Lỗ hổng chậm cách ly bệnh nhân COVID-19 thứ 100
Ca bệnh COVID-19 thứ 100 của Việt Nam là nam, 55 tuổi, địa chỉ ở Q.8 (TP.HCM). Từ ngày 4 đến 17-3, ông đi lễ 5 lần/ngày tại thánh đương Hôi giáo Jamiul Anwar (số 157B/9 Dương Bá Trac, P.1, Q.8).
Người dân khu vực cách ly trong hẻm tại đường Dương Bá Trạc, quận 8 – Ảnh: MINH HÒA
Điều đáng nói là 14 ngày sau khi bệnh nhân thứ 100 về nước, lực lượng chức năng TP.HCM mới phát hiện, hướng dẫn cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Ngày 23-3, ông Nguyễn Nha Kha – chánh văn phòng UBND Q.8 – cho biết tới ngày 16-3, khi thông tin ca bệnh COVID-19 thứ 61 ở Ninh Thuận được công bố, ban chỉ đạo phòng chống dịch của quận mới chủ động rà soát trên địa bàn quận người đi dự lễ hội tôn giáo tại Malaysia.
Lúc đó, quận ghi nhận 5 trường hợp nhưng không có tên bệnh nhân thứ 100. Đến ngày 17-3, quận mới nhận được danh sách đầy đủ và chỉ đạo các phường rà soát, kiểm tra sức khỏe những người liên quan.
Dù đến thời điểm nhận thông báo, bệnh nhân thứ 100 đã hết thời hạn cách ly, cơ quan chức năng Q.8 vẫn đề xuất lấy mẫu xét nghiệm gửi cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM làm xét nghiệm COVID-19.
Vậy trước khi có danh sách của Ban tôn giáo TP.HCM ngày 17-3, quận có nhận được chỉ đạo về rà soát người tham gia lễ hội tôn giáo tại Malaysia hay không?
Ông Kha cho biết: “Không nhận được chỉ đạo nào”. Ông Kha cho biết thêm lúc bệnh nhân này về nước chưa có công bố dịch ở Malyasia và trước ngày 16-3 không có chỉ đạo nên quận không rà soát để yêu cầu cách ly.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo TP.HCM cho biết từ ngày 12-3, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có công văn yêu cầu ban đại diện rà soát danh sách những người tham dự lễ hội tôn giáo tại Malaysia.
Đến ngày 14-3, ban đại diện đã rà soát và ghi nhận bệnh nhân thứ 100 có tham dự lễ hội tôn giáo tại Malaysia. Tuy nhiên, do hầu hết người dân đi dự lễ hội tự túc bằng đường du lịch, không thông qua ban đại diện nên việc rà soát toàn bộ người đi gặp khó khăn.
Video đang HOT
Mãi đến ngày 16-3, ban đại diện mới thống kê sơ bộ được 34 người trên địa bàn TP có dự lễ hội tại Malaysia và gửi cho Ban Tôn giáo Chính phủ. Đến nay, cập nhật danh sách thêm 6 người.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ xác nhận có gửi công văn cho Ban Tôn giáo và ban đại diện cộng đồng Hồi giáo các địa phương yêu cầu rà soát và hướng dẫn người đi từ lễ hội tôn giáo tại Malaysia tự cách ly, khai báo y tế và làm xét nghiệm liên quan.
Vậy lỗ hổng ở đâu dẫn đến phát hiện và cách ly chậm bệnh nhân thứ 100? Vị này nói: “Mỗi địa phương có những phương án rà soát riêng nên chỉ địa phương mới trả lời rõ. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, cũng phải chia sẻ chính quyền địa phương quá áp lực, nhiều việc”.
Bến Tre có ca nhiễm đầu tiên, tỉnh cách ly gần 1.600 người
Sáng 23-3, ông Ngô Văn Tán – giám đốc Sở Y tế Bến Tre – cho biết sau khi phát hiện bệnh nhân M.T.N.T. (17 tuổi, ngụ ấp Thừa Lợi, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, Bến Tre) dương tính với virus corona, ngay trong ngày tỉnh đã ra quyết định cách ly gần 1.600 người dân quanh khu vực T. cư trú. Đây là ca thứ 123 nhiễm COVID-19 ở VN.
Ngày 17-3, T. từ Sarawak, Malaysia nhập cảnh về Việt Nam bằng đường hàng không, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), số hiệu chuyến bay BI381. Sau khi xuống sân bay, 15h30 cùng ngày, T. đi xe khách Công Tạo mang biển số 51B-142.48 về huyện Bình Đại.
Đi cùng T. trên chuyến xe khách này có 11 người khác. Trên đường về và sau khi đến nhà, T. đã tiếp xúc với một số người, trong đó có mẹ ruột (cùng địa chỉ) và một người bạn ngụ ấp 4, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại.
Do người tiếp xúc gần F1 đã di chuyển rộng trong ấp nên các ban, ngành đã thống nhất phương án cách ly, phong tỏa phạm vi toàn bộ ấp Thừa Lợi, xã Thừa Đức.
Đồng thời chọn Trường THPT Thạnh Phước (xã Thạnh Phước) làm nơi cách ly tập trung của huyện Bình Đại. Ấp Thừa Lợi hiện có khoảng 700ha với 480 hộ, 1.588 nhân khẩu.
Chuyện này sẽ không xảy ra nếu T. được cách ly ngay khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất. MẬU TRƯỜNG
TIẾN LONG – XUÂN MAI
Nhân nhượng với đối tượng trốn cách ly là tự sát cộng đồng
Giữa lúc "nước sôi lửa bỏng", "chống dịch như chống giặc" này thì chần chừ, nhân nhượng với hành vi trốn cách ly giống như sự "tự sát cả cộng đồng"!
Trong khi nhân dân cả nước gồng mình chống lại "giặc dịch" Covid 19 bằng mọi biện pháp.
Trong khi các thầy thuốc đang đối mặt với hi sinh, thử thách để cứu người bệnh.
Trong khi hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ lực lượng vũ trang nhường chỗ ăn, chỗ nghỉ.
Trong khi đồng bào cả nước và các nhà hảo tâm liên tục đóng góp tiền của cho công tác phòng chống dịch bệnh, cho việc cách ly thì cay đắng thay, có một số người phá hoại nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân bằng cách trốn cách ly.
Những đối tượng này phải bị xử phạt ngay và nghiêm khắc. Chỉ có như vậy, công cuộc phòng chống dịch bệnh mới thành công.
Gần đây nhất, theo thông tin từ báo Dân trí, một người đàn ông nhiễm Covid 19 (thứ 100) 55 tuổi, tại TP HCM, dương tính sau khi dự thánh lễ Hồi giáo tại quốc gia láng giềng đã được hướng dẫn tự cách ly tại nhà vì những nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh đã không tuân thủ các khuyến cáo cách ly của cơ quan chức năng. Trong thời gian từ ngày 4/3 đến ngày 17/3, bệnh nhân đã liên tục đi lễ tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar - số 157B/9 Dương Bá Trạc, phường 1, quận 8, TPHCM.
Đây là hành vi vô cùng nguy hiểm bởi nếu công cuộc phòng chống dịch như tấm lưới, chỉ cần một lỗ hổng nhỏ, toàn bộ nỗ lực sẽ đổ sông, đổ biển.
Với sự lây lan "như tên bắn" của Covid 19, qua hơn 10 ngày với nhiều cuộc tiếp xúc ở chỗ đông người, sự lây lan có thể là rất lớn và khó kiểm soát.
Đây là hành vi vi phạm pháp luật bởi theo LS Đặng Văn Cường (Trưởng VP luật sư Chính Pháp) cho biết, quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 nêu rõ, nếu đối tượng nằm trong diện cách ly không tự nguyện chấp hành hoặc bỏ trốn khỏi nơi cách ly thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính 5.000.000-10.000.000 đồng và tiếp tục bị buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Trong trường hợp dẫn đến lây nhiễm bệnh cho người khác, sẽ bị xử lý hình sự và bị phạt tiền 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm theo Điều 240 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 qui định.
Đặc biệt, làm lây lan dịch bệnh có thể bị phạt tù 5 năm đến 10 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết người.
Bị phạt tù 10 năm đến 12 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 2 người trở lên.
Vì thế, dù chưa có kết quả của việc lây nhiễm và dù đang trong thời kỳ điều trị, theo tôi, trước mắt cần xử phạt "nóng" (như Hàn quốc đã áp dụng) đối tượng này với mức 5 - 10 triệu đồng. Nếu sau này phát hiện để xảy ra sự cố lớn, có thể sẽ tiếp tục xử lý theo qui định của pháp luật.
Đó cũng là đề nghị của BS. Trương Hữu Khanh - chuyên gia trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM.
"Đây là hành vi nguy hiểm, đe dọa an toàn của cả cộng đồng, dù đang mắc bệnh nhưng hành vi này của người bệnh cần phải xử phạt nóng để làm gương cho những người khác". BS Khanh nói.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết sẽ có biện pháp mạnh hơn trong vấn đề gây khó khăn cho công tác chống dịch cũng như bất hợp tác khi được yêu cầu cách ly đồng thời chỉ đạo Sở Tư pháp nghiên cứu, đề xuất tham mưu cho TP quy trình cưỡng chế cách ly tại nhà hay tập trung, nghiên cứu biện pháp xử lý và xử phạt hành chính người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi đông người để có tính răn đe.
Tại nước Nga, ông Tổng thống Putin nói rất ngắn gọn: "Hoặc bạn ở nhà 15 ngày, hoặc bạn ở tù 5 năm".
Bùi Hoàng Tám
Quận 8 cách ly tiếp 129 người liên quan bệnh nhân thứ 100 Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận 8, TP.HCM cho biết, đã đưa đi cách ly tập trung thêm 129 trường hợp liên quan đến bệnh nhân thứ 100. Trao đổi với VietNamNet trưa nay, đại diện UBND quận 8 cho biết, liên quan đến bệnh nhân 100, quận đã đưa đi cách ly tập trung tại kí túc xá ĐH Quốc...