Lộ diện vũ khí bí mật của “Lực lượng đặc biệt Senkaku”
Từ lâu, Nhật đã âm thầm phát triển một loại thủy phi cơ tiên tiến nhất thế giới để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Loại thủy phi cơ này có tính năng vượt trội so các loại thủy phi cơ săn ngầm tiên tiến mà một số nước châu Á đang sử dụng như: Be-200 của Nga, CL-415 của Canada…
Theo tin của “Japan News Network”, ngày 13/02 vừa qua, Nhật Bản đã tổ chức thành công thử nghiệm đa tính năng của loại thủy phi cơ trinh sát US-2 ở khu vực cửa biển thành phố Kobe. Loại thủy phi cơ này có tầm hoạt động tới 4700km, bán kính tác chiến 2200km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở khu vực quần đảo Senkaku.
Nguyên mẫu số 3 (9903) đang cất cánh
Nhật Bản là quốc đảo rộng lớn gồm nhiều nhiều quần đảo hợp thành với bờ biển trải dài tới gần 3 vạn km nên từ lâu Nhật đã rất quan tâm phát triển lực lượng thủy phi cơ. Ngay từ năm 1967, Cục phòng vệ Nhật Bản đã tự lực nghiên cứu, chế tạo loại thủy phi cơ PS-1 và đưa vào sử dụng tới 23 chiếc (tại thời điểm đó Trung Quốc chỉ có khoảng 10 chiếc). Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ nên loại máy bay này có trần bay thấp, hành trình ngắn, khả năng hoạt động trong thời tiết xấu hạn chế nên đầu thập niên 90 Nhật đã loại bỏ toàn bộ số máy bay đó và phát triển thế hệ thủy phi cơ hiện đại hơn gồm 20 chiếc US-1A.
Nguyên mẫu số 2 khi bay lên thì cụp bánh lái, gấp gọn 2 bên sườn.
US-1A do Viện nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa sản xuất, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, tốc độ gió 25m/s (tương đương 90km/h), hành trình tối đa 3000km, bán kính tác chiến 1300km. Tuy vậy, trong thời điểm hiện tại các loại máy bay này cũng đã cũ, khó đáp ứng được yêu cầu tác chiến biển trong thời kỳ mới nên Nhật Bản đã quyết định phát triển thế hệ kế tiếp của nó là US-2.
Khi hạ cánh, phần khoang nổi dưới bụng sẽ hạ xuống trước
Loại máy bay này được Viện nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa phát triển trên cơ sở của US-1A theo yêu cầu riêng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản: US-2 phải có tính năng tiên tiến nhất trong số các thủy phi cơ tuần tiễu và săn ngầm trên thế giới.
Trong giai đoạn đầu, US-2 được đặt tên là US-1A Kai với trọng điểm cải tiến tập trung vào hệ thống điều khiển và thao tác trên mặt nước và các thiết bị trinh sát trên máy bay. US-2 được thiết kế hệ thống điều khiển chiều dọc, tích hợp buồng lái kiểu tăng áp và hệ thống bảng điều khiển; thay đổi động cơ AE2100, thay bánh lái 3 lá bằng bánh lái 6 lá; giảm trọng lượng của 2 cánh chính, 2 tấm đệm giảm chấn sóng và trọng lượng khoang phao dưới bụng máy bay.
Video đang HOT
Giai đoạn chạy quán tính, 2 tấm đệm giảm chấn sóng sẽ hạ xuống nâng cao sức nổi của máy bay
Tất cả những cải tiến trên đã giúp US-2 có sự thay đổi lớn về chất so với US-1A: độ cao bay lên tới 6,1km (gấp đôi US-1A), tốc độ từ 490km/h nâng lên 560km/h, hành trình tối đa tăng lên gần 1000km (4700/3800km). Điểm đặc biệt nhất là US-2 rút ngắn khoảng cách chạy đà cất cánh trên biển so với US-1A tới 38%, từ 735m rút xuống còn 460m, hạ cánh là 220m (với tải trọng 36 tấn). Về phương diện này, US-2 đã vượt qua những loại thủy phi cơ tiên tiến nhất trên thế giới hiện được một số nước trong khu vực sử dụng như: CL-415 của Canada với khoảng cách chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 814/655m (tải trọng 18 tấn) và Be-200 của Nga là 1400/800m.
Với khả năng chìm trong nước, nó có thể dễ dàng chui qua gầm cầu
US-2 được thiết kế cabin bằng thủy tinh gia cường, là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp máy bay có thể chịu được áp suất khi bay trên độ cao tối đa 9km/h và chịu được sức va đập của sóng gió lớn.
Hệ thống thiết bị trên máy bay có trình độ tự động hóa rất cao, hệ thống thông tin sử dụng các thiết bị trên dải sóng cao tần, rất cao tần và siêu cao tần (HF/VHF/UHF); hệ thống dẫn đường sử dụng phương thức hỏi/đáp thông tin vệ tinh 2 chiều (ARQ), thiết bị định vị toàn cầu GPS, thiết bị dẫn đường quán tính; hệ thống trinh sát sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu, thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm và hệ thống radar đa nhiệm “Sea King” do công ty Thomson/DASA sản xuất đảm bảo máy bay có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ: tìm kiếm, cứu hộ; tuần tiễu và trinh sát chống ngầm. Chính vì sử dụng các thiết bị có khả năng tự động hóa cao nên US-2 đã giảm số lượng nhân viên từ 3 (US-1A) xuống còn 2 người.
Với bánh lái Dowty R414 loại 6 lá US-2 có khả năng hạ cánh và di chuyển trên mặt biển như một tàu cánh ngầm
Các tham số chính của US-2:
Chiều dài máy bay: 33,3m
Sải cánh: 33,2m
Chiều cao: 9,8m
Động cơ: 4 động cơ Rolls-Royce AE2100J
Chân vịt: bánh lái Dowty R414 loại 6 lá
Trọng tải cất cánh tối đa/đường băng mặt đất: 47,7 tấn/460m
Tải trọng hạ cánh tối đa/đường băng mặt đất: 47,7 tấn/1500m
Trọng tải cất cánh tối đa/mặt nước: 43 tấn/280m (36 tấn/220m)
Trọng tải hạ cánh tối đa/mặt nước: 43 tấn/330m (36 tấn/280m)
Hành trình: 3700km
Bán kính tác chiến: 2200km
Trần bay tuần tra: 6,1km
Trần bay tối đa: 9km
Tốc độ tuần tra: 480km/h
Tốc độ tối đa: 560km/h
Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt mua 14 chiếc làm nòng cốt trong lực lượng máy bay tuần tiễu và trinh sát chống ngầm của mình, đồng thời Nhật cũng triển khai thêm căn cứ thủy phi cơ thứ 3 ở Okinawa làm căn cứ mẹ cho US-2 để nâng cao khả năng phản ứng nhanh trên biển, phụ trách công việc giám sát mọi động tĩnh của máy bay và tàu ngầm đối thủ tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư.
Theo ANTD
Lý giải chuyện PAK FA của Nga vượt trội F22 của Mỹ
Vừa qua, công ty Pratt & Whitney đã bàn giao cho không quân Mỹ chiếc động cơ F-119 thứ 507, đây cũng là chiếc cuối cùng trong hợp đồng đã ký giữa không quân Mỹ và công ty này.
Mỗi máy bay F-22 sử dụng 2 động cơ F-119 PW-100, lực đẩy tối đa của mỗi động cơ là 35.000 pound (tương đương 154kN 15.0000kg).
Hợp đồng đặt mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 của không quân Mỹ đã hoàn tất vào tháng 4/2012, để bảo đảm cho các hoạt động sau này của F-22, không quân Mỹ tiếp tục đặt mua thêm 39 chiếc động cơ F-119, đây cũng là lí do tại sao hoạt động sản xuất động cơ còn kéo dài cho đến hiện nay.
F-22 sử dụng 2 động cơ F-119 PW-100, lực đẩy tối đa của mỗi động cơ gần 15.0000kg
Sau khi hoàn tất hợp đồng cung cấp động cơ, cũng giống như dây chuyền sản xuất máy bay F-22, dây chuyền sản xuất F-119 cũng đã được niêm cất trong nhà kho của căn cứ lục quân SIERRA - bang California. Tuy dây chuyền này không hoạt động nữa nhưng nó cũng không hề ảnh hưởng đến vấn đề phát triển các công nghệ có liên quan của không quân Mỹ, vì thực tế hiện dây chuyền sản xuất động cơ của máy bay F-35 vẫn đang hoạt động.
Động cơ F-135 trên máy bay chiến đấu F-35 được công ty Pratt & Whitney Rocketdyne cải tiến trên cơ sở động cơ F-119 của F-22 nên 2 loại này có tính năng tương đồng với nhau. Nếu như động cơ F-135 có bước đột phá mới thì nó hoàn toàn có thể được ứng dụng trên F-119. Nếu như sau này không quân Mỹ cần sản xuất thêm động cơ F-119 thì việc tái khởi động dây chuyền sản xuất cũng rất dễ dàng.
Khi so sánh về động cơ của T-50 với F-22 và F-35 của Mỹ, chuyên gia Nga có thể hơi quá lời khi cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ phải cần tới 3 động cơ mới đuổi kịp T-50 có 2 động cơ nhưng nhìn nhận khách quan thì thực sự công suất động cơ F-119 của F-22 chỉ nhỉnh hơn động cơ 117S (AL-41F-1S) trên Su-35S một chút và còn kém động cơ Type-30 của T-50 tới hơn 2000kg.
T-50 (trái) sử dụng 2 động cơ Type-30, lực đẩy mỗi động cơ là 17.265kg
Lực đẩy tối đa của động cơ 117S của Su-35 là 14.500kg. Động cơ này hiện đang sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất của T-50, nhưng động cơ chân chính của PAK FA T-50 là Type-30 (tên dự án là T-30) có công suất bay tuần là 107 kN ( 10.496kg), sau khi gia lực (sử dụng động cơ đốt sau) lên tới 176 kN ( 17.265kg). Động cơ Type-30 của công ty sản xuất động cơ NPO Saturn sẽ chính thức bắt đầu được sử dụng từ giai đoạn thử nghiệm thứ 2 của T-50.
Theo ANTD
Su-39 trở thành siêu cường kích số 1 thế giới Từ khi Su-25 ra đời, Tập đoàn Sukhoi đã liên tục cải tiến Su-25 thành những phiên bản khác nhau, năm 1984 họ đã cho ra mắt phiên bản cường kích chống tăng Su-25T, sau đó là phiên bản Su-25UB và sau đó là Su-25 TM tức là Su-39. Máy bay cường kích Su-39 "Frogfoot" là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp...