểm, nếu phát hiện những đối tượng mua nhà không đúng tất cả các quy trình đều phải hủy bỏ. Trách nhiệm thẩm tra không đúng thuộc về Sở Xây dựng, hoặc chủ đầu tư chịu trách nhiệm về danh sách đề xuất lên Sở Xây dựng. Nếu còn có lỗ hổng, sơ hở thì vấn đề cần để khắc phục chính là phải kiểm tra lại các quy trình”.

Sự việc bố đẻ của Tổng Giám đốc, người nhà của lãnh đạo đơn vị làm chủ đầu tư lọt vào danh sách mua nhà ở xã hội đã làm xôn xao dư luận trong thời gian qua là do báo chí phát hiện, chứ không phải do thanh tra, hậu kiểm.

Gần đây, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra đột xuất dự án nhà ở xã hội tại 30 Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) sau khi có phản ánh của dư luận về việc nhiều căn hộ tại dự án này bị đ.ập thông nhau, nhưng kết quả chưa được công khai.

Khi quỹ nhà ở xã hội còn ít, nhu cầu mua nhà của người thu nhập thấp rất lớn, thì việc để tồn tại những lỗ hổng trong quản lý, tạo điều kiện cho các hành vi trục lợi, bán nhà ở xã hội cho người không thực sự có nhu cầu là điều không thể chấp nhận được./.

Theo_VOV

Nhà ở xã hội tiếp tục "khát"... vốn

Nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội ngày càng tăng trong khi nguồn lực ngân sách không đủ thực hiện, do đó Hiệp hội bất động sản TPHCM kiến nghị bố trí khoảng từ 500 - 1000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện cho thấy, hiện có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có đến 10.000 cán bộ công chức, 39.000 hộ thu nhập nghèo, cận nghèo và 17.000 lao động trong khu công nghiệp có các nhu cầu nói trên. Hầu hết các nhóm đối tượng đều chọn phương thức thuê mua nhà ở xã hội, chiếm tỷ lệ từ 65% đến 94%.

Theo các chuyên gia kinh tế, khi nhu cầu thuê mua căn hộ tăng lên nhưng nguồn vốn ngân sách để thực hiện các chính sách nhà ở xã hội vẫn "dậm chân tại chỗ" thì sẽ gây nên nhiều bất lợi cho chủ đầu tư lẫn khách hàng. Do đó, việc tăng nguồn vốn từ ngân sách cho việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa vẫn khó có thể giải quyết kịp thời nhu cầu nhà ở xã hội của cả nước, nhất là tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh công nghiệp hóa cao mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể.

Nhà ở xã hội tiếp tục khát... vốn - Hình 1

Nhu cầu thuê mua căn hộ tăng lên nhưng nguồn vốn ngân sách để thực hiện các chính sách nhà ở xã hội vẫn "dậm chân tại chỗ"

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, việc bố trí gấp nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong năm 2016 còn nhiều nhập nhằng. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội đang bị ách tắc. Trên thực tế, việc chưa bố trí nguồn vốn từ ngân sách do đang có những ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến không đồng tình về việc Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội. Bởi lẽ, theo Bộ Xây dựng, chương trình cho vay này đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ.

"Tôi cho rằng, nguồn vốn phục vụ kế hoạch thực hiện chính sách nhà ở xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 phụ thuộc vào khả năng chi ngân sách Nhà nước hàng năm", ông Châu nói.

Chính vì thế, HoREA thống nhất với ý kiến của Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét đề xuất bố trí khoảng từ 500 - 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trong năm 2016 để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ tái cấp vốn và cấp bù lãi suất nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Đồng thời, HoREA cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm quy định cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định để thúc đẩy thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên thực tế (có thể áp dụng tương tự chính sách tạo nguồn vốn tín dụng và cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trước đây).

Ngoài ra, HoREA còn kiến nghị người gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được hưởng lãi suất tiết kiệm bằng mức lãi suất tiết kiệm thông thường tại các ngân hàng thương mại (hiện nay khoảng 7%/năm) đối với các khoản t.iền gửi trên 12 tháng.

Công Quang

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Chồng mất nhưng đêm nào cũng có người đàn ông lạ mò lên giường, tôi run cầm cập cho đến khi thấy gương mặt của người đàn ông này
10:45:24 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp giúp EU đạt mục tiêu khí hậu

Thế giới

16:40:39 02/07/2024
Báo cáo cho rằng để đạt được mục tiêu khí hậu năm 2030, tỷ lệ điện tái tạo phải tăng nhanh hơn 1,4 lần, trong khi việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của khối phải tăng 1,8 lần. Do đó, khoản đầu tư hàng năm cần tăng gấp đôi lên 800 tỷ eur...

Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa

Góc tâm tình

16:30:40 02/07/2024
Nửa đêm thấy chồng ra ngoài nghe điện thoại tôi theo sau mà điếng hồn khi nghe: Em hạn chế gặp vợ anh đi. Biết thế anh để vợ ở nhà cho rồi, đi làm chi rồi để lộ chuyện thì toang, con của chúng ta không thể bị lộ được .

Free Fire Đại Chiến Quân Đoàn Mùa Hè 2024: Bình Dương Đại Hải lên ngôi

Mọt game

16:15:17 02/07/2024
Chủ đề 7 năm - Tự Hào Free Fire sẽ kỷ niệm cột mốc bảy năm của trò chơi, tôn vinh sự phổ biến và ảnh hưởng bền vững của nó trong thể loại game sinh tồn.

Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024: Đây là ngày tốt thực hiện các công việc như cưới hỏi, xây dựng, chuyển nhà, khai trương, cầu phúc, mai táng, cải mộ.

Trắc nghiệm

15:45:07 02/07/2024
Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 3/7/2024 là ngày tốt thực hiện các công v

Hot nhất Naver: Kim Soo Hyun lỡ để lộ bằng chứng hẹn hò Kim Ji Won nên xoá vội?

Sao châu á

15:26:33 02/07/2024
Việc những bức ảnh giống nhau xuất hiện trên trang cá nhân của cả 2 làm netizen cho rằng đó là lovestagram của Kim Soo Hyun - Kim Ji Won.

Hoa hậu Mai Phương rời khỏi công ty quản lý?

Sao việt

15:21:58 02/07/2024
Mới đây, trong cộng đồng sắc đẹp Việt lan truyền thông tin Hoa hậu Mai Phương đã đường ai nấy đi với công ty chủ quản - Công ty Sen Vàng.

Dù mệnh danh là "Vua đồng cỏ", sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi, vì sao?

Lạ vui

15:06:47 02/07/2024
Con mồi của nhà vua bao gồm linh dương, trâu rừng và thậm chí cả những con voi châu Phi khổng lồ. Tuy nhiên, trong chuỗi thức ăn phức tạp của vùng hoang dã châu Phi, khỉ đột hiếm khi trở thành con mồi của sư tử.