Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc
Một trong những loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho đến năm 2040 là tên lửa DJ-31 và biến thể JL-2.
Hướng phát triển cũng như tốc độ phát triển các loại tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong thế kỉ 21 luôn là một chủ đề hào hứng và hóc búa đối với các chuyên gia quân sự thế giới. Trung Quốc đã vận dụng rất nhiều những tiêu chuẩn để bảo đảm bí mật quân sự và Liên Xô trước đây đã gặp phải một vấn đề nan giải trong việc đánh giá khả năng quân sự và xu hướng phát triển lực lượng vũ trang cũng như vũ khí của Trung Quốc.
DF-31 là một trong những thành tựu nổi bật trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Công cuộc nghiên cứu loại tên lửa này bắt đầu từ giữa những năm 80, với mục đích thay đổi tên lửa thế hệ đầu của TQ là DF-4. Quá trình nghiên cứu được đặt trong 4 bức tường của Học viện hàng không vũ trụ số 4 và Viện Khoa học-cải tiến thuộc quân đoàn pháo binh số 2. Ngay từ đầu, các nhà khoa học Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phải tạo ra được bệ phóng di dộng cho loại tên lửa này, giống như Nga đã làm với tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Trung Quốc là phải tạo ra nhiên liệu hỗn hợp rắn cho tên lửa. Đây cũng là lý do lần phóng thử đầu tiên của loại tên lửa này hồi đầu những năm 90 bị trì hoãn nhiều lần. Cho đến tận giữa những năm 90, những thành tựu bước đầu trong quá trình nghiên cứu mới được ghi nhận (năm 1995, Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành lần phóng thử trên bãi phóng, tuy nhiên kết quả không được công bố). Đến 2/8/1999, hãng thông tấn Xinhua mới công bố cho toàn thế giới kết quả thử nghiệm thành công của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này. Lần phóng thử này được thực hiện tại bãi phóng của tỉnh Thượng Hải. Tháng 1/2001, cuộc thử nghiệm lần thứ 3 đã được tiến hành.
Tên lửa Trung Quốc DJ-31.
Tháng 1/10/1999, trong lễ mít tinh kỉ niệm 50 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, họ đã “khoe” loại tên lửa mới này. Trên quảng trường Thiên An Môn, 3 chiếc xe HY473 cùng với container phóng có chứa tên lửa mới diễu qua lễ đài. Mọi người tin rằng đây chính là bệ phóng di động dạng sơ khởi. So với bệ phóng của tên lửa Topol thì những chiễc xe này chưa thể gọi là một hệ thống chiến đấu hoàn thiện được.
Một vài năm trước đây, giới tình báo quân sự phương Tây đã thấy những chiếc xe 6 trục, có khả năng vượt chướng ngại vật, MA3-547B của Belarus có mặt tại Trung Quốc. Đây là bệ phóng di dộng cho tên lửa tầm trung Pioner. Theo Hiệp ước về loại trừ tên lửa tầm gần và trung đã được kí giữa Nga và Mỹ, tên lửa tầm trung, với tư cách là một loại vũ khí chiến lược đã bị loại trừ từ năm 1990.
Video đang HOT
Người ta cho rằng có khoảng 6 chiếc xe MA3-547B được đưa đến Trung Quốc và thậm chí, Trung Quốc đã chuẩn bị để sản xuất hàng loạt loại xe này. Tuy nhiên, không có bất cứ một thông tin đáng tin cậy nào được đưa ra. Cũng đã từng có thông tin rằng Trung Quốc đã làm hẳn đường ray cho tên lửa DF-31, nhưng cũng như nhiều thông tin khác, tin này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.
DF-31 là một trong những bí mật quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Người ta cho rằng đây là loại tên lửa 3 tầng, dùng nhiên liệu rắn, dài 13m, có đường kính 2,25m, có trọng lượng khoảng 42 tấn. Nó được lắp một hệ thống dẫn đường quán tính bên trong. Độ chính xác khi bắn là vào tầm từ 100m đến 1 km, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng con số này vào khoảng 300m.
Tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn hoặc 3 đầu đạn có hệ thống dẫn đường riêng biệt, với trọng lượng từ 20 đến 150 kg. Về trọng lượng vật mang theo, tên lửa này gần giống Topol và Topol-M. Thời gian khai triển DF-31 mất khoảng từ 15 đến 30 phút. Có vẻ như, cũng giống như Topol, DF-31 sử dụng kiểu khởi động lạnh ( tên lửa sẽ được phóng ở độ cao 30m bằng áp lực do máy phát điện hơi nước tạo ra).
Theo báo chí, Trung Quốc đang phát triển biến thể cải tiến cho DF-31, là DF-41, với mục tiêu nâng cao tầm xa của tên lửa: từ 8000 lên 12000 km. Ngoài ra, họ cũng đang tìm cách hoàn thiện bệ phóng di động cho loại tên lửa này. Nếu thành công, Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Đây cũng là một vũ khí quan trọng trợ lực cho Trung Quốc trong cuộc chiến dành ngôi vị bá chủ thế giới.
Dựa trên công nghệ của DF-31, Trung Quốc đã tiến hành chế tạo biến thể hải quân cho loại tên lửa này, có tên JL-2. Tên lửa JL-2 sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhận mang tên lửa đạn đạo dạng 094. Chương trình này có tên “Tường thành Trung Quốc trên biển”. Mục tiêu của dự án này là tạo ra từ 4 đến 7 tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu sở hữu những loại tàu này thì Mỹ hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc, mà không phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và Nhật Bản.
JL-1.
Hiện nay, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ mới có một loại tàu là Sya. Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất loại tàu này, Trung Quốc đã gặp vô vàn khó khăn cả về công nghệ và kỹ thuật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ không thể sản xuất được hàng loạt tàu ngầm hạt nhân cùng loại. Tàu ngầm Sya mang tên lửa đạn đạo JL-1 với tầm bắn vào khoảng 1700 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có trọng lượng 1-2000kg. Tuy nhiên loại tàu này đã khá lỗi thời. Theo thông tin mà tình báo hải quân có được thì tàu này chưa hề thực hiện một cuộc tuần tra đúng nghĩa nào cả.
Có vẻ như Trung Quốc đã đúng khi không cố gắng chế tạo tàu ngầm và tên lửa thế hệ cũ. Thay vào đó, họ đặt hi vọng vào thế hệ tàu ngầm dạng 094 và tên lửa mới JL-2. Những tàu này sẽ có khả năng mang 16 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng từ 7500-8000 km. Có thể chúng sẽ được trang bị 3 đầu đạn hạt nhân có hệ thống dẫn đường riêng biệt. Tất nhiên để làm được điều này thì Trung Quốc cần cải tiến rất nhiều về công nghệ và kỹ thuật.
Vậy, tại sao Trung Quốc lại đi theo con đường của Nga, khi lấy tên lửa với bệ phóng di động làm hình mẫu để phát triển hệ thống vũ khí chiến lược trên biển?
Báo chí phương Tây đã dành rất nhiều giấy mưc để bàn về vấn đề Trung Quốc lại chậm mở rộng kho vũ khí chiến lược của mình đến thế? Điều này được thể hiện ở số lượng những lần thử DF-31. Người ta biết rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 20 tên lửa liên lục địa DF-5. Số lượng đạn hạt nhân không được cất giấu cùng với tên lửa. Bằng cách này, họ muốn chứng minh cho Mỹ thấy mình là những người yêu chuộng hoà bình và hoàn toàn không hề có ý định tranh giành ngôi vị với Mỹ.
Trung Quốc luôn tìm cách phủ nhận những thông tin trong bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ CIA về việc mở rộng và hiện đại hoá kho vũ khí chiến lược của mình. Để làm gì?
Có lẽ, họ đang trông chờ vào sự thành công của quá trình nghiên cứu chế tạo DF-31/DF-41 và JL-2. Họ đang làm việc này một cách hết sức cẩn trọng. Trong quyết định áp dụng vũ lực với Đài Loan, Trung Quốc cũng rất ít khi triển khai hệ thống vũ khí chiến lược của mình (nếu như tính đến khả năng kinh tế của Trung Quốc, thì việc này là không quá khó khăn để thực hiện).
Theo Báo Đất Việt
Ukraine kết án 2 người Triều Tiên đánh cắp công nghệ tên lửa
Hai người CHDCND Triều Tiên đã bị kết án 8 năm tù sau khi bị bắt quả tang đánh cắp công nghệ tên lửa bí mật từ Ukraine, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn các nguồn tin Ukraine cho biết ngày 9.6.
Theo các nguồn tin trên, Ryu Song-chul và Lee Tae-kil bị bắt hồi tháng 7.2011 sau khi họ cố gắng đánh cắp công nghệ mật từ Văn phòng Thiết kế Yuzhnoye ở Dnipropetrovsk. Phán quyết trên được một tòa án Ukraine đưa ra cuối tháng trước.
Triều Tiên bị cho là đang tìm cách phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo - Ảnh: AFP
Văn phòng nói trên đảm trách việc phát triển vệ tinh và tên lửa, đồng thời chịu trách nhiệm chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa đa đầu đạn R-36M có tầm bắn 11.000 km trong thời Liên Xô trước đây.
Cơ quan An ninh Ukraine - đơn vị thực hiện vụ bắt giữ - cho biết, Ryu và Lee làm việc tại một văn phòng đại diện thương mại của Triều Tiên ở thủ đô Minsk của Belarus, nhưng đã liên lạc với một chuyên gia nghiên cứu ở Yuzhnoye.
Họ cho biết chuyên gia nghiên cứu nói trên đã thông báo tới nhà chức trách về cuộc liên lạc và giúp giăng bẫy để hai người Triều Tiên bị bắt khi đang chụp ảnh dữ liệu mật.
Công nghệ mà những người Triều Tiên tìm kiếm tập trung vào thiết bị phóng tên lửa và đặc biệt là những hệ thống động cơ vận hành bằng nhiên liệu lỏng - vốn có thể làm tăng đáng kể tầm bắn của tên lửa.
Các chuyên gia Ukraine nói rằng: nếu Bình Nhưỡng sở hữu được công nghệ trên, nó sẽ giúp họ chế tạo những tên lửa có thể bắn tới Mỹ.
Trong khi đó, các nguồn tin cho hay, hai bị cáo người Triều Tiên khẳng định họ vô tội với tất cả các cáo buộc và dự định kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.
Triều Tiên đã thực hiện hai vụ thử hạt nhân trong các năm 2006 và 2009. Nước này cũng đã phóng nhiều tên lửa tầm xa, gần đây nhất là vụ phóng thất bại vào ngày 13.4.
Triều Tiên cho biết chương trình tên lửa của họ là nhằm đặt vệ tinh vào quỹ đạo. Tuy nhiên cộng đồng quốc tế cáo buộc Triều Tiên lén lút thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo.
Theo Thanh Niên
Hàn Quốc tố Triều Tiên ăn cắp bí mật quân sự Người đứng đầu cơ quan an ninh quân đội Hàn Quốc hôm nay cáo buộc Triều Tiên huấn luyện đội tin tặc tinh nhuệ gồm hàng ngàn người để ăn cắp bí mật quân sự và khuấy động trật tự xã hội ở nước này. Hàn Quốc cáo buộc tân lãnh đạo Kim Jong-un là người trực tiếp chỉ đạo đơn vị tin...