Lộ diện ‘trùm cuối’ trong đường dây hải quan, ‘giám đốc chăn bò’ buôn lậu
Sau hơn 6 năm đường dây công chức hải quan, thợ sửa điện tử – điện lạnh buôn lậu, dựng người chăn bò làm giám đốc bị phanh phui, đến nay ‘trùm cuối’ mới lộ diện.
Chiều 19.4, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Hồ Văn Trường (44 tuổi, ngụ KP.6, P.Bình Hưng Hòa) và Nguyễn Đình Thuần (51 tuổi, ngụ KP.25, P.Bình Hưng Hòa A, cùng Q.Bình Tân, TP.HCM) cùng 7 năm tù về tội buôn lậu.
Lộ diện trùm cuối vụ án ‘đưa người chăn bò lên làm giám đốc’
Nhờ người chăn bò làm giám đốc công ty buôn lậu
Thuần là bị can trốn truy nã trong đường dây buôn lậu hàng điện tử, điện lạnh quy mô lớn bị phát hiện năm 2017, đến ngày 15.10.2021 bị bắt theo lệnh truy nã. 4 bị cáo trong đó có công chức hải quan tỉnh Quảng Nam đã lãnh án trước đó.
Theo cáo trạng, năm 2017, Trường móc nối với Nguyễn Quang Dũng, công chức hải quan tỉnh Quảng Nam, nhờ tìm doanh nghiệp đứng ra làm thủ tục hải quan để nhập lậu hàng điện tử, điện lạnh cũ (thường gọi là hàng bãi nội địa).
Trường và Thuần cùng bay ra Đà Nẵng gặp Dũng. Để che giấu lai lịch, Trường dặn Thuần gọi Trường bằng tên giả là Đức.
Nguyễn Đình Thuần trước tòa. Ảnh NGUYỄN TÚ
Dũng hướng dẫn cho Trường nhập lậu hàng qua cửa khẩu Cảng Đà Nẵng nhưng mở tờ khai hải quan tại Cảng Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam để trung chuyển đi tiêu thụ.
Dũng, Thuần đến Công ty TNHH F.D.T gặp Đinh Hải Tiến để thỏa thuận thuê kho nhận và bốc dỡ hàng.
Dũng rủ bạn là Lê Bảo Hoài Linh lập các doanh nghiệp tiếp tay cho Trường và Thuần làm thủ tục nhập hàng. Linh mượn CMND của 2 người chăn bò ở Quảng Nam để đứng tên giám đốc, lập Công ty TNHH may Hưng Đại Phát và Công ty TNHH may Gia Đạt.
Chung chi hải quan 40 – 60 triệu đồng/container hàng lậu
Trường gọi Lê Viết Vương, thợ sửa máy lạnh và quản lý hàng điện lạnh cho Trường, làm nhiệm vụ kiểm tra, ghi chép hàng hóa, giao hàng… với tiền lương 6 triệu đồng/tháng.
Khi hàng về, Dũng chuyển thông tin vận đơn và hóa đơn cho Tiến làm thủ tục hải quan và nhận hàng về kho của Công ty F.D.T (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) để Vương nhận.
Hồ Văn Trường, “trùm cuối” trong đường dây buôn lậu. Ảnh NGUYỄN TÚ
Với thủ đoạn trên, từ tháng 6 – 10.2017, Công ty TNHH may Hưng Đại Phát và Công ty TNHH may Gia Đạt 20 lần nhập khẩu 26 container hàng hóa, theo tờ khai hải quan là máy móc mới của ngành may nhưng bên trong là hàng điện lạnh, điện tử cũ.
Trường thỏa thuận mỗi container nhập lậu thành công thì trả công cho Dũng 40 triệu đồng, chưa kể chi phí nộp thuế, vận chuyển. Ngoài ra, tài liệu điều tra còn thể hiện tài khoản của vợ Trường đã chuyển vào tài khoản của Dũng và vợ Dũng 380 triệu đồng.
Đây là vụ án buôn lậu tinh vi, móc nối giữa hải quan và doanh nghiệp, dựng người chăn bò làm giám đốc đại diện cho các “công ty ma”. Ảnh NGUYỄN TÚ
Tháng 10.2017, Dũng dừng nhập hàng lậu do sợ bị phát hiện. Ngày 21.10.2017, Trường cùng Thuần ra Đà Nẵng gặp Dũng, năn nỉ Dũng nhập lậu thêm 2 container với lý do đã lỡ mua hàng, nếu không sẽ phá sản.
Trường nói trả thêm cho Dũng 20 triệu đồng/container (tức thù lao lên 60 triệu đồng/container) và trả thêm cho Tiến 1,5 triệu đồng/container nên Dũng, Tiến đồng ý.
Ngày 20.11.2017, Dũng nhập lậu 2 container từ Nhật Bản về Cảng Tiên Sa, TP.Đà Nẵng, khai báo là các máy móc thuộc ngành công nghiệp may mặc và đưa về kho của Công ty F.D.T.
Trường nói Thuần ra Đà Nẵng gặp Tiến để cùng “lo lót” nếu bị kiểm tra. Tối 22.11.2017, các công nhân đang bốc hàng tại kho Công ty F.D.T thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Đại diện Viện KSND TP.Đà Nẵng nêu quan điểm luận tội. Ảnh NGUYỄN TÚ
Trả công cho “đàn em” 1 lô đất
Kết luận định giá tài sản xác định lô hàng tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, nồi cơm điện, quạt điện, loa, ampli… trị giá gần 575 triệu đồng.
Trường lập tức báo Thuần bỏ trốn vào TP.HCM để Trường xử lý mọi việc. Trường trả công cho Thuần bằng cách nói vợ chồng anh trai ủy quyền cho Thuần toàn quyền định đoạt lô đất ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, TP.HCM.
Năm 2020, TAND các cấp đã xét xử, tuyên phạt Nguyễn Quang Dũng, Lê Viết Vương, Đinh Hải Tiến, Lê Bảo Hoài Linh từ 3 – 4 năm tù về tội buôn lậu ( Thanh Niên đã thông tin). Lúc này, Thuần đang bỏ trốn, đến ngày 15.10.2021 thì bị bắt theo lệnh truy nã.
Các luật sư tham gia tranh luận tại tòa. Ảnh NGUYỄN TÚ
Thuần khai nhận ban đầu làm nghề sửa điện lạnh, thường mua máy lạnh cũ của Trường. Thuần đồng ý tiếp tay đường dây buôn lậu để được mua hàng là nồi cơm điện, quạt điện cũ với giá rẻ và được nợ tiền hàng. Từ đây “trùm cuối” Hồ Văn Trường mới bị lộ diện.
Trường khai nhận chuyên buôn lậu hàng điện tử, điện lạnh cũ từ nước ngoài nhập lậu về TP.HCM. Do bị tăng cường kiểm tra, nên Trường chuyển hướng nhập lậu từ nước ngoài về Cảng Đà Nẵng rồi trung chuyển đi các nơi tiêu thụ.
Buôn lậu 200 iPhone, lãnh 9 năm tù
Chiều 21-12, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đưa ra xét xử và tuyên phạt hai bị cáo Trần Đình Việt (36 tuổi, trú Hà Nội) 9 năm tù, Nguyễn Văn Cường (34 tuổi, Hà Nội) 7 năm tù về tội buôn lậu.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hai bị cáo phạm tội buôn lậu - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Theo cáo trạng, nhằm buôn lậu điện thoại di động từ Hong Kong về Việt Nam kiếm lời, Việt thuê "cò" thành lập Công ty Tiến Mạnh có chức năng nhập khẩu với giá 5 triệu đồng.
Tiếp đó, Việt thuê Cường để giúp thực hiện các thủ tục hải quan cho công ty. Khi thuê, Việt có cho Cường biết mặt hàng nhập khẩu là thiết bị điện tử, có cả điện thoại di động.
Việt đưa Cường hồ sơ pháp nhân, con dấu của công ty để Cường trực tiếp thực hiện các thủ tục hải quan.
Thông qua các mối quan hệ, Việt biết thông tin về một người phụ nữ tên Xuân (không rõ lai lịch) ở Hong Kong. Người này thường mua điện thoại di động iPhone từ các cửa hàng được hãng ủy quyền tại Hong Kong rồi bán lại cho người kinh doanh sỉ tại Việt Nam. Việt trực tiếp liên lạc với Xuân để thỏa thuận việc mua bán iPhone, cách thức thanh toán, vận chuyển, nhập khẩu về Việt Nam.
Sau khi hai bên thống nhất, Việt gửi thông tin của Công ty Tiến Mạnh để Xuân tìm doanh nghiệp tại Hong Kong xuất hóa đơn và liên hệ hãng hàng không để đơn vị vận chuyển lập vận đơn.
Việt yêu cầu phải ghi thông tin hàng hóa trên hóa đơn và vận đơn là bộ lưu điện UPS với mục đích trốn thuế GTGT (vì bộ lưu điện UPS có giá trị thấp hơn so với điện thoại di động iPhone nên thuế GTGT khi nhập khẩu cũng thấp hơn).
Sau khi nhận được hình ảnh vận đơn, hóa đơn của lô hàng từ Xuân, Việt gửi lại cho Cường và chỉ đạo sử dụng tư cách pháp nhân của công ty thực hiện các thủ tục khai hải quan nhập khẩu.
Cường mở tờ khai hải quan nhập khẩu với thông tin hàng hóa là bộ lưu điện UPS, số lượng 40 bộ, qua cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Sau khi lô hàng này được thông quan, vừa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì bị Công an Đà Nẵng bắt giữ. Qua kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa nhập về là 200 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu iPhone 6S Plus.
Kết quả định giá số điện thoại mà Việt, Cường buôn lậu về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng bị bắt quả tang ngày 29-9-2017 có trị giá trên 3,1 tỉ đồng.
Đà Nẵng: Ông trùm đường dây buôn lậu bị truy nã đặc biệt ra đầu thú Ngày 27.8, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Đà Nẵng cho biết, bị can Hồ Văn Trường (46 tuổi, ngụ khu phố 6, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM), ông trùm đường dây buôn lậu quy mô lớn đã ra đầu thú. Trước đó, Công an TP.Đà Nẵng ra quyết định truy nã đặc biệt Hồ Văn Trường về hành vi buôn...