Lộ đoạn “tám” chuyện giữa các giám đốc và chủ tịch nổi tiếng về topic làm chủ hay làm thuê gây tranh cãi: Hoá ra các sếp nghĩ thế này
Bên cạnh 2 Guru chia sẻ trực tiếp, những doanh nhân “máu mặt” khác cũng tham gia vào chủ đề hay ho này trong MoneyTalk.
Làm chủ hay làm thuê nói ra đều dễ nhưng để có cái nhìn đúng đắn thì phải cần đến những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm dày dặn. Nhưng tìm ở đâu thì chẳng mấy ai biết. Có lẽ cũng vì thế nên ngay sau khi chương trình Tự do Tài chính – MoneyTalksố đầu tiên ngày 10/12 lên sóng với 2 Guru chia sẻ trực tiếp là ông Trần Thanh Tân – Founder và Phó Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam (DCVFM) và bà Nguyễn Thị Mai Thanh – TGĐ Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE về chủ đề này, dân tình đã rần rần bàn tán, chia sẻ khắp nơi.
Ông Trần Thanh Tân – Founder và Phó Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – TGĐ Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE
Host của chương trình – BTV Ngọc Trinh
Bên cạnh những chia sẻ của các Guru, netizen cũng đổ dồn sự chú ý vào một cuộc hội thoại bên dưới topic về chủ đề làm chủ – làm thuê này. Bởi lẽ nếu “soi” kỹ, những comment hỏi đáp bên dưới đều là của các doanh nhân “máu mặt” trong giới tài chính.
Cuộc hội thoại gây chú ý trong livestream MoneyTalk số đầu về chuyện làm thuê hay làm chủ
Cụ thể, comment đầu tiên: “Ai cũng muốn làm chủ thì ai sẽ là người làm thuê” là của ông Dương Mạnh Tiến – Giám đốc kinh doanh Miền Bắc của Daikin VietNam. Ông Mạnh Tiến cũng được dân tình biết đến qua việc từng “thần tốc” lắp đặt hệ thống điều hòa không khí tại Bệnh viện dã chiến Hồi sức tích cực Hoàng Mai – Hà Nội trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.
Ông Dương Mạnh Tiến – Giám đốc kinh doanh Miền Bắc của Daikin VietNam
Comment nhận được rất nhiều lượt like của netizen với quan điểm sâu sắc: “Các Guru đấy cũng đang đi làm thuê đấy chứ. Chị Thanh làm thuê cho cổ đông trong đó có chị ấy. Còn anh Tân làm thuê cho quỹ công ty anh ấy quản lý” lại là của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI. Ông Duy Hưng được biết đến như một trong những “ông trùm” của sàn chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra ông cũng thường xuyên đưa ra nhiều quan điểm về tài chính khiến giới trẻ phải gật gù về đầu tư, kinh doanh.
“Ông trùm chứng khoán” Nguyễn Duy Hưng cũng tham gia vào cuộc hội thoại này
Nhân vật nữ hiếm hoi xuất hiện trong đoạn hội thoại cũng khiến dân tình choáng váng với profile khủng. Đó chính là bà Hoàng Thị Thu Hương – “rich kid” nổi tiếng đất Hà Nội kiêm CEO của tập đoàn Hạ tầng đô thị. Bà Hoàng Hương nổi tiếng với câu chuyện bỏ cuộc sống sang chảnh, hàng hiệu và dịch vụ 5 sao để ra Phú Quốc bán cơm bình dân, xây dựng lên cơ ngơi BĐS cả nghìn tỷ.
Video đang HOT
CEO Tập đoàn Hạ tầng đô thị – Hoàng Thị Thu Hương cũng góp vui
Có thể nói cuộc hội thoại đơn giản này lại vô cùng thú vị nhờ những cái tên “máu mặt” góp vui. Người chia sẻ lẫn người “núp lùm” theo dõi, họ đều những ông bà trùm tài chính và đưa ra những câu hỏi – câu trả lời đều rất đáng suy ngẫm. Để có được một “hội nghị bàn tròn”, chia sẻ và trao đổi những vấn đề đang được giới trẻ quan tâm về công việc, kinh doanh – đầu tư như thế này đúng thật là chuyện “ngàn năm có một”. Qua đó, phần nào cũng thấy rõ được sức hút không tưởng của Tự do Tài chính – MoneyTalk – đến các ông – bà trùm còn theo dõi, tranh luận, người trẻ đừng bỏ lỡ nhé!
“Tự do tài chính” là một sản phẩm talkshow truyền hình đầu tiên của Việt Nam, cung cấp cho người xem kiến thức bài bản, bổ ích về quản lý tài chính cá nhân, cũng như những thông tin phong phú hấp dẫn về thế giới tài chính Việt Nam và quốc tế.
Là sự kết hợp giữa dạng talkshow truyền hình và hình thức streaming trực tiếp, “Tự do tài chính” là chương trình kế thừa những thành tựu TV show đặc sắc của thế giới, từ đó cấu trúc lại để phù hợp với văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
Host của chương trình là biên tập viên Dương Ngọc Trinh – gương mặt đã định hình dấu ấn 15 năm quen thuộc nhưng cũng đầy biến hoá của Bản tin Tài chính Kinh doanh (VTV1), cũng đồng thời là gương mặt đình đám trong giới đầu tư trẻ.
Điều đặc biệt nhất, chuyên gia trong chương trình đều là những Guru khủng trong giới tài chính – kinh doanh, như lãnh đạo các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp… hàng đầu Việt Nam.
“Tự do tài chính” sẽ nói cho khán giả trẻ – những người đang có năng lực tư duy tốt nhất về đồng tiền, về các vấn đề cơ bản nhất trong quản trị tài chính cá nhân, đó là Kiếm tiền – Tiêu tiền – Đầu tư – Tiết kiệm. Với dàn cố vấn siêu khủng, gương mặt host siêu “hot” cùng xuất hiện trên kênh digital của Đài Truyền hình Việt Nam, MoneyTalk được kỳ vọng sẽ trở thành chương trình giải trí về tài chính đầu tiên và số 1 của Việt Nam.
Số phát sóng đầu tiên: 20h, thứ Sáu hàng tuần, bắt đầu từ ngày 10/12/2021
Livestream trên Fanpage Trung tâm tin tức VTV24 và Fanpage VTV24 Money
Ảnh: Tổng hợp
9x làm văn phòng chơi chứng khoán: Mang 80% thu nhập đi đầu tư, 1 năm là mua được nhà 2,5 tỷ
Với nhiều bạn trẻ, đầu tư nhanh như chơi chứng khoán đang là một cách để "thăng tiến" tài chính tốt hơn việc gửi tiết kiệm ngân hàng.
Sự độc lập tự chủ trong lối suy nghĩ này cũng giúp họ tự do tài chính sớm hơn.
30 tuổi, Nguyễn Thanh Mai (sinh năm 1991) hiện đang làm trợ lý giám đốc của một công ty truyền thông lớn tại Hà Nội và vừa sở hữu cho riêng mình 1 căn hộ có trị giá 2,5 tỷ. Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc vì sao Mai lại sớm sở hữu một bất động sản lớn khi mới ở độ tuổi trẻ như vậy. Câu trả lời chính là: Mai đầu tư chứng khoán.
Nhiều người trẻ nhận định, đầu tư chứng khoán không cần một số lớn như đầu tư bất động sản, cũng không giống với đầu tư vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng để sinh lời từ từ. Mà chỉ cần vài triệu là bạn có thể bắt đầu chơi chứng khoán rồi. Nếu người đó biết cách mua, lối chơi thông minh, đúng thời điểm đúng lúc có thể mang tới lãi lời khủng gấp đôi, thậm chí là gấp n lần.
Hiểu được rất rõ điều này, mỗi tháng Thanh Mai thường dành tới 80% thu nhập của mình để đầu tư, số còn lại sẽ dành để chi tiêu cho cuộc sống cá nhân. Chính sự độc lập tự chủ trong tài chính và suy nghĩ đầu tư từ sớm giúp Mai có được thành quả như hiện tại. Cùng bắt đầu trò chuyện với nhà đầu tư trẻ này để hiểu rõ hơn cách bạn ấy đã hiện thực hóa việc mua nhà bằng những quyết định đầu tư chứng khoán đúng đắn của mình ra sao.
Nguyễn Thanh Mai (sinh năm 1991) hiện đang làm trợ lý giám đốc của một công ty truyền thông lớn tại Hà Nội và vừa sở hữu cho riêng mình 1 căn hộ có trị giá 2,5 tỷ chờ chơi chứng khoán.
Chào Mai, bạn bắt đầu chơi chứng khoán như thế nào?
Bản thân Mai đến với chứng khoán cũng coi như là một cái duyên. Quan điểm của mình thì luôn muốn bản thân phải độc lập về tài chính, làm chủ cuộc sống nên luôn cố gắng nỗ lực làm việc. Cuối năm ngoái mình có được tặng 1 cuốn sách khá hay về quản lí tài chính cá nhân cho phụ nữ, có 1 chương để lại cho mình ấn tượng khá sâu sắc. Nó gần như thay đổi hoàn toàn về cách mà mình tư duy về tài chính, quản lí tiêu dùng cá nhân, nguồn thu nhập thụ động với cả đầu tư. Và mình bắt đầu với chứng khoán từ đó.
Bạn có ai hướng dẫn chơi không hay là tự tìm hiểu?
Ban đầu mình có tìm hiểu qua 1 số kênh Youtube, đọc Ebook, hầu hết đều là những kiến thức khá là cơ bản, dễ hiểu thôi. Sau khi nắm được những kiến thức cơ bản rồi thì mình bắt đầu mở tài khoản. May mắn là mình có nhiều bạn bè chơi thân am hiểu về chứng khoán, cũng như làm việc trong các công ty về chứng khoán nên được chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức khá nhiều. Giai đoạn tìm hiểu này cũng đỡ chật vật hơn 1 chút.
Chứng khoán đến với Mai rất tình cơ. May mắn cô bạn có nhiều bạn bè chơi thân am hiểu về chứng khoán, cũng như làm việc trong các công ty về chứng khoán nên được chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức khá nhiều.
Tới thời điểm hiện tại, bạn đã chơi chứng khoán được bao lâu rồi?
Tính ra cũng gần 1 năm mình bén duyên với trường chứng khoán rồi. Nhưng việc đầu cơ cũng không quá liên tục, bởi nguyên tắc quản trị rủi ro của bản thân mình.
Trong quá trình chơi chứng khoán, Mai thấy điều gì là khó khăn nhất?
Không chỉ riêng chứng khoán, mà các công việc khác nhau đều có những khó khăn nhất định. Nhưng với chứng khoán thì có lẽ đặc thù hơn 1 chút. Chắc là... thị trường quá nhiều thông tin gây nhiễu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định của mình. Thị trường thì biến động quá nhanh, nên mình sẽ khó bắt nhịp được.
Bản thân mình trước đây là một người khá là nóng vội, nên khi dấn thân vào thị trường chứng khoán đòi hỏi tính kiên nhẫn cao thì cũng mất khá nhiều thời gian để bắt nhịp được.
Khó khăn lớn nhất với Thanh Mai là thị trường chứng khoán có quá nhiều thông tin gây nhiễu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định, sự biến động cũng quá nhanh, nên sẽ khó bắt nhịp được.
Bạn thường chọn mua những mã chứng khoán như thế nào?
Bạn bè thường hay gọi mình là người chơi hệ tâm linh vì thích mã nào mua mã đó. Lúc ban đầu mình chưa hiểu nhiều, nên thường bị cuốn theo thị trường, ai kêu mã nào mình mua mã đó. Sau dần mình cũng có kinh nghiệm trong cách chọn những mã cổ phiếu có cơ bản tốt và được hưởng lợi từ các chính sách.
Bạn có chiến lược mua và đầu tư chứng khoán cụ thể nào không nhỉ?
Có một phương pháp mà anh em trong thị trường hay nói đùa với nhau là "bí quyết cái nón" thì hiện tại mình cũng đang áp dụng cách này thường xuyên.
Cách này tức là mình sẽ đánh giá vĩ mô 1 chút về thị trường hiện tại, sau đó chọn ngành, chọn cổ phiếu phù hợp với trend. Phương pháp này làm cho những quyết định của mình có cơ sở hơn, cũng như đánh giá đúng được tiềm năng của những cổ phiếu mình chọn.
Mai đánh giá, phụ nữ khi đầu tư và chơi chứng khoán có những ưu và bất lợi gì?
Mình nghĩ phụ nữ có thể không liều lĩnh như đàn ông, nên khi chơi họ sẽ có những nguyên tắc quản trị rủi ro riêng. Điều này sẽ giúp an toàn hơn, nhưng việc tạo ra đột phá cũng khó hơn.
Tới thời điểm này, Mai có thể tiết lộ một chút về thành quả chơi chứng khoán sau 1 năm?
Đầu tiên chắc phải kể đến việc thay đổi tính cách. Từ khi chơi chứng khoán thì mình trở nên điềm tĩnh hơn 1 chút, luôn cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định, mà điều này đối với việc đầu tư cũng khá là quan trọng.
Còn nói về thành quả tài chính thì chắc là việc Mai tự đứng tên căn hộ của riêng mình. Căn hộ có giá 2,5 tỷ. Mai nghĩ đây là thành quả lớn nhất trong một năm vừa qua. Đây cũng là một nền tảng để mình có thêm sự ghi nhận của gia đình trong con đường phát triển sự nghiệp.
Có thể, với nhiều người thì đây không phải thành quả quá lớn, nhưng đối với bản thân mình thì đây là cả một sự nỗ lực trong việc tư duy tài chính, cũng như thay đổi tư duy đầu tư kiểu truyền thống. Nó là một cột mốc đáng nhớ trong những quyết định đầu tư ở thời điểm hiện tại và sau này.
Theo Mai, phụ nữ có thể không liều lĩnh như đàn ông, nên khi chơi họ sẽ có những nguyên tắc quản trị rủi ro riêng. Điều này sẽ giúp an toàn hơn, nhưng việc tạo ra đột phá cũng khó hơn.
Một vài kinh nghiệm quý giá nào được đúc kết, Mai có thể chia sẻ tới các chị em đang muốn chơi chứng khoán nhưng còn chưa biết bắt đầu tư đâu?
Với bối cảnh dòng tiền quay vòng rất nhanh như hiện tại thì mình thấy đừng nên đứng núi này trông núi nọ. Không mua đuổi, quản trị rủi ro tốt danh mục và kiên nhẫn với những phân tích cơ bản và lựa chọn nền giá mua phù hợp đối với các mã cổ phiếu.
Một phần nữa Mai nghĩ chị em phải dần làm quen với khái niệm mới là "quản trị cảm xúc" bởi cảm xúc là điểm yếu của quá trình đầu tư, các chị em cần tiết chế mặt này để có thể tỉnh táo hơn trong các quyết định mua - bán của mình.
Cảm ơn Mai và chúc bạn có nhiều sức khỏe, tiếp tục những thành công mới trong việc đầu tư của mình.
Ảnh: NVCC
Nữ sinh 22 tuổi mua được nhà, hiện có cả tỷ đồng trong tay: Đầu tư là chìa khóa của thành công về tài chính Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô gái đã làm nhiều việc khác nhau để tăng thu nhập, đồng thời bắt đầu mua cổ phiếu. Năm 2019, Natasha - một nữ sinh viên đến từ Perth (Úc) đã mua được một căn hộ và trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu đạt tự do tài chính. Hiện cô gái 24 tuổi tích...