Lo gà nhập khẩu đánh bật gà nội, Cục trưởng Chăn nuôi nói “không sợ”
“Dù trong khó khăn, chúng ta vẫn phải có niềm tin sẽ làm được. Thực tế là thịt gà Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường ưa thích nên chúng ta không sợ”, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói.
Tại Diễn đàn nông dân Quốc gia lần thứ IV “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới”, ông Nguyễn Văn Công, nông dân xuất sắc tỉnh Nam Định năm 2019 cho biết, hiện gia đình ông đang có trang trại gà đẻ lớn nhất Nam Định rộng 4ha, nuôi 40.000 con gà, mỗi ngày cho thu 35.000 quả trứng, tổng doanh thu 24 tỷ đồng/năm. Là nông dân sản xuất quy mô lớn, song ông Công cũng bày tỏ những băn khoăn khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng, ký kết các hiệp định CPTPP và EVFTA.
“Bên cạnh các lợi thế mà chúng ta đã nhắc đến nhiều, thì tôi được biết chúng ta cũng phải đánh đổi, khi có nhiều mặt hàng, sản phẩm chăn nuôi của các nước xuất khẩu vào nước ta sẽ có mức thuế suất bằng 0%, đặc biệt là đối với các sản phẩm trứng, sữa. Để bảo vệ sản xuất trong nước và vẫn thực hiện đúng các cam kết đã ký kết, chúng ta sẽ có các hàng rào kỹ thuật như thế nào? Nhà nước sẽ hỗ trợ chúng tôi như thế nào để giá thành sản xuất ở mức thấp, cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu?”, ông Công nêu câu hỏi.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)
So với các nước trong CPTPP hay EVFTA, thì Newzealand, Úc, hay châu Âu đều có lợi thế về chăn nuôi, nhiều nước 80% sản phẩm nông nghiệp là chăn nuôi, nền sản xuất mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Nông dân Việt Nam không trồng trọt, không chăn nuôi thì sẽ làm gì? Sản xuất hiện nay cái gì cũng có thử thách, nhưng vẫn có thời cơ cho chúng ta. Các hàng rào kĩ thuật, thuế quan, chúng ta đã nghiên cứu kĩ về lí thuyết, vấn đề là thực thi như thế nào.Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Văn Công, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho biết: Câu hỏi này đúng là băn khoăn thời sự của không chỉ ngành chăn nuôi mà cả các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi được đánh giá là sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
“Hiện trong chăn nuôi, lĩnh vực sữa, trứng là 2 lĩnh vực tiên tiến, trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, chúng ta phải chấp nhận các hàng rào mà các nước đặt ra. Việc tuân thủ các quy định về chất cấm, hóc môn tăng trưởng, dư lượng kháng sinh chúng ta đang làm quyết liệt, nhưng quan trọng nhất là người chăn nuôi phải làm ra sản phẩm rẻ hơn, chất lượng hơn và truy xuất được nguồn gốc”, ông Dương nói.
Theo ông Dương, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng, chưa quen dùng thịt mát, đối với thịt gà, vẫn thích ăn gà ta thả vườn, nuôi 5-6 tháng chứ không phải nuôi kiểu công nghiệp 45 ngày đã xuất chuồng. Vì vậy, nông dân chúng ta cần làm sao để biến sản phẩm thịt gà này thành lợi thế.
“Tôi tin chúng ta làm được, có thể năng suất chăn nuôi không cao bằng châu Âu, châu Mỹ nhưng phải đạt được tầm khu vực. Giá thành cũng phải cạnh tranh, khi các nước xuất sản phẩm sang nước ta mới có thể không lo bị đánh bật. Người nông dân cố gắng cùng cơ quan quản lí, các hiệp hội, ngành hàng dẫn dắt người nông dân sản xuất đúng hướng”, ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, hễ nói tới chăn nuôi, chúng ta sẽ hình dung ngay ở Việt Nam nhà nào cũng có chuồng gà, chuồng lợn, với 11 triệu hộ nông dân. Nhưng bây giờ, không nói tới chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nữa, mà là chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp.
“Phải khẳng định lại một lần nữa là không thể không làm chuỗi sản xuất; các ngành hàng, thành viên trong chuỗi sẽ cùng nhau chia sẻ về lợi nhuận, rủi ro, truy xuất được nguồn gốc. Chuỗi liên kết là việc tất yếu phải làm, qua đó gắn với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Hộ làm ăn nhỏ lẻ không thể làm ăn trực tiếp với doanh nghiệp được đâu, mà phải liên kết thành nhóm hộ, hợp tác xã, tăng quy mô, chuyên nghiệp thì mới làm ăn được với doanh nghiệp”, ông Dương nói.
Hạ tầng đầu tư công nghiệp cho chăn nuôi đang ngày càng được đầu tư mạnh với kỹ thuật, công nghệ không hề kém cạnh các nước phát triển. Các hộ chuyên nghiệp phải có công nhân kĩ thuật làm chăn nuôi, học nghề đàng hoàng. Chỉ có vậy mới giảm được giá thành, tăng năng suất.
“Tôi tin với 7 vùng sinh thái của chúng ta như hiện nay, sẽ làm ra được nhiều sản phẩm thịt gà, thịt lợn hay thủy sản ngon. Dù trong khó khăn, chúng ta vẫn phải có niềm tin sẽ làm được. Thực tế là thịt gà Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường ưa thích nên chúng ta không sợ”, ông Dương nhấn mạnh.
Diệu Thùy
Theo Infonet
Bloomberg: Đúng như dự báo, Việt Nam đã lọp top 7 xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Theo dư liêu tư Cuc điêu tra dân sô Hoa Ky, Việt Nam, với mức tăng 34% tương đương 10,9 tỷ USD - đa nhay từ vi tri thứ 12 sang thứ 7 trong danh sách các nhà cung cấp hang đâu cho Mỹ.
Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đã giảm 12,5% trong năm tính đến tháng 8, Cục điều tra dân số cho biết hôm 4/10, trong khi mua hàng từ Mexico - nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ hai cho Mỹ - đã tăng mức tăng lớn nhất.
Các dữ liệu cho thấy cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tao ra khe hở cho các nhà xuất khẩu khác tham gia vao. Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chính của Hoa Kỳ, nhưng vị trí dẫn đầu của họ đa săp phai nhương cho Mexico.
Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 43,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018, trong khi mua hàng từ Mexico tăng 5,5%, tương đương 12,4 tỷ USD.
Việt Nam, với mức tăng 34% tương đương 10,9 tỷ USD - đa nhay từ vi tri thứ 12 sang thứ 7 trong danh sách các nhà cung cấp hang đâu cho Mỹ.
Tuy nhiên Bô Công Thương Viêt Nam lai cho răng, xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể tăng từ 7% đến 7,5% so với năm 2018, mức giảm mạnh so với hai năm trước chủ yếu là do căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở một số quốc gia làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Việt Nam.
Doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng 8.2% trong 9 tháng đầu năm 2019 so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu tăng 8,9%. Xuất khẩu của Việt Nam 2018 đã tăng 13,3% so với cung ky trước đó, trong khi năm 2017 tăng 21,8%, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh kêu gọi các công ty đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đối phó với khó khăn và tăng các chuyến hàng vào cuối năm 2019.
Hoang An
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Được IFC rót 8 triệu USD và hỗ trợ xuất khẩu, Nafoods Group muốn nới room ngoại lên 100% Việc nới room ngoại tiếp nối ký kết giữa Công ty với IFC vào tháng 6 mới đây. Trong đó, ngoài việc rót vốn 8 triệu USD thông qua cổ phần ưu đãi, IFC cũng sẽ hỗ trợ Nafoods nâng cao công suất chế biến trái cây, mở rộng thị trường xuất khẩu... CTCP Nafoods Group (HoSE: NAF) vừa công bố Nghị quyết...