Lộ diện sinh vật lạ ở Pháp: “Cỗ máy ăn thịt” 100 triệu tuổi
Các nhà cổ sinh vật học đã có phát hiện “không thể tin nổi” về một loài chưa được định danh thuộc dòng họ quái vật ăn thịt Furileusauria.
Theo Sci-News, loài sinh vật mới được khai quật ở vùng Normandy của Pháp được đặt tên là Caletodraco cottardi.
Nó là thành viên của Furileusauria, một phân nhóm khủng long Abelisauridae xuất hiện từ giữa kỷ Jura và phát triển mạnh suốt kỷ Phấn Trắng.
Nhưng việc sinh vật này xuất hiện ở Pháp là một điều hoàn toàn vô lý.
Một mẫu vật là răng của Caletodraco cottardi và ảnh đồ họa mô tả chân dung của khủng long nhóm Abelisauridae – Ảnh: Eric Buffetaut; Minh họa AI: Anh Thư
Theo các bằng chứng cổ sinh vật học từ trước đến nay, toàn bộ nhóm khủng long Abelisauridae – những cỗ máy ăn thịt hung hãn có kích thước từ trung bình đến lớn – là cư dân đến từ siêu lục địa cổ đại Gondwana.
Gondwana là một trong hai siêu lục địa chính hình thành từ sự phân tách của siêu lục địa Pangaea. Nó bao gồm các khối đất liền mà ngày nay là Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Australia, Nam Cực và bán đảo Ả Rập.
Như vậy, lẽ ra nhóm khủng long này không nên được tìm thấy ở châu Âu ngày nay. Trước đó, các loài thuộc phân nhóm Furileusauria chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ.
Video đang HOT
Tuy vậy vẫn có manh mối: Một loài Abelisauridae phân nhóm khác đã được phát hiện ở miền Nam nước Pháp vào năm 1988. Chúng cũng được phát hiện ở kỷ Phấn Trắng tại một số nước châu Âu, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Hungary và Hà Lan.
Như vậy, rất có thể bằng cách nào đó, phân nhóm Furileusauria thực sự từng tồn tại ở cả hai bên đại dương vào thời kỳ đó.
Trở lại với sinh vật thú vị giúp định danh loài mới, hai khối xương hóa thạch của nó đã được tìm thấy dưới chân vách đá ven biển tại Saint-Jouin-Bruneval trên bờ biển Pays de Caux, thuộc tỉnh Seine-Maritime của vùng Normandy.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Eric Buffetaut từ Đại học Nghiên cứu PSL (Pháp) đã phân tích, định danh loài mới.
Nó được cho là đã sống vào khoảng 100 triệu năm trước – tức vào giữa kỷ Phấn Trắng – ở dãy núi Armorican, cách khu vực hóa thạch được khai quật khoảng 100 km về phía Tây Nam.
Có thể xác hoặc xương của con khủng long đã được một dòng suối đưa đến khu vực mà các nhà cổ sinh vật học tìm thấy, vốn là một phần đáy biển cổ đại.
Với niên đại của mẫu vật, Caletodraco cottardi là một đại diện cho thời kỳ Abelisauridae phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, cho thấy dòng dõi này đa dạng, phạm vi phân bố rộng và phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây về nó.
Chân tướng "kẻ xâm lăng" từ thế giới hành tinh khổng lồ
Sự thật về Chicxulub - tiểu hành tinh "sát thủ" từng khiến khủng long biến mất - vừa được phát hiện.
Chicxulub là tên một tiểu hành tinh khổng lồ đã lao thẳng vào Trái Đất 66 triệu năm trước, gây ra chuỗi sự kiện tàn khốc, xóa sổ loài khủng long trên các lục địa, cũng như dực long trên bầu trời hay ngư long, thương long... của biển khơi.
Chúng ta biết về Chicxulub thông qua một hố va chạm khổng lồ nằm vắt vẻo nơi bán đảo Yucatán ở México, trải rộng ra một vùng biển quanh đó.
Còn bản thân Chicxulub vẫn đầy bí ẩn, bởi nó đã tan vỡ trong vụ va chạm.
Tiểu hành tinh giết chết loài khủng long là "kẻ xâm lăng" hiếm hoi, đến từ các hành tinh khí khổng lồ trú ngụ - Minh họa AI: Anh Thư
Giờ đây, một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà địa hóa học Mario Fischer-Gödde từ Đại học Cologne (Đức) đã vén màn bí ẩn về "sát thủ" này.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Science khẳng định Chicxulub đã đi theo một lộ trình vô cùng quanh co trước khi "xâm lăng" Trái Đất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tập trung vào một loại khoáng chất gọi là ruthenium. Một số đồng vị của loại khoáng chất này có thể được tìm thấy trong lớp ranh giới trầm tích của kỷ Phấn Trắng và kỷ Cổ Cận sau đó.
Ranh giới 2 kỷ này chính là mốc 66 triệu năm về trước, ngay sau khi vụ va chạm xảy ra.
Theo Science Alert, ruthenium từ 5 địa điểm khác nhau đã được đem về phòng thí nghiệm để phân tích đồng vị: Một địa điểm ở Tây Ban Nha, một ở Ý và 3 từ Vách đá phấn Stevns ở Đan Mạch.
Các tác giả cũng phân tích ruthenium từ 5 vụ va chạm khác trong 541 triệu năm qua, cũng như các lớp hình cầu (các mảnh thiên thạch nhỏ rơi ra khi đá tan chảy dưới sức nóng của khí quyển) có niên đại 3,5-3,2 tỉ năm trước.
Kết quả cho thấy tỉ lệ đồng vị ruthenium từ lớp trầm tích chứa tàn tích tiểu hành tinh Chicxulub phù hợp nhất với một loại tiểu hành tinh hiếm gọi là chondrite carbon.
Các tiểu hành tinh này không nằm ở khu vực quanh Trái Đất mà tận "hệ Mặt Trời bên ngoài", tức khu vực bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, nơi ở của các hành tinh khí khổng lồ và lạnh giá.
Những kết quả này cuối cùng đã tiết lộ danh tính của tảng đá không gian gây ra thảm họa.
Trong Thái Dương hệ, vùng không gian mà các hành tinh đá nhỏ bé như Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa trú ngụ vốn khá bình yên do sự tồn tại của "thần hộ mệnh" là Sao Mộc.
Hành tinh khổng lồ, mang từ trường mạnh mẽ này như rào cản để chắn các tiểu hành tinh ở khu vực hệ Mặt Trời bên ngoài "xâm lăng" khu vực bình yên bên trong.
Tuy vậy, một số "kẻ xâm lăng" thỉnh thoảng luồn lách qua được, dù bị chia tách thành nhiều mảnh nhỏ.
Với đường kính ước tính khoảng 10 km, Chicxulub khổng lồ vẫn chỉ là một mảnh của một cơ thể mẹ to lớn hơn nhiều.
Dù vậy, "kẻ xâm lăng" này vẫn đủ gây ra tác động tàn phá tương ứng với 1 triệu quả bom nguyên tử, kích hoạt siêu sóng thần, làm núi lửa hoạt động hàng loạt, khiến khí hậu biến đổi đột ngột...
Phát hiện quái vật biển 140 triệu tuổi ở Đức Loài quái vật biển vừa được đặt tên là Enalioetes schroederi có đầu dài giống cá sấu nhưng da trơn láng và có vây Theo Sci-News, hóa thạch của quái vật biển Enalioetes schroederi đã được các nhà cổ sinh vật học khai quật từ hệ tầng Stadthagen ở khu vực phía Tây Bắc nước Đức từ lâu, nhưng cho đến nay sự...