Lộ diện tàu tuần tra Mỹ viện trợ cho CSB Việt Nam
Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cao tốc lớp Defiant do công ty Metal Shark chế tạo cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tạp chí IHS Jane’s dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 18/3 cho biết, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (Vietnam Coast Guard – VCG) sẽ nhận được 6 tàu tuần tra cao tốc lớp Defiant (trong ảnh) do công ty Metal Shark chế tạo từ chính phủ Mỹ, nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực tăng cường an ninh biển.
Bản thỏa thuận mà giá trị nó vẫn chưa được công bố có ý nghĩa quan trọng trong việc cân nhắc quyết định của Mỹ đưa ra hồi cuối năm 2014 nhằm nới lỏng lệnh cấm vận quân sự lâu dài đối với Việt Nam, qua đó cho phép chuyển giao “các công nghệ quốc phòng liên quan tới an ninh hàng hải”. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác an ninh, làm nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Theo trang web của công ty Metal Shark thì lớp tàu tuần tra Defiant có 3 phiên bản, hiện chưa rõ Mỹ sẽ cung cấp phiên bản nào cho Việt Nam. Trong ảnh là lớp 100 Defiant có chiều dài 30,93m, rộng 7,15m, mớn nước 2,20m, trang bị 2 động cơ diesel MTU.
Thiết kế tàu tuần tra cao tốc 140 Defiant có chiều dài 42,80m, rộng 7,11m, mớn nước 2,52m, trang bị 2 động cơ diesel MTU.
165 Defiant có chiều dài 50,02m, rộng 9,40m, mớn nước 3,50m, trang bị 4 động cơ diesel Caterpillar C32. Các tàu đều được sản xuất tại tổ hợp nhà máy đóng tàu Metal Shark ở Franklin, bang Lousiana.
Video đang HOT
Tất cả các biến thể của lớp tàu tuần tra Defiant đều làm bằng hợp kim nhôm, tích hợp hàng loạt trang bị hiện đại như radar băng X, hệ thống lái tự động, hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống nhận diện tự động, la bàn từ tính và la bàn hồi chuyển, trang bị liên lạc… Trong ảnh, phòng mô phỏng không gian cabin lái tàu trên mặt đất.
Hệ thống hiển thị, điều khiển của lớp tàu tuần tra Defiant được dựng ở mô hình đặt trên đất liền.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, Trung tá Lý V. Thắng – Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng Đại sứ quán Mỹ cũng cho biết rằng, ngoài 6 tàu tuần tra, Mỹ còn giúp đỡ Việt Nam các thức vận hành, bảo trì, xây dựng xưởng sửa chữa nhằm tối ưu hóa khả năng hoạt động của các tàu. Một nhóm Cảnh sát biển Việt Nam đang được huấn luyện ở Mỹ nhằm sử dụng tốt nhất các tàu chuẩn bị được bàn giao.
Theo Kiến Thức
FCS 5009 giải pháp bổ sung tàu tuần tra cho CSB Việt Nam
Tàu cung ứng thuyền viên FCS 5009 mà các nhà máy đóng tàu Việt Nam đang chế tạo có thể dễ dàng hoán cải thành tàu tuần tra cho Lực lượng Cảnh sát biển.
Được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Damen Cape Town (DSCT), tàu cung ứng thuyền viên (FCS) 5009 phiên bản an ninh là loại tàu tuần tra đa năng được thiết kế để kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Tàu có thể được sử dụng với chức năng cung ứng thuyền viên, bảo vệ an toàn hàng hải, an ninh vùng ven biển hoặc cứu hộ cứu nạn.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Tàu FCS 5009 phiên bản an ninh.
FCS 5009 sử dụng thiết kế kiểu mũi rìu, phần thân tàu được đóng bằng thép và phần thượng tầng làm từ nhôm.
Tàu có chiều dài tổng thể 51,25 m; rộng 10,1 m; chiều cao mạn 4,7 m; mớn nước 3,45 m. Hệ thống động lực gồm 4 động cơ MTU cho tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ. Tàu có thể mang theo 165 m3 nhiên liệu và 198 m3 nước ngọt.
Thiết kế dạng mũi rìu độc quyền của Damen cho tính hiệu quả cao, tiết kiệm nhiên liệu đến 20% và giảm lượng khí thải. Đặc biệt, hình dáng này còn giúp tàu giữ được tốc độ cao trong điều kiện gió mạnh và biển động.
Ngoài thiết kế đặc biệt thì FCS 5009 còn có boong chứa hàng đặc trưng khá rộng ở phía sau. Phần boong này có diện tích 225 m2, có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lên đến 250 tấn.
Với phiên bản tuần tra, 2 xuồng cao tốc Damen Interceptor 1102 (loại xuồng cao tốc này có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 60 hải lý/h) sẽ được bố trí tại đây.
Hệ thống định vị và thông tin liên lạc
Hệ thống định vị và thông tin liên lạc trên FCS 5009 phiên bản an ninh bao gồm: la bàn từ trường, la bàn con quay hồi chuyển, hệ thống hoa tiêu tự động, hệ thống định vị toàn cầu vi sai (DGPS), hệ thống hải đồ điện tử.
Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị 2 radar, hệ thống loa phóng thanh, đèn hiệu và hệ thống thông tin GMDSS A3.
Hệ thống vũ khí
FCS 5009 được trang bị hệ thống vũ khí Sea Rouge của nhà cung cấp Reutech Group (Nam Phi), bao gồm 1 pháo cỡ nòng 20 mm điều khiển từ xa đặt phía trước phần thượng tầng cùng 2 tháp súng máy tự động cỡ nòng 12,7 mm đặt hai bên.
Ngoài ra, trên tàu còn có 2 vòi rồng điều khiển từ xa với khả năng phun được lưu lượng nước 1.200 m3/h.
Tuy phiên bản FCS 5009 an ninh mới chỉ được sử dụng tại Nam Phi, nhưng biến thể dân sự tàu cung ứng thuyền viên phục vụ cho ngành dầu khí đã quá quen thuộc với các nhà máy đóng tàu Việt Nam có liên kết với Damen.
Tàu FCS 5009 được Nhà máy đóng tàu Sông Thu đóng cho Liên doanh Vietsovpetro.
Nhà máy đóng tàu Sông Thu (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) và Nhà máy đóng tàu Sông Cấm đã đóng thành công các tàu FCS 5009 trong những năm gần đây, phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước (đóng cho liên doanh Vietsovpetro).
Điểm khác biệt duy nhất giữa phiên bản an ninh và dân sự là ở hệ thống vũ khí. Tuy nhiên, có thể thấy trên phiên bản an ninh, vũ khí trang bị đều là các loại hạng nhẹ được điều khiển từ xa.
Các bệ súng này có ưu điểm là không tác động đến thiết kế thân tàu, dễ dàng lắp đặt và điều khiển nên nếu muốn, chúng ta hoàn toàn có khả năng tự trang bị cho các tàu FCS 5009 đóng trong nước.
Điều này là hoàn toàn khả thi, nhất là khi gần đây Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công giá súng điều khiển tự động.
Với nhu cầu tăng cường lực lượng cho Cảnh sát biển Việt Nam, FCS 5009 sẽ là một giải pháp không tồi nhằm bổ sung vào đội tàu tuần tra cao tốc, đảm bảo thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc thù trên biển.
Việc các nhà máy đóng tàu trong nước làm chủ công nghệ của FCS 5009 còn giúp giảm chi phí khi phải tìm kiếm một thiết kế tàu tuần tra cho Cảnh sát biển, qua đó nâng cao tính tự chủ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Theo Trí Thức Trẻ
Nga muốn bán tàu cao tốc Mangust cho Việt Nam Nga muốn chào bán tàu tuần tra cao tốc Project 12150 Mangust do nhà máy Vympel thiết kế cho Việt Nam, Ấn Độ, Brazil. Trả lời hãng thông tấn TASS bên lề Triển lãm Hàng không và Hải quân Malaysia (LIMA 2015), Tổng Giám đốc Công ty Nhà máy đóng tàu Vympel Oleg Belkov cho biết, tàu tuần tra cao tốc Project 12150...