Lỗ hổng chống dịch
Liên tiếp từ đầu mùa hè tới nay, nhiều dịch bệnh diễn ra rất phức tạp và bất thường, khiến nhiều người mắc và tử vong.
Ảnh minh họa
Thông thường đỉnh dịch sốt xuất huyết (SXH) rơi vào giai đoạn tháng 8 – 9, nhưng năm nay, ngay từ tháng 5, số người mắc SXH đã tăng đột biến. Thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận trên 96.000 người mắc SXH, tăng hơn 3 lần so với cả năm 2018.
Nếu như khu vực phía Nam đang “đau đầu” vì SXH tăng chóng mặt thì nhiều địa phương phía Bắc lại quay cuồng với dịch sởi, ho gà, viêm não, thủy đậu. Đáng lưu ý, dịch sởi và ho gà lại diễn ra bất thường, trái mùa khi tiết trời đang mùa hè nóng bức, ngược quy luật mọi năm là bùng phát vào mùa đông xuân.
Ngoài các yếu tố do thời tiết bất thường, biến đổi khí hậu tác động thì ô nhiễm môi trường, tốc độ đô thị hóa nhanh, điều kiện vệ sinh cá nhân kém, thực phẩm không an toàn… cũng là những nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh gia tăng bất thường.
Video đang HOT
Đáng lo hơn chính là ý thức phòng ngừa của nhiều người vẫn rất chủ quan, trong khi dịch bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng vẫn không cho trẻ tiêm chủng đầy đủ vaccine trong chương trình tiêm chủng. Thậm chí, kể cả khi dịch bệnh xảy ra, nhiều phụ huynh, hộ gia đình vẫn coi thường, bất hợp tác với cơ quan y tế và chính quyền địa phương trong việc phun hóa chất xử lý ổ dịch.
Về phía cơ quan y tế và chính quyền địa phương, ở nhiều nơi cũng chưa thực sự quan tâm sâu sát và quyết liệt đối với công tác phòng chống dịch. Trong khi đó, các chế tài xử phạt cá nhân, đơn vị làm phát sinh, lây lan dịch bệnh lại rất hạn chế.
Để ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả, ngành y tế cần tăng cường hệ thống giám sát thường xuyên, đảm bảo kịp thời phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên để xử lý ổ dịch. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc phòng chống dịch bệnh. Cùng với đó, các cấp chính quyền cần coi công tác chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
MINH KHANG
Theo SGGP
Khánh Hòa: Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Từ đầu năm 2019 đến nay, Khánh Hòa đã có một ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết, là địa phương có số ca mắc cao nhất khu vực miền Trung.
Ca sốt xuất huyết nặng phải sử dụng máy thở, đang được điều trị tại phòng hồi sức Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Hiện, số ca mắc sốt xuất huyết tại Khánh Hòa tuy giảm nhưng lại gia tăng nhiều ca bệnh nặng, mặc dù chưa phải là mùa cao điểm của dịch.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho thấy, từ đầu năm đến ngày 17/7, toàn tỉnh ghi nhận hơn 6.942 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (có 1 ca tử vong vào tháng 4/2019), phát hiện và xử lý hơn 340 ổ dịch. So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc tăng hơn 5 lần, số ổ bệnh tăng gấp 8 lần. Khánh Hòa là tỉnh có số ca mắc đứng đầu khu vực miền Trung.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, năm nay bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh có diễn biến bất thường. Những năm trước, thông thường đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 9, 10, giảm dần ở các tháng cuối năm và những tháng đầu năm sau. Tuy nhiên, năm 2019, bệnh sốt xuất huyết lại phát triển mạnh vào những tháng đầu năm. Từ tháng 1 - 3/2019, toàn tỉnh ghi nhận từ 1.040 ca đến hơn 2.230 ca/tháng (gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ); từ tháng 4 - 6 số ca mắc giảm, dao động từ 490 - 600 ca/tháng (gấp 5 lần). Sang đến tháng 7, số ca mắc có xu hướng tăng, giảm theo tuần. Chỉ 3 tuần của tháng 7, toàn tỉnh ghi nhận 550 ca mắc; trong đó, tuần mới nhất (từ ngày 10-17/7) mắc 194 ca, giảm so với tuần trước (204 ca).
Bác sỹ Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời gian vừa qua, diễn biến bệnh sốt xuất huyết tại bệnh viện khá phức tạp. Trong tháng 7, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 15 ca nhập viện, tuy không tăng đột biến về số ca mắc so với các tháng trước, nhưng hầu hết các ca nhập viện trong tháng đều thuộc dạng bệnh nặng, có nguy cơ biến chứng, tử vong cao. Do đó, công tác điều trị, khống chế bệnh có phần gặp khó khăn.
Cũng theo bác sỹ Nguyễn Đông, tuy không phải là mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết nhưng hiện tại Khánh Hòa đang có thời tiết nắng mưa thất thường. Do đó, khi người dân có biểu hiện bất thường, nóng sốt cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tránh tình trạng nhập viện khi bệnh phát triển theo chiều hướng nặng.
Ngành Y tế Khánh Hòa cho biết, mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết đang được kiểm soát và có chiều hướng giảm so với đầu năm, nhưng, theo chu kỳ của dịch bệnh, khả năng trong những tháng đầu mùa mưa năm 2019 (từ tháng 8 trở về sau) số ca mắc sẽ tăng trở lại. Vì vậy, ngành luôn chú trọng việc phòng chống bệnh, tập trung nguồn lực can thiệp đón đầu trước khi dịch xảy ra.
Thời gian qua, cùng với các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể của tỉnh, ngành Y tế đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền và diệt lăng quăng hàng tuần, hàng tháng tại khu dân cư, nhà dân. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa tiến hành phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở các xã, phường có nguy cơ cao bùng phát bệnh; đồng thời, giám sát, phát hiện sớm, xử lý ổ bệnh kịp thời, triệt để.
Theo ông Nguyễn Đình Thoan, Phó Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, để công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả hơn nữa người dân phải chủ động trong phòng chống dịch, giữ vệ sinh môi trường sạch, chủ động diệt muỗi, lăng quăng tại hộ gia đình để phòng bệnh. Các đơn vị nhà nước có vai trò, chức năng trong phòng, chống dịch cần có chế độ đãi ngộ hợp lý. Đối với những trường hợp không làm hết trách nhiệm, thậm chí là người dân để bùng phát dịch, cũng cần có chế tài phù hợp. Ngoài ra, đối với các công trình xây dựng đang thi công - nơi có nguy cơ bùng dịch cao ở đô thị, phải có chế tài quy định chủ thầu các công trình xây dựng có trách nhiệm thực hiện diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi tại các công trình đang thi công.
Tin, ảnh: Phan Sáu
Theo TTXVN
Hạn chế tử vong vì sốt xuất huyết, không thể lơ là phòng chống Sốt xuất huyết đang lây lan với tốc độ chóng mặt, cả nước có hơn 96.000 ca mắc, tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2018 và đã có 7 ca tử vong. Bộ Y tế phải họp khẩn về tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam, đồng thời Bộ trưởng có công văn đề nghị...