Lỗ hổng của chủ nghĩa tư bản nhìn từ đại dịch Covid 19
Với việc Fed quyết định tung ra các gói QE nhằm mua lại các loại trái phiếu từ trái phiếu chính phủ (rủi ro thấp), cho đến junk bond (trái phiếu rác, rủi ro cao), cũng như hạ lãi suất xuống gần 0%, đã đang là một lực đẩy lớn lên thị trường…
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao trong kinh doanh nhằm đạt được lợi nhuận lớn, nhưng hiển nhiên đi cùng với nó là rủi ro cao. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ ra sao nếu bạn sử dụng đòn bẩy nhưng khi khó khăn thua lỗ thì lại được cứu trợ (!?).
Dĩ nhiên bạn sẽ lại càng dùng đòn bẩy cao hơn nữa, vì rủi ro đã được đẩy về phía một ai đó khác, không phải là bạn.
Vậy ai đó ở đây là ai (!?)
Người phải trả cuối cùng cho những đồng tiền cứu trợ, chắc chắn sẽ là dân chúng thông qua thuế. Vì khi Fed bơm tiền ra là Fed đang cho chính phủ Mỹ vay tiền, và chính phủ Mỹ có trách nhiệm phải hoàn trả lại khoản tiền này trong tương lai. Trong khi đó, nguồn thu chủ yếu của chính phủ là từ các khoản thuế.
Vì thế chắc chắn sau khi dịch bệnh qua đi, chính phủ sẽ phải tăng các loại thuế để bù lại các khoản chi của mình. Điều này đồng nghĩa với việc lấy tiền từ đại đa số người dân nhằm cứu giúp một nhóm nhỏ trong nền kinh tế.
Dĩ nhiên sẽ có những ý kiến phản bác, kiểu như: “Nếu không cứu các doanh nghiệp lớn thì tất cả sẽ cùng kéo nhau xuống vực”, hay câu nói phổ biến là “Too big to fail”.
Thế nhưng điều này rõ ràng đã tạo ra một lỗ hổng cực lớn trong cách vận hành nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Khi mà các nhà tư sản, các doanh nghiệp lớn, là những người được ưu tiên hàng đầu ngay khi có bất cứ biến cố gì xảy ra.
Video đang HOT
Trong rất nhiều năm, các nhà tư sản này đã hưởng lợi từ tăng trưởng, nhiều hơn tất cả những thành phần khác của nền kinh tế cộng lại.
Thế nhưng khi có khủng hoảng, họ lại là những người được cứu giúp đầu tiên, mặc cho sự thật là tài sản của họ đã gia tăng hàng chục lần so với trước kia.
Còn đại đa số người dân, thành phần không được hưởng lợi nhiều từ tăng trưởng, sẽ lại phải đóng thuế nhiều hơn để trả những khoản tiền cứu trợ kia cho các nhà đại tư sản.
Khủng hoảng kinh tế vẫn luôn là một vấn đề cố hữu mà chủ nghĩa tư bản phải đối mặt, và mỗi lần khủng hoảng là một lần tài sản được phân bố lại, vì trong các giai đoạn bình thường rất khó để xảy ra sự tái phân bố trên diện rộng.
Thế nhưng sự phân bố lại này lại có tính thiên lệch quá cao, khi những thành phần giàu nhất của nền kinh tế lại được cứu giúp nhiều hơn đại đa số người dân.
Cho đến nay, chủ nghĩa tư bản đã liên tiếp tạo ra những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ (Covid chỉ là chất xúc tác cho cuộc khủng hoảng lần này), cũng như những sự tái phân bố tài sản hết sức thiên lệch sau mỗi lần khủng hoảng qua đi.
Vậy liệu có phải chủ nghĩa tư bản đang có những lỗ hổng khổng lồ trong chính bản thân mình (!?)./.
(*) Phó Chủ tịch Quỹ đầu tư AlphaGrep (Singapore)
Hoàng Tùng
Giảm nguồn thu hỗ trợ thị trường chứng khoán
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC, chính thức giảm giá 9 dịch vụ và miễn hoàn toàn 6 dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính
Trao đổi với báo chí về nội dung này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, phạm vi các dịch vụ được giảm giá lần này khá rộng, nhằm hỗ trợ tối đa cho thị trường.
Nỗ lực lớn từ cơ quan quan lý giúp tháo gỡ khó khăn
Thông tư số 14/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam vừa chính thức được ban hành ngày 18/3/2020 và được sẽ được áp dụng kể từ ngày 19/3/2020 đến 31/8/2020.
Thông tư 14/2020/TT-BTC nêu rõ, giảm giá từ 10%-50% đối với 9 dịch vụ, trong đó: Giảm 10% đối với 3 dịch vụ gồm dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán. Giảm từ 15%-20% đối với 2 dịch vụ gồm dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh. Giảm từ 30%-50% đối với 4 dịch vụ gồm dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm; dịch vụ thực hiện quyền; dịch vụ chuyển khoản chứng khoán; dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh.
Bên cạnh đó, miễn hoàn toàn đối với 6 dịch vụ gồm dịch vụ đăng ký niêm yết; đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD); đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng ký thành viên bù trừ.
Giải thích lý do có sự điều chỉnh này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế, xã hội nước ta. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trên thị trường tài chính, dịch Covid-19 cũng đã tác động làm cho thị trường chứng khoán toàn cầu và trong nước giảm điểm mạnh, các nước đang nỗ lực đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế nhưng vẫn chưa đủ để trấn an giới đầu tư.
Trước diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cục Quản lý giá, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các đơn vị thuộc Bộ đề xuất các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong đó việc thực hiện điều chỉnh giảm giá một số dịch vụ chứng khoán là hành động hỗ trợ thị trường chứng khoán trong nước và cần thiết tại thời điểm này.
"Ngay trong ngày 17/3/2020, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp giữa các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án giảm giá và xây dựng dự thảo thông tư, ngày 18/3/2020 Cục Quản lý giá đã trình lãnh đạo Bộ ký ban hành thông tư sửa đổi Thông tư số 127/2018/TT-BTC. Thông tư là một nỗ lực lớn từ phía các cơ quan quản lý với mong muốn phát đi tín hiệu tích cực hỗ trợ thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay", ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết.
Hỗ trợ tối đa cho thị trường
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, sau khi rà soát các mức giá dịch vụ Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) và VSD hiện đang thu trên thị trường chứng khoán (TTCK), Bộ Tài chính đã đánh giá và thực hiện điều chỉnh các loại giá dịch vụ theo hướng không thu hoặc giảm giá đối với những dịch vụ có phạm vi tác động rộng trên toàn thị trường, các loại giá dịch vụ tác động trực tiếp tới tổ chức phát hành, nhà đầu tư đồng thời cũng xét tới khía cạnh cân đối giữa lợi ích của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp dịch vụ là 2 Sở GDCK, VSD (tỷ lệ giảm từ 10% đến 100% tùy từng dịch vụ).
Nhóm dịch vụ giảm 10% tập trung vào các dịch vụ liên quan đến giao dịch và lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư (dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán). Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng đây là các dịch vụ tác động đến toàn bộ thị trường, mặc dù theo đánh giá thì mức giá của các dịch vụ này hiện đang phù hợp, thậm chí là thấp cho với các mức thu tại các thị trường trong khu vực, đồng thời cũng là mức giá đã được điều chỉnh giảm khi ban hành Thông tư 127. Tuy nhiên, xét tới khía cạnh hỗ trợ nhà đầu tư trên diện rộng thì việc giảm nhóm dịch vụ này sẽ có tác động tích cực tới hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nhóm dịch vụ giảm từ 15%-20% tập trung vào nhóm dịch vụ cung cấp trên thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS). Mặc dù các mức giá này cũng mới đưa vào áp dụng từ 15/2/2019 sau thời gian đầu triển khai TTCKPS chưa thu giá dịch vụ nhưng theo đánh giá, một số giá dịch vụ cũng cần xem xét để điều chỉnh giảm cho phù hợp. Việc hỗ trợ giá dịch vụ cho TTCKPS cũng khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ các sản phẩm trên thị trường này với mục đích hỗ trợ phòng ngừa rủi ro khi thị trường cơ sở có biến động giảm.
Nhóm dịch vụ giảm từ 30%-50% tập trung vào các dịch vụ cung cấp cho các tổ chức phát hành (dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm; dịch vụ thực hiện quyền; dịch vụ chuyển khoản chứng khoán; dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này trong việc sử dụng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và nhà đầu tư.
Ngoài ra, một số loại giá dịch vụ quy định theo hướng không thu - miễn hoàn toàn (bao gồm dịch vụ đăng ký niêm yết; đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống trung tâm lưu ký chứng khoan; đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng ký thành viên bù trừ) để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cung ứng dịch vụ chứng khoán cho khách hàng của các tổ chức chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
"Có thể thấy, phạm vi các dịch vụ được giảm giá lần này là khá rộng, mức giảm giá đã được chúng tôi thảo luận, cân đối nhằm hỗ trợ tối đa cho thị trường", ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.
Sẵn sàng giảm nguồn thu để hỗ trợ thị trường
Đánh giá về tác động của lần điều chỉnh giá dịch vụ này, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng, việc điều chỉnh giá dịch vụ chứng khoán là một trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn đã được cơ quan quản lý đưa ra và thị trường cũng đang rất trông chờ động thái này, do đó khi thông tư được ban hành và có hiệu lực ngay sẽ là điểm sáng cho thị trường trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Việc điều chỉnh giá dịch vụ sẽ áp dụng tại các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán nên trước mắt sẽ làm giảm trực tiếp nguồn thu từ các đơn vị này. Tuy nhiên, các đơn vị này rất ủng hộ chủ trương trên và sẵn sàng giảm nguồn thu để hỗ trợ thị trường. Dự kiến việc hỗ trợ giảm giá lần này sẽ áp dụng ít nhất trong vòng hơn 5 tháng. Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch Covid-19, Bộ Tài chính sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng thông tư trong trường hợp cần thiết.
Để tạo hiệu ứng lan tỏa cho thị trường, thông tư sửa đổi cũng quy định các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) trên cơ sở mức giảm giá dịch vụ tại sở GDCK và VSD, thực hiện ngay việc giảm giá dịch vụ tương ứng tại đơn vị mình để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan./.
M.P (Dangcongsan.vn)
Miễn giảm phí chứng khoán: Hụt thu trước mắt, hỗ trợ thị trường lâu dài Việc miễn giảm 15 loại phí dịch vụ chứng khoán trước mắt sẽ làm giảm trực tiếp nguồn thu từ các đơn vị liên quan. Tuy nhiên, các đơn vị rất ủng hộ chủ trương trên và sẵn sàng giảm nguồn thu để hỗ trợ thị trường, giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch COVID-19. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục...