Lỗ hổng khiến hàng triệu thiết bị Android có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu
Theo báo cáo của 9to5Google, một số khóa ký ứng dụng được sử dụng bởi các nhà sản xuất đã bị rò rỉ trên mạng, khiến hàng triệu thiết bị Android có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu.
Những khóa ký này được sử dụng để đảm bảo rằng các ứng dụng, và thậm chí cả phiên bản hệ điều hành Android chạy trên điện thoại của bạn là hợp pháp.
Nếu kẻ xấu có quyền kiểm soát các khóa này, họ có thể khiến Android “tin tưởng” các ứng dụng độc hại ở cấp độ hệ thống. Điều đó giống như bạn đưa cho kẻ gian cả chìa khóa nhà lẫn chìa khóa xe.
Thông tin công khai của Google không nêu rõ thiết bị hoặc OEM nào bị ảnh hưởng, tuy nhiên, một số công ty có khóa bị rò rỉ bao gồm:
- Samsung
Video đang HOT
- LG
- MediaTek
- Szroco (nhà sản xuất máy tính bảng Onn của Walmart)
- Revoview
Lỗ hổng bảo mật đã được báo cáo vào tháng 5-2022, và các công ty liên quan đã thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm thiểu tác động đến người tiêu dùng.
Theo Google, để hạn chế bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này, các công ty bị ảnh hưởng phải hoán đổi các khóa ký nền tảng Android. Công ty tuyên bố rằng việc khai thác này không ảnh hưởng đến bất kỳ ứng dụng nào được tải xuống từ cửa hàng Google Play.
Bên cạnh đó, người dùng điện thoại Android cũng sẽ được bảo vệ bởi tính năng Play Protect.
Vậy bạn nên làm gì với tư cách là chủ sở hữu của một chiếc điện thoại Android có thể bị ảnh hưởng? Hãy đảm bảo rằng điện thoại của bạn đang chạy phiên bản Android mới nhất bằng cách vào Settings (cài đặt) – About phone (thông tin về điện thoại) – System Update (cập nhật hệ thống). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
Ngoài ra, người dùng cũng nên hạn chế tải và cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play.
Điều đáng sợ là lỗ hổng này dường như đã tồn tại trong nhiều năm. Chia sẻ với Android Police, Samsung cho biết họ rất coi trọng tính bảo mật của các thiết bị Galaxy.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết.
Lỗ hổng mới cho phép tin tặc vượt qua màn hình khóa điện thoại
Mới đây, nhà nghiên cứu bảo mật David Schutz đã phát hiện ra một lỗ hổng mới, cho phép tin tặc vượt qua màn hình khóa điện thoại nếu biết cách khai thác.
Màn hình khóa là một trong những lớp bảo mật điện thoại nhằm hạn chế việc người khác truy cập trái phép, đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một lỗ hổng mới cho phép tin tặc vượt qua màn hình khóa mà không cần nhập mật khẩu, ảnh hưởng đến toàn bộ các thiết bị Google Pixel.
Trong một bài đăng trên blog, Schutz giải thích rằng sau khi anh ta sạc điện thoại và bật nó lên, điện thoại đã yêu cầu mã PIN của thẻ SIM để mở khóa thiết bị. Sau khi nhập sai mã PIN 3 lần, thẻ SIM bị khóa và điện thoại yêu cầu mã PUK thay thế. Khi nhập mã PUK, thiết bị đã yêu cầu anh ấy thiết lập mã PIN mới.
Khi đã hoàn tất các bước kể trên, anh được chuyển đến màn hình khóa, tuy nhiên dường như có điều gì đó không ổn. Thay vì yêu cầu mã PIN hoặc mật khẩu để mở khóa, điện thoại lại cho phép bạn đăng nhập trực tiếp bằng vân tay.
Sau khi tái tạo lại tình huống một vài lần, anh nhận ra mình tình cờ phát hiện ra cách để vượt qua màn hình khóa. Tất cả mọi thứ cần có là khả năng truy cập vật lý vào điện thoại, thẻ SIM bị khóa và công cụ để tháo SIM.
Bạn đọc quan tâm có thể xem video Schutz thử tái tạo lỗ hổng bảo mật:
Sau khi phát hiện lỗ hổng, Schutz đã báo cáo vấn đề với Google và nhận được 70.000 USD tiền thưởng. Ngay khi xác định được vấn đề, Google đã bắt đầu khắc phục lỗ hổng bảo mật (CVE-2022-20465) được cho là ảnh hưởng đến tất cả điện thoại Pixel thông qua bản cập nhật vào ngày 5-11-2022.
Để khắc phục sự cố, bạn chỉ cần cập nhật điện thoại lên phiên bản mới nhất bằng cách vào Settings (cài đặt) - System (hệ thống) - System update (cập nhật hệ thống) - Check for update (kiểm tra cập nhật).
Lỗ hổng chết người của Sirius XM giúp kẻ gian mở khóa hàng loạt ôtô Thông báo cho thấy những chiếc xe của Honda, Nissan, Infiniti và Acura có thể dễ dàng bị kẻ gian mở khóa bằng phần mềm Sirius XM. Việc khởi động xe từ xa bằng điện thoại đã không còn quá xa lạ với người dùng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, cái gì "hiện đại quá cũng hại điện"...