Lộ diện UAV “thế thân” tiềm năng của quân đội Mỹ
Máy bay không người lái ( UAV) XQ-58A Valkyrie có thể vận hành độc lập hoặc đóng vai trò yểm trợ cũng như làm lá chắn cho máy bay chiến đấu có người lái trong đội hình tác chiến.
Đây là một dự án bí mật của Không quân Mỹ và Công ty giải pháp công nghệ an ninh và quốc phòng Kratos có trụ sở ở San Diego, bang California, phối hợp phát triển trong hơn 2 năm rưỡi.
Hình ảnh của XQ-58A Valkyrie chỉ mới xuất hiện lần đầu tiên sau khi lực lượng không quân nước này công bố 1 video chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của UAV này diễn ra vào ngày 5-3 tại thao trường Yuma, bang Arizona.
Trước thời điểm thử nghiệm lần này, Lầu Năm góc dự kiến cho XQ-58A Valkyrie thực hiện chuyến bay đầu tiên vào đầu năm ngoái nhưng không rõ nguyên nhân gì bản kế hoạch bị hoãn lại.
Cuộc thử nghiệm này là một bước quan trọng nhằm kiểm định tiến trình của dự án này xem liệu những phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ có thể gia nhập vào đội hình tác chiến, tham gia nhiệm vụ trinh sát chiến trường cũng như thu hút hỏa lực đối phương.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, nguyên mẫu này sẽ trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm với 5 lần cất cánh để đánh giá chức năng hệ thống, hiệu suất khí động học, và khả năng vận hành của các hệ thống thu-phóng máy bay.
Từ thông tin được tiết lộ, XQ-58A Valkyrie có chiều dài khoảng 9m, tầm hoạt động hơn 3.000km, tốc độ cận âm, có khả năng cất cánh từ những đường băng nhỏ hẹp, mang tải trọng 272kg bao gồm bom và tên lửa loại nhỏ. Giá thành của UAV này khá…dễ chịu, ước tính chỉ từ 2-3 triệu USD/chiếc.
XQ-58A Valkyrie ưu tiên nhiệm vụ làm lá chắn cho máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, làm mồi nhử sẵn sàng đỡ đạn cho máy bay có phi công lái và hệ thống vũ khí tự động đắt tiền khác. Ngoài ra, máy bay có thể tiến hành các nhiệm vụ độc lập như trinh sát, do thám, hoặc thâm nhập vào sâu trong lãnh thổ đối phương để thực hiện đòn tấn công khi cần thiết.
Giới quân sự cho rằng những hệ thống vũ khí loại này sẽ phát huy hiệu quả trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa hai quốc gia đối địch. Nhiều người còn ngầm hiểu ý rằng, mục đích của chương trình này là sự chuẩn bị sẵn kịch bản của Lầu Năm góc trước sự trỗi dậy về mặt quân sự của Nga và Trung Quốc.
Dù chưa một lần tuyên bố theo đuổi mục đích đó, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng như nhiều nhà thầu quốc phòng nước này cũng đang “úp mở” phát triển các dự án tương tự như Kratos. Trong đó, vào tháng trước tại Triển lãm Hàng không Quốc tế thường niên ở Australia, Boeing cũng giới thiệu mô hình một UAV, mà hãng này gọi là Airpower Teaming System (tạm dịch: Hệ thống hỗ trợ tác chiến trên không), có chức năng như XQ-58A Valkyrie.
Minh Anh (theo Washington Post)
Theo nghenhinvietnam
Chiến đấu cơ Su-30 Ấn Độ bắn rơi mục tiêu Pakistan xâm phạm lãnh thổ
Một chiến đấu cơ Su-30 của Ấn Độ đã bắn rơi máy bay không người lái (UAV) của Pakistan bằng tên lửa không đối không ở khu vực phía bắc Ấn Độ, cách không xa biên giới Pakistan.
Su-30MKI là chiến đấu cơ chủ lực của Ấn Độ.
Theo Channel News Asia, vụ việc xảy ra vào ngày 4.3 khi quân đội Ấn Độ phát hiện một UAV của Pakistan xâm phạm không phận. Chiến đấu cơ Su-30 ngay lập tức áp sát mục tiêu và phóng tên lửa đối không.
"UAV của Pakistan đã xâm phạm không phận Ấn Độ và bị lực lượng phòng không phát hiện. Một tiêm kích đa năng Su-30MKI đã được triển khai và bắn hạ mục tiêu bằng tên lửa đối không", hãng tin ANI News của Ấn Độ đưa tin.
UAV Pakistan dường như đang tìm cách do thám các vị trí đóng quân của Ấn Độ tại vùng sa mạc thuộc bang tây bắc Rajasthan. Mảnh vỡ của UAV có thể đã rơi xuống lãnh thổ Ấn Độ.
Đây là lần thứ hai Pakistan đưa UAV vào Ấn Độ khi căng thẳng bắt đầu leo thang, kể từ lần đầu tiên vào ngày 27.2.
Xung đột vũ trang giữa Pakistan và Ấn Độ bùng phát vào ngày 26.2 khi 12 tiêm kích Mirage của Ấn Độ oanh tạc dữ dội các mục tiêu nghi là trại huấn luyện phiến quân Hồi giáo Jaish-e-Mohammed ở khu vực do Pakistan kiểm soát.
Đợt không kích nhằm đáp trả vụ đánh bom của phiến quân Jaish-e-Mohammed vào ngày 14.2, khiến 44 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.Trận không chiến lớn nhất sau 48 năm nổ ra vào ngày 27.2, khi các chiến đấu cơ Ấn Độ giao chiến trực tiếp với máy bay chiến đấu Pakistan.
Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố bắn rơi máy bay đối phương, trong đó Pakistan bắt sống một phi công Ấn Độ. Phía Pakistan sau đó đã trả tự do cho phi công này.
Theo Danviet
Tại sao Tổng thống Trump vừa ký thỏa thuận biên giới vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp? Với ý định thực hiện hai điều này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt hai mục tiêu. Thứ nhất, ông có thể tránh một lần đóng cửa nữa cho Chính phủ Mỹ. Thứ hai, ông có thể tuyên bố chiến thắng trong vấn đề bức tường biên giới. Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ảnh: CNBC Theo tờ...